Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

Ghé thăm thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác – thiền viện lớn nhất Tiền Giang>

Ghé thăm thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác – thiền viện lớn nhất Tiền Giang

Luyến Nguyễn Luyến Nguyễn 30/10/2019
31.4K lượt xem

Tiền Giang là một tỉnh miền Nam gây dấu ấn trong lòng những người yêu thích du lịch không chỉ bởi những miệt vườn cây trái trĩu quả mà còn nhờ những địa điểm mang đậm dấu ấn tâm linh của người dân Nam Bộ. Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác trong lòng người dân Tiền Giang cũng có một vị trí đặc biệt như vậy.

Xem thêm: Du lịch Tiền Giang 12 địa điểm độc đáo “không nên bỏ qua”

Vị trí địa lý

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác  tọa lạc tại ấp 1 xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Đây là ngôi chùa  được xây dựng theo mô hình truyền thống của hệ phái Trúc Lâm Yên Tử trực thuộc danh bộ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Toàn cảnh thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác nhìn từ trên cao (Ảnh: sưu tầm)

Toàn cảnh thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác nhìn từ trên cao (Ảnh: sưu tầm)

Di chuyển đến thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác

Để đến Thiền viện các bạn có thể đi từ ngã ba Trung Lương trên Quốc lộ 1A, theo hướng Tây 6km, đến Long Định, rẽ phải 10km đến thị trấn Mỹ Phước, huyện Tân Phước; tiếp tục đi thẳng 10km nữa thì tới thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác.

Trên đường đi luôn có những bản chỉ dẫn để vào Thiền Viện, các bạn chỉ cần đi đúng hướng dẫn là tới nơi nhé!

Quá trình hình thành thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác được Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang chấp thuận cho khởi công xây dựng ngày 28 tháng 4 năm 2012  theo mô hình truyền thống của hệ phái Trúc Lâm Yên Tử. Ngôi chùa này được coi là đặc biệt không chỉ bởi thiết kế gần giống Thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt, mà còn vì nó được tạo nên bởi công sức của các vị Phật tử trong chùa.

Thiền viện có tổng diện tích 50 hecta bao gồm 30 hecta ban đầu và được người dân là Phật tử hiến tặng thêm 20 hecta với kiến trúc 4 thánh tích Phật giáo.

Một góc thiền viện trang nghiêm, tịch mịch (Ảnh: sưu tầm)

Một góc thiền viện trang nghiêm, tịch mịch (Ảnh: sưu tầm)

Bên cạnh việc hiến đất, các Phật tử đã hiến cúng nhiều cây đại thụ để tạo cảnh quan, và nhiều khối lượng đá tảng được sà lan chuyển về từ núi Thị Vải (thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) nhằm phục vụ cho việc xây dựng các hòn non bộ và trang trí.

Pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được tạc bằng đá ngọc, thếp vàng, cao 4,5 m, nặng trên 30 tấn, do các nghệ nhân Myanmar chế tác… cũng là hiện thân của tấm lòng thơm thảo các Phật tử dành tặng cho Thiền viện.

Toàn thể kiến trúc thiền viện ánh lên sắc cam nổi bật (Ảnh: sưu tầm)

Toàn thể kiến trúc thiền viện ánh lên sắc cam nổi bật (Ảnh: sưu tầm)

Cấu trúc thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác

Theo vị sư trụ trì thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác ở Tiền Giang, chùa có quy mô lớn hơn thiền viện tại Đà Lạt . Đặc biệt, hệ thống đê bao xung quanh thiền viện có khả năng ngăn được nước lũ dâng trong vài chục năm tới.

Thiền viện có 2 khu vực biệt lập là nội viện và ngoại viện. Trong đó khu ngoại viện bao gồm nhiều hạng mục: Chánh điện, Tổ đường, Thiền đường, Giảng đường, Nhà Tăng ngoại viện, Trai đường, Thư viện, Nhà Trưng bày, Lầu chuông, Lầu trống, Nhà khách cư sĩ nam, Nhà khách cư sĩ nữ…với tổng diện tích hơn 47.000 m².

Khu nội viện có tổng diện tích gần 16.000 , bao gồm: 4 Tăng đường, 1 Thiền đường và 10 Thất chuyên tu.

Lầu Chuông - công trình kiến trúc là tâm điểm của khu thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác (Ảnh: sưu tầm)

Lầu Chuông – công trình kiến trúc là tâm điểm của khu thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác (Ảnh: sưu tầm)

Bốn Thánh tích (Tứ động tâm) có tỉ lệ 6/10 so với nguyên mẫu (gồm vườn Lâm Tì Ni nơi Phật đản sinh, Bồ Đề Đạo Tràng nơi Phật thành đạo, vườn Lộc Uyển nơi Phật chuyển pháp luân, Câu Thi Na nơi Phật nhập diệt); tháp Đại giác cũng theo tỷ lệ trên và có chiều cao 31m; ngay trung tâm thiền viện sẽ đắp một hòn giả sơn cao 25m làm thế tựa lưng cho tổ đường, chánh điện.

Khu vực chính đường khang trang với kiến trúc mái vòm như một tòa thành trong phim cổ trang Trung Quốc (Ảnh: sưu tầm)

Khu vực chính đường khang trang với kiến trúc mái vòm như một tòa thành trong phim cổ trang Trung Quốc (Ảnh: sưu tầm)

Sau 5 năm khởi công và xây dựng (2012 – 2016), các công trình cơ bản đã được hoàn thành nhưng vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện thêm. Thiền viện ngày một khang trang đẹp đẽ, không chỉ là niềm tự hào của người dân địa phương mà còn mang tới những dấu hiệu khả quan trong việc thu hút khách tham quan của tỉnh.

Hoạt động tôn giáo tại thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác

Vào ngày Chủ nhật tuần thứ ba mỗi tháng, Thiền viện đều tổ chức sinh hoạt đạo tràng với khá đông phật tử gần xa tham dự, bao gồm các hoạt động: Tụng kinh, sám hối, nghe giảng pháp, ngồi thiền. 

Ngôi chùa chưa bao giờ vắng bóng các Tăng ni Phật Tử - ngay cả trong giai đoạn xây dựng (Ảnh: sưu tầm)

Ngôi chùa chưa bao giờ vắng bóng các Tăng ni Phật Tử – ngay cả trong giai đoạn xây dựng (Ảnh: sưu tầm)

Bên cạnh đó, định kỳ 2 tháng/lần, Thiền viện còn tổ chức lễ truyền tam quy, ngũ giới cho Phật tử. Ngoài ra, Thiền viện còn thường xuyên tiếp khách thập phương trong và ngoài tỉnh đến tham quan và chiêm bái.

Đến nay, Thiền viện còn là một điểm đến yêu thích của du khách thập phương (Ảnh: sưu tầm)

Đến nay, Thiền viện còn là một điểm đến yêu thích của du khách thập phương (Ảnh: sưu tầm)

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác ra đời, bên cạnh việc trở thành trung tâm tu học, còn tạo điểm nhấn quan trọng nhằm thu hút khách tham quan, góp phần làm thay đổi diện mạo một xã nghèo của huyện Tân Phước. Ghé thăm Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác, không chỉ để thưởng ngoạn kiến trúc đẹp đẽ của ngôi chùa, ta còn cảm nhận được tấm lòng thành kính hướng đến Phật tổ của người dân miền Tây chân chất, thật thà.

Xem thêm: Ghé chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang thưởng ngoạn kiến trúc độc đáo

0 bình luận

    Một số cẩm nang khác, bạn muốn biết?

    Xem tất cả

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ