Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

Thông tin chi tiết về thành phố Hội An>

Thông tin chi tiết về thành phố Hội An

Luyến Nguyễn Luyến Nguyễn 29/11/2017
10.0K lượt xem

Vị trí địa lý

Thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam, có tổng diện tích tự nhiên 61,71 km2, nằm bên bờ Bắc hạ lưu sông Thu Bồn, ở vị trí địa lý từ 15o15’26” đến 15o55’15” vĩ độ Bắc và từ 108o17’08” đến 108o23’10” kinh độ Đông; cách quốc lộ 1A khoảng 9 km về phía Đông, cách thành phố Đà Nẵng 25 km về phía Đông Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 50 km về phía Đông Bắc.

Xem thêm: Du lịch Hội An

Ngoài lợi thế nằm gần sân bay Chu Lai của Quảng Nam và cảng hàng không quốc tế hiện đại Đà Nẵng, Hội An còn có một ưu thế đặc biệt với vị trí nằm trên “Con đường di sản văn hóa miền Trung” bao gồm: Hội An- Mỹ Sơn- Huế. Đây được xem là điều kiện khách quan thuận lợi giúp Hội An thu hút được một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước.

Vị trí tiếp giáp biển Đông và cụm đảo Cù Lao Chàm- Khu dự trữ sinh quyển thế giới đã tạo cho Hội An có thêm lợi thế về khai thác du lịch biển đảo. Các bãi biển An Bàng, Cửa Đại cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 3 km về phía Đông được bình chọn xếp hạng trong danh sách 50 bãi biển đẹp nhất trên thế giới. Đặc biệt, 7 km bờ biển Hội An nằm trên trục con đường biển “5 sao” nối từ phía Nam hầm đèo Hải Vân (Đà Nẵng), dọc theo vành đai bờ biển Liên Chiểu- Thuận Phước, qua bán đảo Sơn Trà và xuôi theo bãi biển Non Nước về phố cổ Hội An. Và trong tương lai gần sẽ kết nối với các vùng ven biển phía Nam dọc theo dòng Trường Giang vào đến Quảng Ngãi.

Lịch sử

Do có đặc điểm địa lý thuận lợi nên từ 3.000 năm trước, trên vùng đất Hội An ngày nay đã xuất hiện những lớp cư dân đầu tiên. Qua kết qủa nghiên cứu khảo cổ học đã phát hiện nhiều loại hình mộ chum cùng những công cụ sản xuất, công cụ sinh hoạt, đồ trang sức tuyệt xảo bằng đá, gốm, thủy tinh, kim loại, tiền đồng, những hiện vật sắt, đồ trang sức với kỹ thuật chế tác tinh luyện cho phép khẳng định chiều dài tồn tại và phát triển nền văn hóa Sa Huỳnh muộn, đỉnh cao của thời kỳ tiền – sơ sử (từ thế kỷ thứ II trở về trước).

Dưới thời vương quốc Champa (thế kỷ thứ II đến thế kỷ XIV) vùng đất Hội An lúc bấy giờ có tên gọi là Lâm Ấp phố. Đại Chiêm Hải Khẩu (Cửa Đại) và Chiêm Bất Lao (Cù Lao Chàm) trở thành điểm dừng chân quan trọng trên con đường hàng hải quốc tế. Lâm Ấp phố là một thương cảng phát triển, thu hút nhiều thuyền buôn Ả rập, Ba Tư, Trung Quốc đến buôn bán, trao đổi. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu lúc bấy giờ là tơ tằm, ngọc trai, đồi mồi, vàng, trầm hương, nước ngọt…Nhiều thư tịch cổ ghi nhận đã có một thời kỳ khá dài, Chiêm cảng Lâm Ấp phố đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong việc tạo nên sự hưng thịnh của kinh thành Trà Kiệu và trung tâm tôn giáo- tín ngưỡng Mỹ Sơn.

Khởi phát từ năm 1558, khi Nguyễn Hoàng quyết tâm rời bỏ vùng đất bản hộ của họ Nguyễn ở Thanh Hóa để tiến về phương Nam, thoát khỏi ách kiềm tỏa của vua Lê – chúa Trịnh, thực hiện kế sách tạo dựng một khu vực quản chế độc lập, phát triển lâu dài, dựa vào ưu thế của vùng đất “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Cả vùng đất rộng lớn từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông mới trở nên ổn định và thu hút đông đảo nhân dân ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ vào khai hoang lập làng, xây dựng cuộc sống mới. Một bộ phận cư dân Việt phát tích từ các vùng Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh đã dừng bước lưu dân, an cư lạc nghiệp, dựng làng lập phố bên dòng sông Thu Bồn thơ mộng.

Từ một “Chiêm cảng” bị suy tàn, Hội An mau chóng phục hưng và trở thành trung tâm thương mại quốc tế phát triển thịnh đạt bậc nhất của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Hội An giữ vai trò trung tâm điều phối cho các thương cảng miền Trung như Thanh Hà (Huế), Thị Nại (Bình Định) và cùng với các cảng Đồng Nai, Sài Gòn, Hà Tiên…trở thành những thương cảng trọng yếu ở Đàng Trong. Không những thế, với vai trò là trung tâm liên vùng, Hội An đã cùng với Goa (Ấn Độ), Ayuthaya (Siam), Malacca (Malaysia), Batavia (Indonesia), Lyzon (Philippin)…nối kết với Formosa (Đài Loan), Macao, Hạ Môn (Trung Quốc), Pusan (Hàn Quốc) tạo nên một hệ thống thương mại hoàn chỉnh của châu Á.

Từ cuối thế kỷ XIX, do nhiều yếu tố bất lợi, “cảng thị thuyền buồm” Hội An suy thoái dần, nhường vị thế trung tâm thương mại quốc tế cho “cảng thị cơ khí” Đà Nẵng. Tuy nhiên, Hội An vẫn là trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa của Quảng Nam.

Sau ngày đất nước thống nhất, Hội An là thị xã thuộc tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng. Ngày 6/11/1996, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa IX, kỳ họp thứ 10, phê chuẩn việc tách Quảng Nam – Đà Nẵng thành 2 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1997. Hội An là thị xã trực thuộc tỉnh Quảng Nam.

Ngày 03/4/2006, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký quyết định số 602/QĐ-BXD công nhận Hội An là Đô thị loại III. Ngày 29/01/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 10/NĐ-CP thành lập Thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam trên cơ sở toàn bộ diện tích, dân số và các đơn vị hành chính thuộc thị xã Hội An.

Văn hóa

Sự hình thành và phát triển của đô thị- thương cảng Hội An đã có ý nghĩa quyết định đến diễn trình lịch sử và diện mạo di sản văn hóa Hội An khá đa dạng, phong phú, đậm bản sắc đặc trưng. Hơn nữa, di sản văn hóa Hội An do tiền nhân sáng tạo trong lịch sử đã vượt qua sự tác động khắc nghiệt của môi trường tự nhiên, xã hội, sự tàn phá của chiến tranh, thời gian và cho đến nay vẫn được bao thế hệ con người Hội An trân trọng, nâng niu, giữ gìn, bảo tồn, phát huy.

Hiếm có nơi nào tập trung mật độ di tích dày đặc như ở Hội An với hơn 1.350 di tích.

Phố cổ Hội An không chỉ là bản thân vẻ đẹp của kiến trúc cổ, mà cái chính là “nếp nhà” với những câu chuyện về lối sống, nếp sinh hoạt, việc làm ăn, cách ứng xử của người Hội An. Công bằng mà nói, với tư cách là di sản kiến trúc xét về quy mô, thì Hội An khó sánh với cố đô Huế, về niên đại thì cũng không cổ bằng Mỹ Sơn, Ăng Co Thơm, Ăng Co Vát; về cảnh quan thiên nhiên cũng khó đọ với Hạ Long, Cát Bà… Nhưng Hội An có sức hấp dẫn riêng đầy sức chiêu cảm kỳ lạ của một “bảo tàng sống”.

Hội An là nơi tụ cư, hợp cư của con người từ nhiều lớp, nhiều nguồn, nhiều dân tộc; là cái nôi truyền bá Thiên chúa giáo và Phật giáo ở Đàng Trong- Việt Nam, là một trong hai cái nôi (cùng Kinh Kỳ- Hà Nội) ra đời chữ Quốc ngữ vào thế kỷ XVII; là điểm gặp gỡ, giao thoa các nền văn minh Chăm – Việt – Hoa – Nhật – Ấn và các nước Phương Tây.

Ở Hội An gần như quanh năm bốn mùa đều diễn ra các lễ hội văn hóa truyền thống, gồm các lễ hội của cư dân sông nước như lễ hội cầu ngư- tế Cá Ông- đua thuyền; của cư dân thương nghiệp như lễ hội vía Tài Thần, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Bổn Đầu Công, Lục Tánh Vương Gia; của cư dân nông nghiệp như Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu, Tết Trung Thu, Lễ cầu bông, long chu, xô cộ…Ngoài ra còn có các lễ hội tế Xuân, tế Tổ nghề Mộc- nghề May- nghề Gốm – nghề khai thác Yến sào…

Hội An còn có những làng nghề nổi tiếng như làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà, làng khai thác Yến Thanh Châu, làng trồng rau Trà Quế, làng hến- bắp Cẩm Nam, các làng chài Thanh Nam, Đế Võng, Phước Trạch, Bãi Làng, Bãi Hương, các làng buôn Hội An, Minh Hương, Cẩm Phô… cùng với nguồn văn hóa ẩm thực đặc sắc, phong phú và vang tiếng khắp nơi. Hội An còn có kho tàng văn nghệ dân gian muôn hình muôn vẻ như những truyền thuyết, huyền thoại, cổ tích, ngụ ngôn; những lời hát ru dào dạt, những điệu hò khoan trữ tình, những câu dân ca- bài chòi nồng thắm…

Con người

  • Tinh thần yêu nước:

Ngay từ đầu thế kỷ XX, những thanh niên yêu nước của Hội An đã sớm tìm đến ánh sáng con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. Đến năm 1927, tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam là “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” đã xuất hiện ở Hội An. Ngày 28-3-1930, tại Hội An, Tỉnh ủy lâm thời Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Nam được thành lập và Hội An là nơi Tỉnh ủy đóng cơ quan bí mật hoạt động lãnh đạo phong trào cách mạng trong toàn tỉnh. Qua các cao trào cách mạng 1930-1931, cao trào dân chủ 1936-1939, cao trào giải phóng dân tộc 1940-1945, sau những đợt “khủng bố trắng” của địch, Hội An là bàn đạp xung yếu và có nhiều đóng góp quan trọng trong qúa trình vận động khôi phục và phát triển tổ chức Đảng trong tỉnh. Hội An cũng từng là đầu mối quan trọng để gầy dựng tổ chức Đảng cho những nơi ngoài tỉnh như Đà Nẵng, Đà Lạt…

Trong hào khí triều dâng thác đổ của cuộc Cách mạng Tháng Tám, đêm 17 rạng ngày 18-8-1945, trên 5.000 quần chúng cách mạng của Hội An do các đội tự vệ vũ trang dẫn đầu đã nhất tề vùng lên khởi nghĩa, cuốn phăng toàn bộ chính quyền thực dân phong kiến. Hội An trở thành một trong các tỉnh lỵ giành được chính quyền sớm nhất của cả nước. Từ đó, với tư cách là người làm chủ, nhân dân Hội An hăng hái tham gia xây dựng đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang và khối đại đoàn kết toàn dân để tạo dựng chế độ mới, cuộc sống mới.

  • Anh hùng lao động

Có hướng đi đúng, kinh tế – xã hội của thành phố phát triển nhanh và khá bền vững. Từ chỗ hầu như chỉ với hai bàn tay trắng, năm 1990 tổng thu ngân sách nhà nước đạt 2,6 tỉ đồng, năm 2000 tăng lên 42 tỉ, thì đến năm 2009 đã đạt mức 430 tỉ đồng. Bằng nhiều nguồn vốn, mấy chục năm qua chúng ta đã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang và phát triển không gian đô thị, xây dựng nông thôn. Nhiều công trình kiến trúc công cộng, công trình kinh tế, công trình văn hóa, các khu dân cư đô thị mới hình thành, làm cho diện mạo phố thị, làng quê, hải đảo ngày càng đẹp hơn.

Hội An đã có những nỗ lực vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu to lớn để được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới; được Bộ VHTT tuyên dương là mô hình đô thị văn hóa tiêu biểu của cả nước; đô thị cổ Hội An được công nhận Di sản văn hóa thế giới, Cù Lao Chàm- Hội An được ghi vào danh mục Khu dự trữ sinh quyển của nhân loại. Hội An đã và đang cố gắng xác lập vị thế là một trong những trung tâm du lịch, một điểm đến hấp dẫn, an toàn, thân thiện cho du khách muôn phương.

  • Bản chất hiền lành, chân thực, lương thiện đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Hội An

Xem thêm bài viết:

 

0 bình luận

    Cần tìm khách sạn giá tốt

    0963 266 688

    Hoặc để lại thông tin
    Vntrip sẽ gọi lại cho bạn

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ