Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

Tranh làng Sình xứ Huế – Dấu ấn đậm sâu mãi với thời gian>

Tranh làng Sình xứ Huế – Dấu ấn đậm sâu mãi với thời gian

Luyến Nguyễn Luyến Nguyễn 07/08/2018
4.3K lượt xem

Nếu như vùng Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ hay tranh hàng Trống, thì miền Trung nắng gió nổi tiếng với tranh làng Sình xứ Huế. Tranh làng Sình không chỉ chất chứa nét đẹp văn hóa làng xã xa xưa mà còn là biểu trưng cho nền văn hóa đặc sắc của cả xứ Huế mộng mơ, góp phần vào sự đa dạng, phong phú của dòng tranh dân gian của dân tộc.

Làng Sình Huế ở đâu?

Làng Sình là tên gọi chữ Nôm của làng Lại Ân, là một ngôi làng được hình thành khác sớm ở Đàng Trong. Làng Sình xứ Huế nằm ven bờ sông Hương thơ mộng, bên kia sông là cảng sông Thanh Hà nổi tiếng thời các vua chúa, còn có tên khác là Phố Lở. Bên cạnh đó còn có phố Bao Vinh – một trong những trung tâm buôn bán sầm uất bậc nhất.

Tranh làng Sình

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Huế tự túc cho chuyến đi trọn vẹn 

Ngày nay, làng Sình được biết đến như một ngôi làng văn vật, nơi vẫn còn lưu giữ nghề làm tranh dân gian và tổ chức hội vật làng Sình nổi tiếng. Ngay từ khi ra đời, tranh làng Sình đã không còn thuần túy là để phục vụ thú chơi tranh tao nhã mà còn đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng. Tranh làng Sình Huế còn được người dân dùng để thờ, hóa trong các lễ cầu an, giải hạn.

Tranh làng Sình xưa được dùng rất nhiều trong lễ cúng, giải hạn

Độc đáo những bức tranh làng Sình

Theo như nghệ nhân Kỳ Hữu Phước thì tranh làng Sình đã tồn tại hơn 400 năm nay. Tuy nhiên, qua thời gian thì truyền thống làm tranh cũng bị mai một đi ít nhiều. Nhưng khuôn bản mộc để in tranh lưu truyền bao năm nay cũng bị thất lạc sau chiến tranh và rất khó để tìm lại được những bản mộc làm tranh ngày xưa.

Dòng tranh làng Sình xứ Huế được chia làm 3 loại chính đó là:

– Tranh nhân vật: thường vẽ một người phụ nữ mặc xiêm y cùng 2 tùy hầu đứng 2 bên hay là tranh vẽ xiêm hình đàn bà, đàn ông, ông Đốc, ông Điệu, tờ bếp,…

Tranh nhân vật làng Sình

– Tranh đồ vật làng Sình thường vẽ các thứ áo, tiền, dụng cụ để hóa cho người cõi âm như là quần áo, áo binh tiền,…

– Tranh súc vật cũng giống như 2 loại còn lại, hình vẽ các loại gia cầm, voi, tranh 12 con giáp để đốt cho người cõi âm.

Tranh dân gian làng Sình có 3 loại là tranh nhân vật, tranh đồ vật và tranh súc vật

Nguyên liệu để làm tranh chủ yếu được làm hoàn toàn thiên nhiên nên đặc điểm tranh làng Sình vẫn mang tính thủ công. Bản gỗ được làm từ gỗ mít. Giấy dó lấy từ tỉnh Quảng Ninh. Sau khi tập hợp lại thì quét điệp. Màu sắc tranh có phần giống với sắc tranh Đông Hồ, cũng được pha chế từ các thành phần từ thiên nhiên như màu đỏ lấy từ nước lá bàng, màu đen từ tro rơm, tro lá cây, màu tím lấy từ hạt cây mùng tơi,… được trộn lại với da trâu để tạo keo làm nguyên liệu.

Cách in màu của tranh làng Sình xứ Huế khá giống với tranh hàng Trống ở chỗ chỉ in 1 nét đen sau đó tô màu vào các chi tiết. Chính vì lý do này mà tranh làng Sình cần phải pha chế nhiều màu hơn.

Tranh làng Sình Huế chỉ in thô bằng một bản màu đen trước nên các tác phẩm được tạo ra luôn mang một nét riêng biệt. Để tạo ra được những tuyệt tác, người nghệ nhân cần phải toàn tâm, toàn ý trong suốt quá trình vẽ.

Mỗi bức tranh làng Sình luôn mang một nét độc đáo riêng

Mỗi nghệ nhân phải thật toàn tâm toàn ý trong suốt quá trình làm tranh

Năm 2007, tranh dân gian làng Sình được nhà nước tôn vinh như một di sản văn hóa của dân tộc cần được giữ gìn, bảo tồn. Gần đây, dịch vụ du lịch làng nghề càng ngày càng phát triển tạo điều kiện cho dòng tranh dân gian này  lấy lại được vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa dân tộc. Đặc biệt, ngôi làng Sình trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Huế thu hút đông đảo du khách đến tham quan và tìm hiểu về  một nền văn hóa dân gian của dân tộc.

Làng Trình dần trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn đông đảo du khách

Tuy ít nhiều mai một đi bản sắc nhưng giá trị tranh làng Sình, đặc biệt là giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam còn sống mãi với thời gian, sống mãi trong đời sống mỗi người dân Việt Nam.

>> Tin liên quan: Hội An của những loại hình nghệ thuật dân gian

0 bình luận

    Cần tìm khách sạn giá tốt

    0963 266 688

    Hoặc để lại thông tin
    Vntrip sẽ gọi lại cho bạn

    Một số cẩm nang khác, bạn muốn biết?

    Xem tất cả

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ