Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

Xem ngày đẹp đi chùa đầu năm 2021

Xem ngày đẹp đi chùa đầu năm 2021

Luyến Nguyễn Luyến Nguyễn 01/02/2021
915 lượt xem

Đi chùa đầu năm đã trở thành phong tục với nhiều gia đình Việt Nam, đây còn là nét đẹp văn hóa truyền thống đang được duy trì. Khi đến chùa, bất cứ ai cũng cầu mong sự bình an, cầu phúc đến với gia đình.

Không gian thanh tịnh và mùi khói nhang ở các ngôi chùa cũng khiến cơ thể trở nên thanh thản và nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Hãy cùng tham khảo ngay bài viết sau để biết được ngày đẹp để đi chùa đầu năm 2021, đi chùa đầu năm như thế nào cho đúng, cần chuẩn bị những gì khi đi chùa,… để văn hóa đi lễ chùa đầu năm trở nên có ý nghĩa nhé!

Đi lễ chùa đầu năm được coi là nét đẹp trong đời sống tâm linh của người Việt Nam

Đi lễ chùa đầu năm được coi là nét đẹp trong đời sống tâm linh của người Việt Nam

Nên đi lễ chùa vào ngày nào đầu năm?

Mỗi một thời điểm đi lễ chùa lại mang đến những ý nghĩa khác nhau, bạn hãy đi chùa vào những ngày này để cả năm được may mắn, an lành:

  • Mùng 1: Đi lễ chùa vào ngày mùng 1 từ lâu đã trở thành tục lệ quen thuộc của nhiều gia đình, có nhiều người lên chùa vào ngay đêm giao thừa. Đi lễ chùa vào ngày mùng 1 để cầu mong cho gia đình mạnh khỏe, tai qua nạn khỏi, gia đình hòa thuận, cả năm gặp được nhiều may mắn và tràn ngập tin vui.
  • Mùng 2 và mùng 3: Hai ngày đầu năm này là lễ đón Hỷ thần, đón Tài thần. Việc đi chùa vào mùng 2 và mùng 3 để cầu nhiều tài lộc, hạnh phúc đến với gia đình, tiền bạc dư giả quanh năm.
  • Mùng 4: Quan niệm cho rằng đây là thời điểm đón những vị thần từ thiên đình về hạ giới để tiếp tục cai quản trong một năm. Nếu đi chùa vào ngày này cùng với sự thành tâm, mọi điều bạn mong muốn dễ thành sự thật, nhất là việc cầu tình duyên.
  • Mùng 6: Đây được coi là ngày tốt, mang đến bình an, may mắn cho các chuyến đi. Chính vì vậy, việc đi chùa vào ngày này để cầu mong sức khỏe, hạnh phúc, bình an sẽ rất tốt.

Nên mặc trang phục gì khi đi chùa đầu năm?

Chùa là chốn linh thiêng, luôn phải đảm bảo sự tôn nghiêm, vì vậy lựa chọn trang phục phù hợp để đi chùa là điều cần được chú ý. Hãy tham khảo những gợi ý hữu ích sau:

Áo dài: Áo dài không chỉ kín đáo mà còn tôn lên được nét đẹp truyền thống của văn hóa đất nước ta, trong đó kiểu áo dài đỏ được xem là mang đến nhiều may mắn và tôn lên nét đẹp nữ tính của người phụ nữ Việt. Nếu bạn yêu thích vẻ đẹp hiện đại thì bộ áo dài cách tân là sự lựa chọn thích hợp nhất, vừa mang nét đặc trưng của áo dài truyền thống, vừa mang hơi thở mới của xu hướng hiện đại.

Bộ quần áo Phật tử: Đây có thể coi là bộ đồ phù hợp nhất để đi lễ chùa với nhiều kiểu dáng và màu sắc đa dạng cùng các chi tiết thêu hoa đào, hoa sen tinh tế, đẹp mắt.

Bộ quần áo Phật tử toát lên vẻ thanh cao nhưng rất đỗi giản dị

Bộ quần áo Phật giản dị phù hợp với khung cảnh thanh cao nơi cửa Phật

Ngoài ra, bạn hãy lưu ý một số điều như hạn chế mặc đồ lôi thôi, rườm rà gây vướng víu, nên đi nhưng đôi giày dép dễ tháo, không mặc đồ xuyên thấu, các loại quần tất lưới, quần áo hở hang như quần ngắn, áo cộc, áo khoét ngực, váy xẻ,… Đây là những trang phục tuyệt đối cấm kỵ khi đến chùa nên bạn hãy chú ý. Hãy lựa chọn cho mình trang phục phù hợp nhất để không làm ảnh hưởng tới nơi lễ chùa linh thiêng nhé!

Đi chùa đầu năm cần chuẩn bị những gì?

Đi chùa đầu năm cần sửa loạn những lễ vật gì đều có quy định mà người hành lễ cần biết, cụ thể như:

  • Lễ vật để dâng hương tại các chùa sẽ là lễ chay như hương, trái cây, hoa, xôi chè,… Không sử dụng các lễ mặn như thịt, giò, chả,… (Nếu trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu thì có thể sắm sửa lễ mặn nhưng chỉ được phép dâng ở đó, không được dâng lễ mặn lên khu vực Phật điện chính diện).
  • Không nên sử dụng vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng.
  • Những loại hoa thường được sử dụng để dâng lễ Phật gồm hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa cúc,…
  • Với những người theo đạo Phật thì nên chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày như ăn chay, kiêng giới…

Cách bày lễ ở các ban và khấn khi đi lễ chùa

Khi đi chùa nếu để ý bạn sẽ thấy ban to nhất bao giờ cũng ở chính giữa, nhà chính là ban Tam Bảo thờ Phật, khi đặt lễ cúng thì cần 5 món là hương, nến, hoa, quả và nước. Nếu không chuẩn bị đầy đủ được cả 5 món cũng không sao cả vì chỉ cần bạn thành tâm cầu nguyện.

Trong chùa còn có nhiều ban khác như ban Mẫu, ban Đức Ông, ban Thánh Hiền, ban vong,… Tùy thuộc vào mỗi ban sẽ có cách sắp xếp khác nhau.

Về thắp hương thì không cần quá quan trọng là phải thắp nhiều hay ít hương, chỉ cần thắp chung ở lư hương to đặt trước cửa chùa sau đó đến từng ban khấn là được.

Về văn khấn thì khi đi chùa đầu năm, người ta thường chú trọng đến sám hối, sau đó đến nguyện hồi hướng công đức cho cho oan trái gia chủ, người thân, người đã mất được siêu sinh Tây phương cực lạc, người sống được mạnh khỏe và an lạc,… Bạn có thể tham khảo văn khấn Phật sau:

“Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Hôm nay là ngày …….. tháng …….. năm ………

Tín chủ con là: …………………………

Ngụ tại:………………………

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi Chùa …….. dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy.

Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan âm Đại sĩ, và Thánh hiền Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc.

Ngày nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, không làm điều dữ ,nguyện làm việc lành, ngửa trông ơn Phật, Quan âm Đại sỹ chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an quy làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn trưởng Cha mẹ, anh em, thần bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Tâm nguyện lòng thành kính bái thỉnh cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!”.

Văn hóa rút quẻ đầu năm

Việc xin quẻ là nét truyền thống văn hóa đã có từ lâu đời của người Việt, xuất phát từ ước muốn một năm mới gặp nhiều may mắn và tốt lành

Việc xin quẻ là nét truyền thống văn hóa đã có từ lâu đời của người Việt, xuất phát từ ước muốn một năm mới gặp nhiều may mắn và tốt lành

Người xin quẻ sẽ thành tâm lắc ống tre đến khi nào có quẻ thẻ rơi ra thì đó chính là quẻ rút được, chỉ với một cầu văn ngắn gọn nhưng có thể dự báo được chuyện công việc, tình cảm, sức khỏe,… có nhiều người không am hiểu đến Hán ngữ nên thường nhờ các thầy đồ, thầy bói giúp mình giải quẻ. Đây là một nét văn hóa đẹp của dân tộc với mong muốn tạo thêm nhiều niềm tin và động lực vào cuộc sống nên nếu có lỡ rút phải quẻ xấu cũng đừng nên bi quan nhé!

Hy vọng bài viết vừa rồi đã mang đến cho bạn đầy đủ thông tin về cách thức đi chùa đầu năm thế nào cho đúng. Chúc gia đình bạn có một năm mới khởi đầu gặp thật nhiều may mắn, thuận lợi và bình an!

*Thông tin mang tính tham khảo!

 

0 bình luận

    Cần tìm khách sạn giá tốt

    0963 266 688

    Hoặc để lại thông tin
    Vntrip sẽ gọi lại cho bạn

    Một số cẩm nang khác, bạn muốn biết?

    Xem tất cả

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ