Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

Sổ tay các địa điểm du lịch Đà Nẵng nên đi>

Sổ tay các địa điểm du lịch Đà Nẵng nên đi

Luyến Nguyễn Luyến Nguyễn 14/07/2017
4.5K lượt xem

Đà Nẵng là một địa điểm du lịch được du khách trong và ngoài nước luôn mong muốn đến không chỉ một lần mà còn muốn đến đây vào nhiều dịp. Đà Nẵng nơi có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng bạn nên ghé thăm: Ngũ Hành Sơn, Bà Nà Hill, Sông Hàn…và nhiều khu vui chơi giải trí hấp dẫn. Còn điều đặc biệt nữa, Đà Nẵng được mệnh danh là nơi có nhiều cây cầu đẹp, kiến trúc bắt mắt như: Cầu Hàm Rồng, Cầu Sông Hàn…

Khám phá các địa điểm du lịch Đà Nẵng

Sông Hàn – Cầu Quay

  • ĐC: đường Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Bà Nà – Suối Mơ

  • ĐC: Xã Ninh Hòa, huyện Hòa Vang

Để cập nhật lại chính xác thời gian và giá vé, du khách có thể liên hệ qua:

Địa chỉ: 72 Nguyễn Chí Thanh, Quận Hải Châu

Điện thoại: (84-511) 3749 888 – Fax: (84-511) 3749 889 / 3749 882

Ngoài 3 phương tiện trên, thì hiện nay các đơn vị lữ hành cũng có khai thác tuyến xe buýt từ nội thành Đà Nẵng đi Bà Nà. Có nhiều chuyến trong ngày và giá vé xe bus tương đối rẻ, tầm 120.000đ – 150.000đ/người/2 lượt.

Đèo Hải Vân

Ðèo Hải Vân nổi lên trên nền nước biển xanh ngắt của biển Ðông, trải dài khoảng 20 km từ Huế đến Ðà Nẵng. Ðó là một vùng đèo cao nằm dọc theo bờ biển dài 1600km của Việt Nam. Trong nhiều thế kỉ, vùng đèo này đã tạo thành một bức tường ngăn cách giữa nền văn hoá Chàm cổ ở phía Nam và nền văn minh kế thừa của tộc Việt tại vùng châu thổ sông Hồng, là đường phân chia giữa những ảnh hưởng văn hoá từ phía bắc và phía nam châu Á.

Ngũ Hành Sơn

  • ĐC: nằm trên trục đường Đà Nẵng – Hội An, P. Hào HẢi, Q. Ngũ Hành Sơn

Ngũ Hành Sơn hay núi Non Nước là một thắng cảnh nổi tiếng; trong ký ức của nhiều người đây còn là vùng “địa linh” của xứ Quảng xưa nay. Ngũ Hành Sơn là một địa danh du lịch được rất nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến.
Một nhà thơ đã viết về Ngũ Hành Sơn “Núi thấp hơn hết mà danh cao hơn hết” (dịch).

Bán đảo Sơn Trà

  • ĐC: quận Sơn Trà, Đà Nẵng

Sơn Trà – một địa danh chỉ một bán đảo có diện tích 4.370ha, vừa chỉ một dãy núi dài 13,5km, án ngữ phía đông bắc thành phố Đà Nẵng, tạo nên bức tường thành ngăn gió bão làm cho vũng Đà Nẵng kín gió, nơi neo đậu tàu thuyền an toàn hơn. Sơn Trà còn là một địa danh hành chính cấp quận gồm 7 phường kể từ khi Đà Nẵng tách khỏi tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương (1-1-1997).

Vịnh Nam Chơn

  •  ĐC: dưới chân đèo Hải Vân, giữa biển Nam Ô và mũi Isabelle

Vịnh Nam Chơn có bãi biển hầu như còn giữ nét hoang sơ tự nhiên nhất khu vực Đà Nẵng, một phần do địa hình cách trở, một phần chưa được sự khai thác của các doanh nghiệp du lịch. Nhưng trong tương lai nơi đây sẽ phát triển dự án khu nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế 5 sao do SunLand đầu tư.

Rạn Nam Ô

  • ĐC: phường Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng

Rạn Nam Ô Đà Nẵng là một địa điểm du lịch khá mới mẻ với nhiều du khách gần xa, bởi lẻ trong hầu hết các trình khám phá Đà Nẵng ít có công ty du lịch đưa Rạn Nam Ô vào lộ trình tham quan và khám phá. Tuy nhiên, Rạn Nam Ô luôn gợi sự tò mò, thích thú cho những ai đã từng đặt chân đến đây.

Làng Vân

  • ĐC: chân đèo Hải Vân, nằm trong vùng vịnh Nam Chơn

Vì là ngôi làng nằm tách biệt với thành phố Đà Nẵng, nên muốn đến đây chỉ có thể đi bằng thuyền từ bến vào hoặc đi theo đường bộ từ giữa đèo Hải Vân, đi qua một đoạn đường ray khoảng 3km. Vào những ngày nước lớn thuyền bè không thể di chuyển được thì đường bộ là con đường duy nhất để xuống làng, thật sự rất khó khăn. Nhưng cũng chính điều đó mới giúp làng Vân của ngày hôm nay vẫn còn giữ được vẻ yên bình và hoang sơ.

Giếng trời

  • ĐC: xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang

Giếng Trời thuộc một cánh rừng nguyên sinh ở phía Tây Đà Nẵng, giữa vùng rừng núi của xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang. Khu vực Giếng Trời nằm ở gần đỉnh ngọn núi, quanh năm được bao quanh bởi bốn bề là cây và đá nên dù giữa mùa hè nóng bức nhưng nước trong hồ luôn mát lạnh. Do nằm sâu trong núi đường đi trở ngại nên ít người biết đến do vậy Giếng Trời vẫn còn nguyên vẻ hoang sơ của thiên nhiên. Để đến được Giếng Trời, có thể đi bộ từ con dốc gần nhà giữ xe của khu du lịch Bà Nà.

Hòn Chảo

  • Địa chỉ: Sơn Trà, Đà Nẵng

Nhìn từ xa Hòn Chảo nổi lên giữa biển khơi tựa như một chiếc chảo úp ngược nên nó còn tên là hòn Chảo hay còn gọi là hòn Sơn Trà, hòn Sơn Chà, Cù lao Hàn. Xưa khu vực đảo Hòn Chảo là vùng giáp ranh giữa Đại Việt và Chiêm Thành.

Bãi tắm Non Nước

  • Địa chỉ: phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Bãi tắm Non Nước trải dài 5km, như một vòng cung xanh nằm dọc chân núi Ngũ Hành Sơn, bên thềm cát trắng tạo thêm một lợi thế cho du lịch Đà Nẵng.

Bãi biển Mỹ Khê

  • Địa chỉ: 39 Nguyễn Thành Hãn, Hòa Thuận Tây, Hải Châu, Đà Nẵng

Bãi tắm Xuân Thiều

Bãi Tắm Xuân Thiều Cách bãi biển Nam Ô Đà Nẵng chừng 3 km về phía Nam . Bãi tắm Xuân Thiều – một địa danh gắn liền với sự kiện lịch sử Đà Nẵng.

Bãi biển Phạm Văn Đồng

  • Địa chỉ: cuối đường Phạm Văn Đồng

Bãi biển Phạm Văn Đồng nằm cuối đường Phạm Văn Đồng, ngay bên công viên Biển Đông (trên cung đường Hoàng Sa – Trường Sa). Bạn đi qua cầu Sông Hàn, đi thẳng xuống đường Phạm Văn Đồng là đến bãi tắm.

Bãi biển Mỹ An

  • Địa chỉ: phường Bắc Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn

Bãi biển Bắc Mỹ An nằm trong địa phận phường Bắc Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng 7km về phía Đông Nam. Với chiều dài bờ biển gần 4km, bãi biển có cát trắng mịn và nước trong xanh với nhiệt độ ít chênh lệch quanh năm. Bãi biển Bắc Mỹ An góp một phần nhỏ cho sự phát triển của du lịch Đà Nẵng.

Bãi biển Nam Ô

  • Địa chỉ: phường Hòa Hiệp, Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng

Cách trung tâm thành phố 17km về phía tây bắc thành phố Đà Nẵng.

Bãi tắm Nam Ô có độ dốc vừa phải, ven theo chân núi, phong cảnh sơn thủy rất hữu tình, bãi biển còn hoang sơ và được chia tách thành 2 phần bởi Ghềnh Nam Ô

Di tích lịch sử khi tham quan du lịch Đà Nẵng

Thành Điện Hải

  • Địa chỉ: phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Thành Điện Hải là một dấu ấn ghi nhớ truyền thống đấu tranh chống Pháp của nhân dân Đà Nẵng và nhân dân cả nước, quyết tâm giữ vững nền độc lập dân tộc, bảo vệ lãnh thổ.

Đình Hải Châu

  • Địa chỉ: Đình làng Hải Châu nằm tại kiệt 42, đường Phan Chu Trinh, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Đình Đại Nam

  • Địa chỉ: Đình làng Nại Nam hay ở khối phố Nam Sơn, phường Hòa Cường, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Di tích đình Nại Nam, ngoài giá trị của một di tích kiến trúc- nghệ thuật còn là một trong những đình làng cổ tiêu biểu khá nguyên vẹn còn lại trong nội thành Đà Nẵng.

Đình Bồ Bản

  • Địa chỉ: Đình Bồ Bản hiện ở thôn Bồ Bản, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Đình được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ 19 bằng thanh tre tại gò miếu Tam Vị. Đình Bồ Bản được lập ra để thờ Thành Hoàng, các vị tiền hiền của làng và là nơi sinh hoạt lễ hội hằng năm.

Đình Túy Loan

  • Địa chỉ: Đình Túy Loan hiện ở thôn Túy Loan, xã Hòa Phong, Huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Đình Túy Loan là ngôi đình duy nhất còn giữ lại được 15 sắc phong từ thời Minh Mạng đến Bảo Đại.

Nhà thờ phái Chư tộc Quá Giang

  • Địa chỉ: Nhà thờ phái Chư tộc Quá Giang nay nằm ở thôn Quá Giang, Xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Nhà thờ được xây dựng năm Tân Tỵ (1821) thờ Quan Thánh và các vị tiền hiền của bốn tộc Đinh, Lê, Trần, Nguyễn- những người đã có công theo chúa Nguyễn vào Nam khai phá đất đai lập nên làng Quá Giang.

Di tích K20

  • Địa chỉ: Nằm trên khối phố Đa Mặn, phường Bắc Mỹ An, quận Ngũ Hành sơn.

Khu Di tích lịch sử cách mạng K20 là tên gọi do Quận ủy Quận III đặt để làm mật hiệu liên lạc thời chống Mỹ. Sau khi chiếm giữ Đà Nẵng năm 1954, Mỹ Ngụy đã xây dựng nhiều đồn bót quanh Đa Mặn, hình thành bộ máy kìm kẹp nhân dân, ngăn cản lực lượng cách mạng ngay từ bên ngoài vào thành phố.

Bia chùa Long Thủ

  • Địa chỉ: phường Bình Hiên, quận Hải Châu

Là hiện vật gốc độc bản, có hình thức độc đáo so với tất cả các loại hình văn bia cùng thời ở vùng Quảng Nam-Đà Nẵng, là một tư liệu cực kỳ quan trọng góp phần vào việc nghiên cứu nhiều vấn đề lịch sử và văn hóa Đà Nẵng, trước hết và trực tiếp nhất là vấn đề Phật giáo.

Du lịch sinh thái

Khu du lịch suối khoáng nóng Phước Nhơn

  • Địa chỉ: thôn Phước Nhơn, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 25km về phía Tây Nam

Khu du lịch Bãi Cát Vàng

  • Địa chỉ: bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng

Câu cá trên Bãi Cát Vàng

Bên cạnh đó các trò chơi trên biển cũng hết sức phong phú: kéo phao chuối (khách sẽ được ngồi trên phao chuối kéo bằng ca nô cao tốc), đua thuyền thúng, tập quăng lưới bắt cá với ngư dân, bắn cung, bắt vịt, đi cầu khỉ gõ trống…
Và có cơ hội được chiêm ngưỡng Voọc chà vá chân nâu (loài quý hiếm chỉ có ở bán đảo Sơn Trà) xuất hiện tại khu vực này.

Khu du lịch Ngầm Đôi

Khi nói đến du lịch sinh thái ở Đà Nẵng, chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ đến những con suối tuyệt đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng cho thành phố bên dòng sông Hàn này. Trong số đó có thể nhắc đến: khu du lịch Suối Lương, Thủy Vân Sơn, Suối Hoa, Suối Mơ… và tất nhiên không thể không nhắc đến khu du lịch Ngầm Đôi nằm ở địa bàn huyện Hòa Vang của Thành phố Đà Nẵng.

Khu du lịch Suối Lương

Khu du lịch sinh thái Suối Lương với diện tích trên 6ha, là một điểm du lịch lý tưởng với những công trình kiến trúc độc đáo, hội tụ nét đẹp văn hóa ba miền của dân tộc Việt Nam.

Khu du lịch Suối hoa

  • Địa chỉ: xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng

Suối Hoa, tên gọi gắn liền với các rặng núi hùng vĩ Đông Trường Sơn, là vùng chiến khu nổi tiếng của mặt trận Quảng Nam – Đà Nẵng năm nào. Đây là một trong những địa điểm khá hấp dẫn mà thiên nhiên ban tặng cho con người cùng với đầy đủ những thành tố tạo nên du lịch sinh thái như sông, suối, núi, rừng, thác nước, hồ, …

Khu du lịch Hòa Phú Thành

  • Địa chỉ: Km20 – QL 14G (DDT604 cũ) – Xã Hòa Phú – Huyện Hòa Vang – TP Đà Nẵng

Khu du lịch Thủy Vân Sơn

  • Địa chỉ: Cầu số 2, nam hầm đường bộ Hải Vân (cách suối Lương 200m về phía Bắc)- Phường Hoà Hiệp Bắc – Quận Liên Chiểu – Đà Nẵng.

Danh mục di sản

Làng đá mỹ nghệ Non Nước

  • Địa chỉ: quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng được hình thành từ giữa thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII. Trải qua nhiều biến đổi thời gian, làng nghề có tiếng trong vùng này vẫn tồn tại và phát triển. Hiện có 500 cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ với gần 4000 lao động tập trung trong quần thể danh thắng ngũ Hành Sơn.

Làng chiếu Cẩm Nê

  • Địa chỉ: xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang

Cách trung tâm thành Phố Đà Nẵng 14km về phía Tây Nam, làng chiếu Cẩm Nê thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Nơi đây từ lâu đã nổi tiếng với các loại chiếu hoa truyền thống. Chiếu hoa Cẩm Nê đã từng được hiện diện ở nội triều các vua nhà Nguyễn; những nghệ nhân Cẩm Nê xưa cũng đã từng được các triều đại vua sắc phong, ban thưởng.

Làng cổ Phong Nam

  • Địa chỉ: Làng Phong Nam thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng

Làng Phong Nam chiếm một phần lớn địa phận xã Hòa Châu, gồm các thôn Nam Thạnh, Tây An, Đông Hòa, Bàu Cầu. Đến làng Phong Nam, du khách sẽ được tận hưởng cái cảm giác yên bình, tận hưởng mùi hương lúa non thoang thoảng trong làn gió mát, hay tiếng sóng vỗ rì rào ở bến sông của những ngôi làng trữ tình ven sông. Chắc chắn du khách sẽ rất thú vị khi đến thăm một bến nước ở Đông Hòa (Xóm Hến) – xưa từng nổi tiếng với nghề làm hến với câu ca ‘Đông Hòa bán hến mua trâu”, một ngôi miếu âm linh u tịnh dưới gốc đa cổ thụ ở bến sông Tây An (Xóm Đùng)…

Thành cổ Túy Loan

Làng Túy Loan – Đà Nẵng nằm về hướng tây nam của thành phố Đà Nẵng. Khách dulịch đi theo quốc lộ 14B khoảng 15km sẽ đến địa phận làng cổ. Dòng sông mang cùng tên làng ‘Tuý Loan’ uốn lượn, ôm ấp lấy làng. Phong cảnh ở đây rất nên thơ, mộc mạc, hữu tình và tiềm ẩn nhiều điều thú vị.

Bảo tàng

Cổ Viên Chàm (Bảo tàng Chăm)

  • Địa chỉ: Nằm ở giao điểm đường Bạch Đằng và đường Trần Phú, thuộc quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Du lịch tâm linh

Sơn Trà Tịnh Viện

  • Địa chỉ: Lê Văn Lương, Thọ Qung, Sơn Trà

Nằm khuất sâu trong một thung lũng thuộc tiểu khu 64 thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bán đảo Sơn Trà, cách trung tâm Thành phố Đà Nẵng chưa đầy 8km. Sơn Trà tịnh viên thật bình yên trên đồi núi đúng như tên gọi của nó, đặc biệt hơn khi khu vườn là sự hội tụ kết giao của 108 loài tre trúc ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam và cả những xứ sở phương xa như Tây Tạng.

Chùa Linh Ứng – Sơn Trà

  • Địa chỉ: Bán đảo Sơn Trà, quận Sơn Trà, Đà Nẵng

Chùa Linh Ứng Sơn Trà được xem là cõi Phật giữa chốn trần gian. Chùa nằm trên đỉnh núi thuộc Bãi Bụt, bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng (nhiều người gọi là Chùa Linh Ứng Bãi Bụt hoặc là Chùa Linh Ứng Sơn Trà – vì Đà Nẵng có đến 3 Chùa Linh Ứng) hướng nhìn ra biển Đông, một bên là đảo Cù lao Chàm, phía bên kia là ngọn Hải Vân phía còn lại là dòng sông Hàn yên ả đang đổ về cửa biển.
c. Chùa Linh Ứng – Bà Nà

  • Địa chỉ: Đỉnh Bà Nà, Đà Nẵng

Chùa Linh Ứng Bà Nà giống như một kiệt tác về giá trị kiến trúc, nghệ thuật và tâm linh, thuộc di tích Bà Nà cao 1500m so với mực nước biển cùng với Linh Ứng Sơn Trà và Linh Ứng Non Nước tạo thành một thế kiềng ba chân vững chãi, bao bọc thành phố Đà Nẵng. Nếu như Linh Ứng Sơn Trà sở hữu bức tượng Quan Thế Âm cao nhất thì Linh Ứng Bà Nà lại có pho tượng Phật lớn nhất nước ta hiện nay.

Linh Ứng – Non Nước

  • Địa chỉ: quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Là Chùa Linh Ứng có lịch sử dài nhất, gắn liền với nhiều thăng trầm của thời gian.

Lầu Chuông – Bà Nà

Lầu chuông được xây dựng theo lối kiến trúc nhà Phật với chiếc chuông đồng nặng 4 tấn được đúc ngay tại đỉnh thiêng Bà Nà

Tháp Nghinh Phong Tự – Bà Nà

  • Địa chỉ: đỉnh Bà Nà

Bên cạnh Chùa Linh Ứng, tượng Đức Phật hay Đền Lĩnh Chúa Linh Từ, du khách còn được dịp thưởng ngoạn những hạng mục công trình tâm linh mới ngay tại đỉnh Bà Nà như Tháp Linh Phong Tự cao chín tầng vừa được xây dựng. Đây là một trong những hạng mục công trình được nhiều du khách tham quan ghé thăm, chính bởi vẻ đẹp của tòa tháp trong khung cảnh mờ ảo sương khói giữa chốn linh thiêng.

Chùa Tam Thai

  • Địa chỉ: Ngọn núi Thủy Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Đến với Đà Nẵng ta đến với một trong những ngôi chùa cổ đó là chùa Tam Thai có tên chữ “Tam Thai tự”. Chùa Tam Thai tọa lạc trên ngọn núi Thủy Sơn, một trong năm ngọn Ngũ Hành Sơn (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ) thuộc quần thể danh thắng Non Nước – Ngũ Hành Sơn.

Nhà thờ Chính tòa Đà Nẵng

Nhà thờ chính tòa Đà Nẵng (tên chính thức: Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, còn gọi là Nhà thờ Con Gà) là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam. Đây là nhà thờ duy nhất được xây dựng tại Đà Nẵng thời Pháp thuộc.
Nhà thờ này được khởi công từ tháng 2 năm 1923 trên khoảng đất trống đường Rue duMusée (nay là đường Trần Phú) do linh mục Vallet thiết kế và chủ công xây dựng. Nhà thờ chính tòa Đà Nẵng cũng là một trong những công trình được xây dựng trong thời gian rất ngắn, đến ngày 10 tháng 3 năm 1924 đã làm lễ cung hiến và khánh thành.

Lễ hội truyền thống

Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng

Lễ hội Pháo hoa Đà Nẵng được tổ chức tại Đà Nẵng lần đầu tiên vào năm 2008. Lễ hội được tổ chức mỗi năm một lần và thu hút lượng lớn du khách đến Lễ hội diễn ra 2 ngày liên tiếp vào dịp tháng 3, kỷ niệm thành phố Đà Nẵng giải phóng, hoặc vào 30 tháng 4 và 1 tháng 5.

Lễ hội Quan Thế Âm

  • Địa chỉ: Khu du lịch Ngũ Hành Sơn

Lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức hàng năm tại khu du lịch Ngũ Hành Sơn, thành phố Du Lịch Đà Nẵng. Lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1960, nhân ngày khánh thành tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ở động Hoa Nghiêm thuộc ngọn Thuỷ Sơn, phía Tây Ngũ Hành Sơn. Hai năm sau, lễ hội được tổ chức nhân dịp khánh thành chùa Quan Âm ở động Quan Âm, là nơi phát hiện một khối thạch nhũ có hình tượng Phật bà Quán Thế Âm.

Lễ hội Cầu Ngư

  • Địa chỉ: Lễ hội Cầu ngư được tổ chức ở những vùng ven biển như Mân Thái, Thọ Quang, Thanh Lộc Đán, Xuân Hà, Hòa Hiệp…

Nhắc đến lễ hội Cầu Ngư là người ta thường nhắc đến lễ hội Cá Ông ( hay còn gọi là lễ tế Cá Voi) – một trong những lễ hội lớn nhất của ngư dân thành phố Đà Nẵng.

Lễ hội Đình làng Hoa Mỹ

Cứ mỗi độ xuân về, làng Hòa Mỹ lại rợp cờ hoa đón mừng dòng người muôn nơi nô nức về trẩy hội.

Lễ hội Đình An Hải

  • Địa chỉ: Làng An Hải, xã Phước Vang, huyện Hòa Vang

Làng An Hải, nguyên xưa có tên là xã Phước Vang, thuộc tổng Phước Châu thượng, huyện Hoà Vinh (Hoà Vang), đến đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725) được cải danh xưng là xã An Hải, thuộc tổng An Lưu hạ, huyện Diên Phước.

Lễ hội làng Túy Loan

  • Địa chỉ: Quốc lộ 14B qua địa phận xã Hòa Khương (Hòa Vang, Đà Nẵng)

0 bình luận

    Một số cẩm nang khác, bạn muốn biết?

    Xem tất cả

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ