Thực trạng quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Nội dung chính
Thực trạng quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay là như thế nào? Quản trị doanh nghiệp ngày càng được quan tâm và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ chuyển đổi từ cơ chế quản lý cũ sang cơ chế mới. Trong bối cảnh đó thì bức tranh tổng thể về quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam đang phát triển như thế nào? Cùng Vntrip tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Thực trạng quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam: Quản lý tài chính
Quản lý tài chính cần có nhiều biện pháp để cải thiện độ hiệu quả
Quản lý tài chính là yếu tố có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Việc quản lý tài chính của các doanh nghiệp vừa buông lỏng lại vừa cứng nhắc, nhất là các doanh nghiệp nhà nước. Trong các doanh nghiệp nhà nước, chưa có sự rạch ròi về giới hạn trách nhiệm. Khi kinh doanh thua lỗ, đa phần nhà nước đều gánh nhiều hậu quả. Các doanh nghiệp này có thế mạnh về tài chính nhưng do quản lý chưa tốt nên vẫn bị thất thoát.
Cơ chế khoán biến thành cơ cấu khoán trắng đã biến nhiều tổ chức doanh nghiệp trở thành vỏ nhà nước nhưng ruột thì tư nhân. Nhiều tổ chức quốc doanh giao vốn cho một nhóm cán bộ quản lý, thực hiện việc buôn bán riêng rồi để đơn vị cơ sở trực thuộc phải tự lo lấy cuộc sống của mình. Có nhiều trường hợp, nhà nước là chủ sở hữu trên danh nghĩa nhưng người chủ thực sự đứng sau lại là một người khác.
Xét về nguồn vốn và quản lý nguồn vốn, quy mô của nhiều doanh nghiệp còn khá nhỏ. Trong số 5800 doanh nghiệp được thống kê, các doanh nghiệp nhà nước do trung ương quản lý có tổng số vốn kinh doanh vào khoảng 50.700 tỷ đồng. Các doanh nghiệp địa phương hiện nay đang sử dụng vốn khoảng 17.800 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp tư nhân đang phát triển mạnh mẽ. Tỷ trọng các doanh nghiệp tư nhân tăng lên còn các doanh nghiệp quốc doanh lại giảm xuống. Các doanh nghiệp tư nhân có một chế độ quản lý rất hiệu quả. Họ dựa vào mục đích của các doanh nghiệp tư nhân, làm ra bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu, lợi nhuận kinh doanh sản xuất tác động trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Với nhu cầu về vốn rất lớn cộng thêm sự khó khăn của vốn vay, vốn tài trợ, các doanh nghiệp phải lựa chọn một phương thức quản lý nguồn vốn tự có vốn vay để làm sao mà từ nguồn vốn đó mang lại lợi nhuận cao nhất.
Cả nước có hơn 25000 doanh nghiệp tư nhân có giấy phép hoạt động với số vốn khoảng 10000 tỷ, tập trung ở các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Nam Đà Nẵng. Hầu hết các doanh nghiệp này hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ, chế biến lương thực thực phẩm.
2. Thực trạng quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam: Quản lý sản xuất
Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng và thu nhập của người dân đang có xu hướng tăng lên. Chính vì vậy, các nhà quản lý sản xuất phải tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng từ đó mà sản xuất ra các mặt hàng phù hợp. Tình trạng quản lý sản xuất vẫn còn lỏng, dẫn đến việc sản xuất tràn lan, hàng giả tràn ngập khắp thị trường. Hiệu quả quản lý sản xuất trong các doanh nghiệp nhà nước kém hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp tư nhân. Sản phẩm của các doanh nghiệp nhà nước không có tính cạnh tranh cao trên thị trường trong khi các doanh nghiệp tư nhân lại rất nhanh nhạy và nắm bắt tốt thị trường.
Bên cạnh đó, kỹ thuật của chúng ta kém thế giới từ 1 – 2 thế hệ, nên năng suất, chất lượng kém. Thực trạng đó yêu cầu nhà quản lý phải tìm cách nào để hiện đại hoá dần công nghệ sản xuất.
3. Thực trạng quản lý lao động trong quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam
Lao động của nước ta thuộc dạng yếu kém về trình độ nếu đặt lên bàn cân với các nước trong khu vực. Số lượng lao động có tay nghề cao trong các cơ sở sản xuất chỉ chiếm phần ít. Do chuyển đổi cơ chế, người lao động có trách nhiệm nghề nghiệp cao hơn. Các doanh nghiệp đang quản lý lực lượng lao động theo hiệu lực, theo thời gian làm việc và theo sản phẩm họ làm ra để từ đó đưa ra mức lương chính xác cho mỗi người.
4. Thực trạng quản trị nhân sự trong quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi số
Quản lý nhân sự bằng cách ứng dụng công nghệ
Các doanh nghiệp Việt Nam đã biết cách ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động quản trị nhân sự của mình. Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng nguồn nhân lực chưa qua đào tạo vẫn đang chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là sự thiếu hụt các kỹ sư công nghệ có trình độ và năng lực quản lý.
Để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp trong thời đại số, chúng ta buộc phải bắt kịp nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin. Nhưng thị trường lao động lĩnh vực này tại Việt Nam luôn trong tình trạng thiếu hụt về cả số lượng và chất lượng. Cụ thể, năm 2019, số lượng nhân lực công nghệ thông tin thiếu khoảng 90.000 người so với số lượng cần có là 350.000 người; năm 2020, số nhân lực ước tính thiếu hụt 100.000 nhân sự trong khi ngành này cần khoảng 400.000 người; năm 2021 cần 500.000 người và thiếu hụt 190.000 nhân lực. Trong khi đó, các cơ sở đào tạo chậm thay đổi, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường
Trong 2 năm trở lại đây, hầu hết các nhà quản trị nhân sự đều có khả năng xây dựng kế hoạch chuyển đổi số cho doanh nghiệp của mình. Thay vì làm việc truyền thống như thường xuyên sử dụng văn bản giấy tờ và tuyển dụng hay bàn giao công việc trực tiếp thì các thông tin được chuyển đổi số, nhân viên có thể làm việc qua mạng, các giao dịch, thanh toán với khách hàng được chuyển sang online. Cách làm này vừa nhanh chóng, tiện lợi nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả.
Trên đây, Vntrip vừa gửi đến bạn đọc Thực trạng quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Trong nhiều năm qua, hoạt động quản trị doanh nghiệp ở nước ta đang có những dấu hiệu thay đổi tích cực, cho thấy sự bắt kịp với tiến độ phát triển của các nước cùng khu vực.
Nội dung chính
Cần tìm khách sạn giá tốt
0963 266 688
Hoặc để lại thông tin
Vntrip sẽ gọi lại cho bạn
0 bình luận