Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

Thời gian đã bỏ quên những ngôi nhà cổ Hội An>

Thời gian đã bỏ quên những ngôi nhà cổ Hội An

Luyến Nguyễn Luyến Nguyễn 19/10/2017
8.2K lượt xem

Nhà cổ Hội An là một trong những điểm thu hút khách du lịch đến với vùng đất này, hay nói cách khác, du lịch Hội An mà không đi thăm các ngôi nhà cổ, nghĩa là bạn chưa thực sự du lịch đến thành phố xinh đẹp này.

Xem thêm: Du lịch Hội An

Trước khi trở thành thành phố du lịch như ngày nay, Hội An từng là một cảng đô thị, mỗi ngày đón một lượng lớn các tàu chở hàng hóa của thương nhân nước ngoài tới làm ăn buôn bán, chủ yếu là các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp…Vậy nên đời sống văn hóa sinh hoạt của người dân cũng chịu ảnh hưởng đôi phần. Kiến trúc nhà cổ Hội An là sự kết tinh, giao thoa văn hóa giữa Việt Nam với các quốc gia này. Chính điều đó đã làm nên sự khác biệt giữa nhà cổ Hội An so với những ngôi nhà cổ thuần Việt ở thủ đô Hà Nội.

Những dãy nhà mái ngói rêu phong đã tạo nên nét đặc trưng cho phố cổ Hội An (Ảnh: ST).

Quan sát kĩ có thể thấy, kiến trúc nhà cổ ở Hội An được chia thành 5 phong cách chính: nhà gỗ, nhà mái hiên hai tầng, nhà tầng có ban công, nhà gạch và cuối cùng là những ngôi nhà mang đậm phong cách Pháp. Tất cả có một đặc điểm chung là cổ kính rêu phong nhưng không kém phần sang trọng. Sở dĩ nói “thời gian đã bỏ quên những ngôi nhà cổ Hội An” vì trải qua đã mấy thế kỉ mà những ngôi nhà này dường như vẫn giữ nguyên vẹn nét đẹp như ngày đầu mới được xây dựng.

Hãy cùng VNTRIP.VN ghé thăm một số nhà cổ Hội An nổi tiếng để hiểu rõ hơn về kiến trúc độc đáo này:

  1. Nhà cổ Tân Ký

Đứng đầu danh sách những ngôi nhà cổ ở Hội An chắc chắn phải điểm mặt kể tên nhà cổ Tân Ký. Đây là ngôi nhà đầu tiên vinh dự được chứng nhận trở thành Di sản quốc gia và là nhà đầu tiên ở Hội An được nghênh đón các nguyên thủ quốc gia tới thăm.

Nhà cổ Tân Ký (Ảnh: ST).

Ngôi nhà được xây dựng từ cuối thế kỉ 18, tới nay đã hơn 200 năm tuổi, từng là nơi cư trú của 7 đời người nhà họ Lê. Mặt trước nhà nằm trên con phố Nguyễn Thái Học sầm uất, phục vụ cho việc kinh doanh buôn bán. Mặt sau hướng ra phía bờ sông để thuận tiện cho việc vận chuyển và nhập hàng hóa qua đường biển.

Vật liệu chủ yếu được sử dụng khi xây dựng nhà cổ Tân Ký là gỗ điểm xuyết đá và gạch lát. Các họa tiết, hoa văn trong nhà mang đậm hơi hướng phương Đông, cảm giác như được sống trong các gia đình Trung Hoa xưa.

Toàn cảnh nội thất sang trọng bên trong căn nhà (Ảnh: ST).

Giếng trời dùng để hứng nước mưa (Ảnh: ST).

Chiếc chén Khổng Tử duy nhất còn sót lại (Ảnh: ST).

Trong nhà có gian bày bán quà lưu niệm cho khách du lịch (Ảnh: ST).

Năm 1964, nhà cổ Tân Ký phải hứng chịu trận lụt lịch sử nhấn chìm toàn bộ tầng 1 trong biển nước thế nhưng ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn. Được biết, đá dùng trong thiết kế ngôi nhà là loại đá đặc biệt, giúp cho các cột gỗ không bị mục nát sau từng ấy thời gian.

  1. Nhà cổ Đức An

Nhà cổ Đức An nằm tại số nhà 129 đường Trần Phú, với lối kiến trúc của người Việt tận dụng tối đa ánh sáng ngoài trời. Trái ngược với nhà Tân Ký kể trên, nhà cổ Đức An không nguy nga, hoành tráng mà vô cùng giản dị, gần gũi.

Nhà cổ Đức An với lỗi kiến trúc giản dị (Ảnh: ST).

Không khó để nhận ra khi xưa đây từng là một hiệu thuốc Bắc bởi chiếc tủ gỗ cao có nhiều ngăn kéo được đặt ngay chính diện cửa ra vào. Ngôi nhà không chỉ ghi dấu thời gian mà còn mang hơi thở lịch sử, là minh chứng cho các hoạt động cách mạng ở Hội An. Đây từng là nơi gặp gỡ của của các chí sĩ yêu nước đến từ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên trong khu vực. Các tác phẩm của Phan Bội Châu về phong trào Duy Tân và một số sách báo xuất bản tại Pháp cũng được lưu giữ tại nhà cổ Đức An.

  1. Nhà cổ Phùng Hưng

Người ta nói nhà cổ Phùng Hưng là sự kết hợp của 3 lối kiến trúc: Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản. Hệ thống cửa và ban công giống như những ngôi nhà ở nước láng giềng Trung Quốc, mái nhà “tứ hải” được đặt ở gian giữa có 4 hướng học theo kiến trúc của người Nhật Bản. Còn các xà nhà và mái ngói truyền thống ở gian trước, gian sau là giữ nguyên phong cách quê nhà. Điều đặc biệt trong thiết kế của nhà cổ Phùng Hưng đó là hệ thống cửa có thể tháo rời, tiện lợi cho việc làm mát mùa hè và sưởi ấm vào mùa đông.

Nhà cổ Phùng Hưng kết hợp hài hòa kiến trúc của 3 nền văn hóa: Trung Quốc, Nhật Bản , Việt Nam (Ảnh: ST).

Tìm hiểu về cái tên “Phùng Hưng” thì được biết, sở dĩ trước đây chủ nhà là một thương nhân người Việt buôn bán các mặt hàng thổ sản, gốm sứ, lụa tơ tằm… Ông đặt tên cho ngôi nhà là Phùng Hưng với hi vọng việc buôn bán của gia đình sẽ được thuận lợi, phát đạt và hưng thịnh giống như cái tên của nó. Tới nay, thế hệ con cháu sau này vẫn tiếp tục sinh sống và bảo quản cho ngôi nhà.

  1. Nhà cổ Quân Thắng

Nếu bạn tò mò về kiến trúc nhà cửa của vùng Hoa Hạ Trung Quốc thì hãy tới thăm nhà cổ Quân Thắng ở 77 Trần Phú để tìm ra lời giải đáp. Trải qua hơn 150 năm, ngôi nhà gần như vẫn giữ được nguyên vẹn kiểu dáng và cách bày trí nội thất giúp du khách cảm nhận được nếp sống, nếp sinh hoạt của thế hệ các chủ nhân ngôi nhà trước đây.

Nhà cổ Quân Thắng vẫn giữ được “hơi thở” của nhịp sống trước đây (Ảnh: ST).

Nhà cổ Quân Thắng điển hình cho kiểu nhà trệt thông hai mặt đường trong hệ thống nhà cổ Hội An. Toàn bộ các nét điêu khắc gỗ trong nhà đều do đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làng mộc Kim Mồng trạm trổ thực hiện. Khám phá những đồ dùng, cổ vật trong nhà, bạn có thể phần nào tưởng tượng ra sự phồn thịnh của thương cảng Hội An xưa kia.

Xem thêm bài liên quan:

0 bình luận

    Cần tìm khách sạn giá tốt

    0963 266 688

    Hoặc để lại thông tin
    Vntrip sẽ gọi lại cho bạn

    Một số cẩm nang khác, bạn muốn biết?

    Xem tất cả

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ