Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

Những điểm đến trong chuyến di lịch Hội An>

Những điểm đến trong chuyến di lịch Hội An

Luyến Nguyễn Luyến Nguyễn 29/11/2017
5.3K lượt xem

Danh lam thắng cảnh

Biển

Tỉnh Quảng Nam có 125 km bờ biển kéo dài từ Điện Ngọc (giáp bãi biển Non Nước, thành phố Đà Nẵng) đến giáp vịnh Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi).

Xem thêm: Du lịch Hội An

Hầu hết các bãi tắm ở Quảng Nam đều có bãi cát trắng, mực nước nông, có độ mặn vừa phải và quanh năm trong xanh. Vào những đêm bầu trời quang đãng, mặt biển nơi đây đẹp kỳ lạ bởi ánh đèn nêông từ hàng nghìn chiếc thuyền câu lung linh, rực rỡ trông như những thành phố hoa đăng trên biển.

Một số bãi tắm nổi tiếng:

  • Bãi tắm Hà My: thuộc xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, cách phố cổ Hội An 07 km về phía Bắc.
  • Bãi tắm An Bàng: thuộc phường Cẩm An, thành phố Hội An, cách trung tâm phố cổ 04 km về phía Đông Bắc.
  • Bãi tắm Cửa Đại: thuộc phường Cửa Đại, thành phố Hội An, cách trung tâm phố cổ 04 km về phía Đông.
  • Bãi tắm Bình Minh: thuộc xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, cách thị trấn Hà Lam khoảng 15 km về phía Đông.
  • Bãi tắm Tam Thanh: thuộc xã Tam Thanh, cách trung tâm thành phố Tam Kỳ 07 km về phía Đông.
  • Bãi tắm Bãi Rạng: thuộc xã Tam Quang, huyện Núi Thành, cạnh sân bay Chu Lai, cách trung tâm thị trấn Núi Thành 02 km về phía Đông.

Suối nước Lang

  • Địa chỉ: Quốc lộ 14E, thuộc địa bàn xã Phước Hòa, huyện Phước Sơn

Suối Nước Lang từ lâu đã là điểm dừng chân của nhiều du khách và người dân địa phương trong mùa nắng nóng.

Suối Đắc Gà

  • Địa chỉ: thôn Long Viên xã Phước Mỹ, cách thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn

Khi vào suối, cảnh quan 2 bên cho ta cảm giác về tính hoang sơ và sự hùng vĩ của rừng Trường Sơn. Đặc biệt, nơi đây còn có suối nước nóng rất tốt cho sức khỏe.

Thác Nước

  • Địa chỉ: Nằm ngay cạnh đường Hồ Chí Minh tại Km 283 thuộc địa bàn huyện Phước Sơn

Đây là một thắng cảnh đẹp, nhìn từ xa trông Thác Nước như một bức rèm thưa lúc ẩn lúc hiện giữa màu xanh bạt ngàn của núi rừng.

Dốc Lò Xo

  • Địa chỉ: huyện Phước Sơn nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh tại Km 334, trên đường đi tỉnh Kon Tum

Chiều dài dốc tính từ chân dốc lên đỉnh dốc từ 9 – 10 km. Đường quanh co uốn lượn, phía dưới là con suối Đắc Chè với khu rừng già nguyên sinh thật đẹp. Nơi đây là điểm đầu tư khai thác loại hình du lịch sinh thái rất tốt.

Hồ Phú Ninh

  • Địa chỉ: huyện Phú Ninh, Quảng Nam

Khu di tích danh thắng quốc gia Hồ Phú Ninh cách thành phố Tam Kỳ 07 km về phía Tây. Hồ Phú Ninh là công trình thuỷ lợi có sức chứa gần nửa tỷ mét khối nước, với diện tích mặt hồ rộng 3.433ha cùng 23.000ha rừng phòng hộ và 30 đảo, bán đảo nhỏ xinh đẹp.

Sông Thu Bồn

  • Địa chỉ: Duy Xuyên, Quảng Nam

Bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Linh cao 2598 m, ban đầu Thu Bồn chỉ là dòng sông nhỏ âm thầm chảy qua các ghềnh đá cheo leo trên vùng núi phía Tây Nam của tỉnh Quảng Nam.

Mõm Bàn Than

  • Địa chỉ: xã Tam Hải, huyện Núi Thành, Quảng Nam

Trên suốt dãi bờ biển nước xanh, cát trắng chạy dài từ bắc xuống nam, bất chợt nổi bật lên một vách đá sắc đen như than, xếp chồng lên nhau kéo dài hơn 02 km, đỉnh cao khoảng 40 m với nhiều hình thù lạ mắt, kết hợp với những vân đá tạo thành những tác phẩm điêu khắc độc đáo của tạo hoá.

Hồ Giang Thơm

  • Địa chỉ: Nằm cách quốc lộ 1A khoảng 10 km về phía Tây, thuộc địa bàn thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành

Hồ Giang Thơm là một thắng cảnh đẹp nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam. Đến với Hồ Giang Thơm, những cảm giác mệt nhọc của du khách dường như sẽ tan biến bởi âm thanh sôi động của thác và suối.

Hòn Kẽm Đá Dừng

  • Địa chỉ: Ranh giới huyện Quế Sơn và Hiệp Đức, Quảng Nam

Hòn Kẽm Dá Dừng là thắng cảnh đẹp và thơ mộng, thuộc địa phận 2 xã Quế Lâm và Quế Phước của huyện Quế Sơn. Trên hành trình hướng ra biển Đông, tại đây con sông Thu Bồn bỗng dừng lại và nở to như một hồ nước rộng, trong xanh, phản chiếu nét uy nghi của bóng núi, triền sông.

Suối Tiên

  • Địa chỉ: Quế Hiệp, Quảng Nam

Từ ngã ba Hương An (thuộc xã Quế Phú, huyện Quế Sơn) trên quốc lộ 1A, theo đường tỉnh lộ 611 ngược về phía Tây khoảng 15 km, du khách đi vào vùng đất Quế Hiệp, nơi có danh thắng suối Tiên gắn liền với truyền thuyết về những Tiên ông và người tiều phu đón củi say mê đánh cờ.

Thác Grăng

  • Địa chỉ: xã Tabhing, huyện Nam Giang, cách quốc lộ 14D khoảng 03 km

Thác Grăng như một dải lụa mềm vắt lưng chừng núi, đẹp nhất là thác 3, cao khoảng 30 m, bụi nước tựa sương mờ, tỏa ánh sáng rất đẹp. Theo con đường mòn ngoằn ngoèo, du khách sẽ qua rẫy lúa, nương bắp, ngang dọc theo suối, thấp thoáng ven sườn đồi.

Khe Lim

  • Địa chỉ: xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc

Từ thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, theo con đường quốc lộ 14B khoảng 20 km về phía tây, du khách sẽ đến với thắng cảnh Khe Lim. Nhìn từ xa, thác nước như bức rèm thưa lúc ẩn, lúc hiện giữa núi rừng bao la.

Đồi Bồ Bồ

  • Địa chỉ: Huyện Điện Bàn, Quảng Nam

Bồ Bồ là một cụm gồm bốn ngọn đồi nhỏ nằm liên tiếp nhau có diện tích khoảng hơn 200ha, nằm trên địa bàn hai xã Điện Tiến và Điện Thọ của huyện Điện Bàn. 25 km về phía Tây Bắc.

Suối nước nóng Tây Viên

  • Địa chỉ: Duy Xuyên, Quảng Nam

Cách quần thể khu đền tháp Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên) chưa đầy 03 km theo đường chim bay về hướng Tây là suối nước nóng Tây Viên. Hai suối nước trong vắt quanh năm tuôn chảy. Nhiệt độ trung bình của dòng nước khoảng 850C. Người dân nơi đây quen gọi là suối Ông và suối Bà. Trong nước chứa nhiều khoáng chất quý như: canxi, kali, lưu huỳnh, sắt…

Cù Lao Chàm

  • Địa chỉ: thuộc vùng biển Hội An, cách Cửa Đại khoảng 21 km

Đây là một nhóm gồm 7 đảo lớn nhỏ: Hòn Lao, Hòn Tai, Hòn Dài, Hòn Mô, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con. Tổng diện tích trên 15km², trong đó rừng chiếm khoảng 90% , Hòn lớn nhất là Hòn Lao, nhỏ nhất là Hòn Khô con.

Di tích lịch sử

Nhà cổ Quân Thắng

  • Địa chỉ: 77 Trần Phú, Hội An

Là một trong những ngôi nhà cổ đẹp nhất Hội An với niên đại 150 năm mang phong cách kiến trúc Hoa Hạ Trung Hoa.

Chùa Cầu

  • Địa chỉ: giáp ranh đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú

Chùa Cầu là ngôi chùa nằm trên chiếc cầu bắc ngang qua con lạch nhỏ trong khu đô thị Hội An. Cầu được thương nhân người Nhật Bản xây dựng vào đầu thế kỉ 17 nên vẫn gọi là cầu Nhật Bản.

Mộ bà thứ phi triều Tây Sơn

  • Địa chỉ: Nằm tại thôn 5 Cẩm Thanh, Hội An

Du lịch sinh thái

Suối nước nóng Tây Viên

  • Địa chỉ: Duy Xuyên, Quảng Nam

Cũng có giả thuyết cho rằng Tây Viên là hoa viên tiên cảnh của thiên nhiên nằm ở phía Tây, bởi cảnh vật thơ mộng không khác chốn bồng lai, tiên cảnh.

Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh

  • Địa chỉ: nằm trên địa bàn hai huyện Nam Giang và Phước Sơn, giáp biên giới nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh có tổng số 831 loài thực vật bậc cao, đã được ghi nhận qua các đợt khảo sát vào năm 1997 và 1999 WWF – Đông Dương và Viện điều tra quy hoạch rừng Việt Nam thực hiện.

Khu du lịch sinh thái thủy Duy Sơn II

  • Địa chỉ: xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên

Thuỷ điện Duy Sơn II được khởi công xây dựng sau năm 1975, đây là công trình thuỷ điện đầu tiên xây dựng bằng sức dân, thể hiện tinh thần sáng tạo và nghị lực phi thường của nhân dân địa phương lúc bấy giờ.

Khu du lịch sinh thái Thuận Tình

  • Địa chỉ: Giữa dòng Thu Bồn, trên đường từ Hội An đi Cửa Đại

Ở trên một cồn đất rộng khoảng 50 ha, Thuận Tình như một chiếc phao bồng bềnh giữa dòng hạ lưu của sông Thu Bồn.

Du lịch tâm linh

Chùa Chúc Thánh

  • Địa chỉ: Khu vực 7, phường Tân An, thành phố Hội An

Chùa được bố cục theo kiểu “tiền công hậu quốc”, là sự kết hợp hài hoà hai phong cách kiến trúc Việt Nam và Trung Hoa với nhiều đồ án trang trí được chạm trổ công phu. Quanh chùa có 16 ngôi mộ tháp của các vị trụ trì đã viên tịch, nổi bật là bảo tháp của tổ sư Minh Hải cao 12m..

Chùa Vạn Đức

  • Địa chỉ: Thôn 2B, Cẩm Hà, Hội An

Ngôi chùa ban đầu là một thảo am tranh tre, do thiền sư Minh Lương (sư đệ của ngài Minh hải) đệ tử đời 33 dòng Lâm Tể trụ trì vào cuối thế kỷ 17. Ngôi chùa được mở rộng và xây dựng bằng vôi gạch vào đầu thế kỷ 18, đã qua nhiều lần trùng tu nhưng ngôi chùa vẫn giữ được vẻ trang nghiêm cổ kính.

Chùa Viên Giác

  • Địa chỉ: 34 Huỳnh Thúc Kháng, Hội An

Tiền thân của chùa Viên Giác là một ngôi chùa mang tên Cẩm Lý nằm ở Xuyên Trung-Cẩm Phô, do làm sát bờ sông, bị xói lở nên dân làng dời về vị trí hiện nay và đổi tên là Viên Giác Tự (1814). Ngày trước là chùa làng, năm 1950 làng giao chùa cho Giáo hội Phật giáo địa phương quản lý.

Chùa Phước Lâm

  • Địa chỉ: phường Cẩm Hà, Hội An

Chùa được xây dựng vào đầu thế kỷ 18, do tiền sư Minh Giáo, đệ tử đời thứ 35 dòng Lâm Tế làm trụ trì. Công trình được bố trí theo kiểu chữ “môn”, do người làng mộc Kim Bồng- Hội An xây dựng.

Chùa Kim Bửu

  • Địa chỉ: làng Kim Bồng (thôn 3 xã Cẩm Kim)

Hiện chưa biết chính xác năm xây dựng chùa, nhưng vì đây là một chùa làng, gắn liền với sự hình thành và phát triển của làng mộc Kim Bồng, có thể phỏng đoán chùa được xây dựng vào thế kỷ 17.

Chùa Hải Tạng

  • Đại chỉ: phường Tân Hiệp, Hội An

Miếu Văn Thánh Cẩm Phô

  • Địa chỉ: 32 đường Hùng Vương

Miếu thờ tổ nghề gốm Nam Diêu

  • Địa chỉ: Ấp Nam Diêu, xã Thanh Hà

Lễ hội truyền thống

Lễ vía bà Thiên Hậu

  • Địa chỉ: Hội quán Phúc Kiến và hội quán Ngũ Bang
  • Thời gian: 23 tháng 3 âm lịch

Lễ do cộng đồng Hoa Kiều sinh sống ở Hội An tổ chứcđể tưởng nhớ Bà Thiên Hậu – người có tài tiên đoán mưa gió, bão lụt.

Lễ vía bà Thu Bồn

  • Địa chỉ: Diễn ra tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam

Đây là lễ hội dân gian truyền thống để tưởng nhớ Bà Thu Bồn, còn gọi là Bô Bô phu nhân, người có công gây dựng nghề nông – ngư nghiệp. Lễ hội được tổ chức bằng các cuộc đua thuyền giữa các đội.

Lễ Vu Lan

  • Thời gian: ngày rằm tháng 7 hàng năm

Hàng năm vào ngày rằm tháng 7, lễ Vu Lan được tổ chức trong tình cảm ấm áp khi tất cả mọi người đều dành trọn tấm lòng hướng về các bậc sinh thành.

Lễ tế cá Ông

Được tổ chức tại Lăng Ông vào ngày mát của Cá Ông hoặc nơi có cá Ông mất.

Tết Nguyên Tiêu

Đây là 1 trong những lễ tết quan trọng trong cộng đồng cư dân Hội An diễn ra vào đêm rằm đầu tiên của 1 năm.

Giỗ Tổ nghề Yến
Đây là 1 lệ dân gian có từ lâu đời nhằm cầu mong biển trừi phù hộ và tưởng niệm, tri ân các bậc tiền bối đã có công với nghề khai thác Yến sào.

Lễ hội làng Gốm Thanh Hà

  • Thời gian: ngày 10 tháng giêng âm lịch hàng năm
  • Địa chỉ: miếu Nam Diêu

Lễ rước Long Chu

Long Chu là từ chỉ chiếc thuyền làm theo hình con rồng, là phương tiện sang trọng dành riêng cho vua chúa ngự lãm hoặc tuần du. Làm long Chu là dựa theo loại thuyền của vua để chở thần, tướng, âm binh áp tải để xua đuổi tà ma, đem tốt lành đến cho nơi cư trú của con người.

Dự hội Cầu Bông

  • Thời gian: mùng 7 tháng giêng âm lịch
  • Địa chỉ: làng rau Trà Quế

Người dân thôn Trà Quế tổ chức lễ cầu Bông để tri ân các bậc tiền nhân đã khai lập làng và cho mưa thuận gió hòa.

Xem thêm bài viết:

0 bình luận

    Cần tìm khách sạn giá tốt

    0963 266 688

    Hoặc để lại thông tin
    Vntrip sẽ gọi lại cho bạn

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ