Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

Rộn ràng hai lễ hội Đà Nẵng đầu năm>

Rộn ràng hai lễ hội Đà Nẵng đầu năm

Luyến Nguyễn Luyến Nguyễn 31/12/2015
3.7K lượt xem

Mùa xuân là thời điểm Đà Nẵng diễn ra nhiều lễ hội đặc sắc với mong muốn cầu cho một năm được suôn sẻ, thuận lợi. Đây cũng là dịp để Đà Nẵng thu hút nhiều du khách tìm đến tham quan và vui chơi. Dưới đây là hai lễ hội Đà Nẵng tiêu biểu được diễn ra vào những tháng đầu năm mới.

Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng (Ảnh sưu tầm)

Lễ hội cầu Ngư

Cầu Ngư là một trong các lễ hội ở Đà Nẵng được tổ chức rất lớn bởi đa phần người dân sống bằng nghề đánh bắt ở biển. Lễ hội này gắn liền với Lễ hội Cá Ông được diễn ra trong hai ngày vào trung tuần tháng 3 âm lịch sau khi mọi người ăn Tết xong và chuẩn bị ra khơi. Ở Đà Nẵng, lễ hội này được diễn ra ở những vùng ven biển như Mân Thái, Thọ Quang, Thanh Lộc Đán, Xuân Hà, Hòa Hiệp…

Lễ hội Cầu Ngư
Lễ hội Cầu Ngư (Ảnh sưu tầm)

Trong ngày lễ, mọi nhà đều đặt bàn hương bày đồ cúng, trang nghiêm. Còn mỗi tàu thuyền đều được trang trí đèn kết hoa. Ngày đó, những cụ cao niên uy tín và gia đình hạnh phúc được cả làng chọn làm ban nghi lễ, cùng dâng lên Cá Ông đồ tế lễ và đọc văn tế nói lên lòng biết ơn của dân làng và cầu mong mùa đánh bắt bội thu, thuyền bè đi khơi được an toàn. Nhân dịp này, họ cũng cầu xin may mắn cho chuyến ra khơi đầu tiên trong năm.

Nghi thức phần lễ Cầu Ngư
Nghi thức phần lễ Cầu Ngư (Ảnh sưu tầm)

Sau phần lễ là phần hội, mỗi địa phương sẽ có cách tổ chức riêng. Phần hội chủ yếu là các trò chơi dân gian vùng biển như: lắc thúng, đua thuyền, bơi lội, kéo co, đá bóng và các tiết mục văn nghệ hát tuồng, hát hò khoan, múa hát bả trạo nhằm gắn kết sự đoàn kết của mọi người.

Lễ hội Mục Đồng

Đây được xem là một trong các lễ hội ở Đà Nẵng đặc biệt bởi lễ hội này dành cho những đứa trẻ chăn trâu. Lễ hội Mục Đồng được tỗ chức ba năm một lần và diễn ra trong hai ngày cuối tháng ba âm lịch nhằm cầu mong một vụ mùa bội thu. Theo đó, con cháu sinh sống ở các nơi xa làng kéo về đông đủ để bắt đầu cho ngày hôm sau diễn ra lễ rước.

Khấn vái và cung thỉnh bài vị Thần Nông
Khấn vái và cung thỉnh bài vị Thần Nông (Ảnh sưu tầm)

Người đứng đầu lễ hội Đà Nẵng này ăn mặc tươm tất tiến vào hậu tẩm khấn vái rồi cung thỉnh bài vị Thần Nông đặt trong kiệu do 4 mục đồng khiêng. Trống nhạc trổi dậy linh đình vang cả một khoảng trời. Những nhà nuôi trâu thì sắm sửa lễ vật, thường là một mâm xôi với hoa quả, có khi một con gà hay một đầu heo và đại diện gia đình ra rước kiệu đi qua. Lễ hội kết thúc đi mặt trời lên và từ đó, mọi người tiếp tục làm việc đồng áng của mình.

Lễ rước kiệu Thần Nông
Lễ rước kiệu Thần Nông (Ảnh sưu tầm)

Hai lễ hội Đà Nẵng này rất gần gũi với đời sống hằng ngày của người dân Đà Nẵng, nhất là những người theo nghề trồng trọt và đánh bắt, do đó được người dân coi trọng và tổ chức đều đặn, mong một mùa bội thu cho cả năm. Nếu có dịp tham quan các địa điểm du lịch Đà Nẵng, bạn có thể tham gia vào hai lễ hội đặc sắc này.

0 bình luận

    Cần tìm khách sạn giá tốt

    0963 266 688

    Hoặc để lại thông tin
    Vntrip sẽ gọi lại cho bạn

    Một số cẩm nang khác, bạn muốn biết?

    Xem tất cả

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ