Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

Vntrip gợi ý địa điểm lễ chùa du xuân miền Bắc 2024

Vntrip gợi ý địa điểm lễ chùa du xuân miền Bắc 2024

CHÙA CÂY THỊ

Có thể là hình ảnh về đền thờ

Ảnh: Doan Ngoc Anh

Chùa Cây Thị (Tịnh Viện Di Đà) tọa lạc thôn Chè Trình, xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội khoảng 70km.

Theo lời kể của Đại Đức Thích Huệ Hạnh – Uỷ viên thường trực phân ban chuyên nghiệp Phật tử Trung Ương, đang trụ trì chùa, chùa tên là Cây Thị vì cạnh ngôi chùa cổ là cây thị với niên đại hàng trăm năm, theo các cụ cao niên thì từ nhỏ đã thấy gốc thị to như hiện nay. Cây thị không những có giá trị về lịch sử, mà còn ẩn chứa một giá trị tâm linh rất lớn đối với dân làng nói riêng và toàn thể tín đồ Phật tử thập phương nói chung khi về chùa.

Khi bước vào khu vực này chúng ta dường như vào thế giới bồng lai tiên cảnh với vẻ yên bình đến lạ thường. Đến đây du khách sẽ bất ngờ vì phần sân dẫn vào chùa được trải sỏi trắng, xung quanh các ngọn đồi xanh mướt màu xanh của cỏ Nhật đan xen với những cây tùng.

Có thể là hình ảnh về 3 người và Fushimi Inari Taisha

Ảnh: Doan Ngoc Anh

Với lối kiến trúc kết hợp các nền văn hoá Á đông độc đáo này, thêm vào đó là không khí trong lành, mát mẻ, mùi hương của thị, tiếng chim hót, không gian yên bình lại thanh tịnh, giúp con người ta trút bỏ mệt nhọc, lo âu hằng ngày.

Không chỉ là chốn thờ tự linh thiêng, chùa Cây Thị còn là nơi sinh hoạt tâm linh của người dân trong vùng, nơi trải nghiệm cuộc sống, hướng con người đến với những giá trị cơ bản nhất của đạo Phật, mang lại sự thanh tịnh và thoải mái trong tâm hồn.

Không có mô tả ảnh.

Ảnh: Doan Ngoc Anh

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Ngôi chùa chỉ cách Hà Nội khoảng gần 70km, tọa lạc tại thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Chùa Địa Tạng Phi Lai có thế ngai vàng, lưng tựa núi, hai bên là tả thanh long, hữu bạch hổ. Về quy mô, chùa có Tam bảo, nhà thờ tổ, nơi thờ Đức Ông, Đức Thánh hiền; nhà ở, giảng đường, nhà khách, nơi ở của phật tử. Chùa được xây dựng từ thế kỷ thứ X. Thuở đầu chùa có quy mô rộng khoảng 120 gian. Nhiều vua chúa đã từng ghé thăm nơi này. Sau rất nhiều thế kỷ trôi qua ngôi chùa đã bị xuống cấp nghiêm trọng và dường như đã bị lãng quên. Vào năm 2015, đại đức chủ trì Thích Minh Quang đã cho xây dựng lại ngôi chùa và lấy tên thành Địa Tạng Phi Lai Tự.

chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Khi tới đây, tớ đã không khỏi ngạc nhiên trước khuôn viên rộng lớn và yên bình của ngôi chùa này. Gạch ngói của ngôi chùa mang lối kiến trúc Chăm Pa rõ rệt. Điểm nổi bật là những lớp sỏi trắng, trên đó là từng lớp gạch mát tạo thành đường đi. Mười hai vòng tròn được vẽ trên nền sỏi tượng trưng cho 12 nhân duyên của con người. Những lớp sỏi trắng này tạo cho tớ cảm giác thanh tịnh, sạch sẽ, mỗi bước đi như được lướt trên mặt nước nhẹ nhàng. Sự cân đối, hài hòa với thiên nhiên là điểm đặc sắc trong kiến trúc của chùa Địa Tạng Phi Lai.

chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Chùa Nôm

Chùa Nôm thuộc quần thể di tích làng Nôm, thuộc xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, Hưng Yên, là ngôi đại tự có tiếng của Bắc bộ còn lưu giữ được nhiều nét xưa.

Có thể là hình ảnh về 1 người và đền thờ

Ảnh: Sưu tầm

Truyền thuyết kể rằng do ngôi chùa được xây dựng giữa rừng thông đại thụ nên còn được gọi là Linh Thông cổ tự. Ngôi chùa cổ nằm ẩn mình dưới những tán cây với kiến trúc theo kiểu chữ Đinh, có nghĩa là bề thế kiên định.

Có thể là hình ảnh về 2 người và đền thờ

Ảnh: Sưu tầm

Cổng tam quan của chùa Nôm được đánh giá là to đẹp nhất nhì vùng Đông Nam Á. Cổng làm bằng gỗ nâu, bên trên mái đỏ vảy cá mang đặc trưng chùa cổ của Đông Bắc Bộ. Cổng thiết kế theo kiểu hai tầng tám mái, trên gác mái được trang trí chạm trổ hoa văn mềm mại tinh xảo. Du khách có thể bước theo cầu thang gỗ hai bên lên gác mái ngắm nhìn toàn bộ cảnh chùa.

Tòa tam bảo. Ảnh: Kiến thức.

Ảnh: Báo Kiến thức

Đặc biệt hơn cả, trên đất nước Việt Nam có rất nhiều ngôi chùa trùng tên nhau, nhưng tên chùa Nôm chỉ có một. Đặc điểm nổi bật nữa là chùa gắn liền với dòng lịch sử hào hùng lâu đời của làng Nôm cổ Hưng Yên.

Có thể là hình ảnh về 1 người và cây

 

CHÙA KEO

Chùa Keo tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa Keo là một địa điểm về văn hóa, tôn giáo nên các tín đồ du lịch có thể ghé thăm vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Bạn có thể tham quan ngôi chùa này vào những dịp đặc biệt mang đậm sắc màu Phật giáo như lễ Phật Đản, lễ Vu Lan để tham gia nhiều hoạt động như phóng sanh, thả cá hoặc nghe giảng đạo…

Nhắc đến Chùa Keo Thái Bình, bạn sẽ không thể bỏ lỡ kiến trúc độc đáo, thuần Việt. Ngôi chùa này sở hữu kiến trúc “nội công ngoại quốc” trên một nền đất rộng lớn, lên đến 58.000 m2 với tất cả 157 gian và 21 công trình lớn nhỏ.Ngoài ra, chùa còn có tam quan nội với đường nét chạm trổ hình rồng chầu tinh xảo và nổi bật. Từ khu vực này, bạn chỉ cần qua sân khách sẽ đến được khu Chùa Phật gồm điện Phật, tòa thiêu hương và Chùa Ông Hộ.

Chùa Keo Thái Bình, cổ tự trăm năm nơi tả ngạn sông Hồng 7

Bên cạnh đó, hàng năm vào mùa xuân và mùa thu, lễ hội Chùa Keo được các tín đồ Phật giáo tổ chức nhằm tái hiện lại những dấu mốc lịch sử quan trọng trong cuộc đời của vị Quốc sư Dương Không Lộ. Lễ hội có nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn và đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể từ năm 2017. Thời điểm lễ hội diễn ra cũng là lúc Chùa Keo Thái Bình tấp nập các tín đồ thập phương đến tham quan và tìm hiểu văn hóa.

Chùa Keo Thái Bình, cổ tự trăm năm nơi tả ngạn sông Hồng 2

 

 

0 bình luận

    Cần tìm khách sạn giá tốt

    0963 266 688

    Hoặc để lại thông tin
    Vntrip sẽ gọi lại cho bạn

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ