Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

    Tin tức > Đời sống > Ý nghĩa câu nói “mùng 1 Tết, cha mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” có thể bạn chưa biết
Ý nghĩa câu nói “mùng 1 Tết, cha mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” có thể bạn chưa biết

Ý nghĩa câu nói “mùng 1 Tết, cha mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” có thể bạn chưa biết

Luyến Nguyễn Luyến Nguyễn 19/01/2021
1.0K lượt xem

Trong hành trình lớn lên của mình, mỗi người Việt đều có nhiều kí ức về ngày Tết cổ truyền với nhiều phong tục văn hóa độc đáo, ý nghĩa. Trong số đó, hầu hết mọi người đều có nghe đến câu nói: “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”, nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa, nguồn gốc của nó.

Ý nghĩa của câu nói “mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”

Thứ tự chúc Tết đầu năm

Trong quan niệm dân gian từ muôn đời nay, dịp Tết là khoảng thời gian trọng đại của mỗi người nhớ về cội nguồn, ông bà tổ tiên, cũng như những người có ơn nuôi dưỡng, dạy dỗ bản thân mình khôn lớn, tài giỏi như ở hiện tại. Mỗi người dân nước Việt đều đã quá quen thuộc với quan niệm 3 ngày Tết đầu năm là “mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” với ý nghĩa vô cùng đặc biệt.

Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy có nghĩa đơn giản nhất là lịch đi chúc Tết. Ảnh: kenh14

Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy có nghĩa đơn giản nhất là lịch đi chúc Tết. Ảnh: kenh14

Để giải nghĩa cho câu nói này, chỉ cần nghe qua nội dung, chắc hẳn mọi người cũng thấu hiểu đôi ba phần hàm ý bên trong. Không chỉ có ý gợi nhắc đến việc những ngày đầu năm mỗi người cần phải thăm hỏi, chăm nom cha mẹ, thầy cô giáo mà câu nói này còn giúp con cháu muôn đời sau lưu giữ nét đẹp về lòng biết ơn, tình yêu mến với bậc sinh thành, người dưỡng dục.

“Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”, đầu tiên, mỗi người cần ghi nhớ đến công lao sinh thành, nuôi dưỡng ở cha mẹ, vì vậy nên 2 ngày đầu tiên của năm mới, ông bà xưa mới dành riêng cho bậc song thân phụ mẫu.

Tiếp đó, mùng 3 Tết thầy ý chỉ sau khi đã đền đáp, báo hiếu cho cha mẹ, người tiếp theo mà mỗi chúng ta cần ghi nhớ công ơn chính là thầy cô giáo hay một ai đó đã dạy ta nên người, truyền đạt cho ta những kiến thức bổ ích trong cuộc sống này.

Lưu truyền ý nghĩa về sự đền ơn cho thế hệ sau

Thời xa xưa cho đến nay, cha mẹ cũng được ví như người thầy đầu tiên của mỗi chúng ta trong cuộc đời, đồng thời, thầy cô giáo cũng hiền hậu và tận tâm với học trò như những ông bố bà mẹ thứ hai. Cũng chính là ý nghĩa này mà cha, mẹ, thầy cô được xếp chung với nhau trong câu nói “mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”, nhưng chỉ khác nhau về thứ tự xuất hiện trước sau.

Cho đến ngày nay, phong tục đi chúc Tết họ hàng nội ngoại vẫn được duy trì vào ngày mùng 1 và mùng 2 đầu năm. Trong khi đó, “mùng 3 Tết thầy” lại có nhiều thay đổi hơn vì nhịp sống hiện đại nên việc sắp xếp thời gian cũng không như trước. Mặc dù vậy, nét đẹp văn hóa chúc Tết, thăm hỏi thầy cô giáo cũ vẫn được duy trì trong mỗi dịp đầu năm.

Trong văn hóa tâm linh, vào ngày 30, những gia đình có thờ cúng tổ tiên cũng sắp xếp một mâm cơm tươm tấc để kính mời những vị tiền bối quay về nhà ăn Tết trong suốt 4 hoặc 6 mùng. Điều này cũng một phần bắt nguồn từ nét đẹp văn hóa ẩn chứa trong câu nói “mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” ghi nhớ công ơn sinh thành của cha mẹ, ông bà.

Ý nghĩa sâu xa là dạy con cháu đời sau phải biết công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, thầy cô. Ảnh: Internet

Ý nghĩa sâu xa là dạy con cháu đời sau phải biết công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, thầy cô. Ảnh: Internet

Nguồn gốc câu nói “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”

Ngoài ý nghĩa, cũng không ít người cho đến nay vẫn còn thắc mắc về nguồn gốc của câu nói “mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” có từ khi nào. Để giải thích cho câu nói truyền miệng nhiều đời qua, PGS.TS Lê Quý Đức – nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chia sẻ: “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy không được một văn bản nào ghi chép cụ thể lại, có nghĩa là nó đã được truyền miệng từ rất lâu về trước. Theo phán đoán của nhiều nhà sử học, câu nói này có thể bắt nguồn từ thời xuất hiện chữ viết và giáo dục tại Việt Nam”.

Món quà Tết ý nghĩa tặng thầy cô, cha mẹ

“Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”, chắc chắn khi đến thăm hỏi ông bà, bố mẹ hay thầy cô dịp Tết, bạn không thể thiếu những món quà đầy ý nghĩa để mang đến cảm giác vui tươi, ấm áp cho bầu không khí. Người lớn tuổi bao giờ cũng vậy, họ không mong những món quà vật chất, thay vào đó, bố mẹ hay thầy cô chỉ mong cứ dịp Tết về, con cháu, trò cũ lại nhớ đến và ghé thăm. Vì vậy, chọn quà Tết cũng phải tinh tế, ý nhị.

Giỏ quà Tết

Nhắc đến quà Tết để tặng bố mẹ hay thầy cô, các giỏ quà với bánh kẹo, mứt, trà là món đồ rất phổ biến và được nhiều người lựa chọn. thông thường trong mỗi gia đình, vào dịp Tết thì trên bàn hay tủ giữa nhà đều được trang trí với hoa tươi, đèn, bánh mứt, rượu bia, ngũ quả. Giỏ quà Tết sau khi được tặng sẽ được trang trí ở chiếc bàn này giúp không gian ngôi nhà thêm phần rực rờ, ngập tràn không khí lễ hội.

Sau vài ngày Tết, gia chủ có thể lấy giò quà xuống và thưởng thức những chiếc bánh, chiếc kẹo cùng tách trà nóng đầy ý nghĩa, thiết thực mà lại tốt cho sức khỏe người lớn tuổi. Vào dịp Tết, quà tặng nên mang nhiều ý nghĩa về mặt tinh thần hơn là vật chất để người nhận cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.

Chúc Tết bố mẹ cùng những món quà ý nghĩa. Ảnh: Internet

Chúc Tết bố mẹ cùng những món quà ý nghĩa. Ảnh: Internet

Tranh treo tết, câu đối

Ngoài thưởng trà, đa phần những người lớn tuổi như ông bà, bố mẹ hay thầy cô giáo thường có sở thích về nghệ thuật, tranh treo tường, câu đối, tranh chữ thư pháp. Sẽ thật ý nghĩa và hoàn hảo nếu bạn gửi tặng những món quà này vào những ngày Tết cha, Tết mẹ hay Tết thầy dịp đầu năm. Những món quà này vừa đậm giá trị văn hóa, sáng bừng tính nghệ thuật vừa có thể được lưu giữ suốt nhiều năm.

Cây cảnh

Ngày Tết, cây cảnh tượng trưng cho sự đâm chồi nảy lộc, tương lai tươi sáng và sự may mắn trong sự nghiệp, làm ăn. Tặng cây cảnh phù hợp với mệnh trong những ngày đầu năm sẽ mang ý nghĩa chúc phúc, truyền may mắn và tài lộc đến cho người nhận.

Do đó, bạn có thể cân nhắc sử dụng các loại cây cảnh bonsai trang trí nội thất để làm quà tặng cho cha mẹ hay thầy cô dịp Tết đến. Ngày nay, tặng cây cảnh vừa có tác dụng chữa bệnh, xua đuổi côn trùng trong căn nhà cũng rất được ưa chuộng vì không chỉ giúp không gian ngôi nhà thêm đẹp mắt mà còn mang đến giá trị về mặt sức khỏe cho người nhận.

Hộp quà sức khỏe

Người Việt ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề về sức khỏe, vậy nên thực phẩm, đồ uống hữu cơ, tốt cho cơ thể luôn được ưu tiên lựa chọn sử dụng mỗi ngày. Điều này cũng kéo theo sự thay đổi trong xu hướng quà tặng, bạn phải cân nhắc kỹ hơn đến việc chọn lựa các món đồ mang đi biếu, tặng.

Hộp quà sức khỏe sẽ rất phù hợp và tuyệt vời để dành tặng những người thân trong gia đình, thầy cô giáo cũ. Các sản phẩm được lựa chọn có thể là nhân sâm, trà thảo dược, thuốc bổ, thảo dược đông y, yến sào, mật ong tự nhiên… Đây là món quà mang giá trị tinh thần cao, rất thiết thực với những người lớn tuổi như ông bà, bố mẹ, thầy cô.

Phải luôn ghi nhớ công ơn của thế hệ trước. Ảnh: Internet

Phải luôn ghi nhớ công ơn của thế hệ trước. Ảnh: Internet

“Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” là câu nói vô cùng ý nghĩa, mang hàm ý nhắc người đời sau phải ghi nhớ công lao sinh thành, dưỡng dục của thế hệ trước như cha mẹ, thầy cô. Hơn nữa, ngày đầu năm, không gì ý nghĩa và hạnh phúc hơn việc còn có thể ghé thăm, gặp mặt những người thân trong gia đình vì mỗi cái Tết trôi qua, ông bà, cha mẹ hay thầy cô đều già đi.

Chính vì vậy, những người trẻ phải luôn biết ơn, đền đáp và thường xuyên thăm nom chăm sóc ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo hay người thân trong gia đình.

Xem thêm: 18 món ngon ngày Tết cổ truyền của người Việt

0 bình luận

    Một số cẩm nang khác, bạn muốn biết?

    Xem tất cả

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ