Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

Khám phá di tích lịch sử cấp quốc gia – Nhà trăm cột Long An>

Khám phá di tích lịch sử cấp quốc gia – Nhà trăm cột Long An

Luyến Nguyễn Luyến Nguyễn 04/11/2019
5.1K lượt xem

Cần Đước là một huyện ven biển của tỉnh Long An và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. Không chỉ nổi tiếng với đặc sản là gạo nàng thơm Chợ Đào mà nơi đây còn được biết đến với nhiều di tích lịch sử văn hóa khác. Một trong số đó phải kể đến di tích nhà Trăm Cột, các bạn hãy cùng chúng tôi khám phá địa điểm này qua bài viết sau đây.

Di tích lịch sử nhà cổ Trăm Cột

Di tích lịch sử nhà cổ Trăm Cột (Ảnh ST)

Di tích lịch sử nhà Trăm Cột – Điểm đến du lịch hấp dẫn tại Long An

Địa chỉ nhà Trăm Cột

Tọa lạc tại ấp Cầu Ngang, tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Nhà Trăm Cột là một trong di tích lịch sử cấp quốc gia(1997) và cũng là một trọng điểm du lịch lớn của tỉnh. Đây là công trình kiến trúc cổ được xây dựng theo lối nhà Rường xuyên trính độc đáo của xứ Huế.

Cổng vào nhà cổ Trăm Cột

Cổng vào nhà cổ Trăm Cột (Ảnh ST)

Mặc dù được gọi là nhà Trăm Cột, tuy nhiên thực tế lại có tới 120 cột với 68 cột chính và 52 cột vuông nhỏ phụ trợ ở hàng 5. Cho nên cái tên “nhà Trăm Cột” chỉ được dùng để ước lệ mà thôi. Đây là một địa điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước tới tham quan tại Long An.

Hướng dẫn đường đi tới nhà Trăm Cột

Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50km, du khách chỉ mất có gần 2 tiếng đồng hồ đi xe. Với những bạn chưa biết đường đi tới địa điểm này thì có thể tham khảo ngay tuyến đường sau đây.

Bản đồ đường đi tới nhà Trăm Cột Long An

Bản đồ đường đi tới nhà Trăm Cột Long An (Ảnh ST)

Xuất phát từ trung tâm thành phố, các bạn đi dọc theo đường Trường Chinh, Lũy Bán Bích và Kinh Dương Vương. Tại Ngã ba An Lạc thì các bạn đi theo lối ra thứ 2 để vào Xa lộ Đại Hàn/QL1A. Từ đây tiếp tục đi dọc theo đường Đoàn Nguyễn Tuấn và Đường 234 đến Đinh Đức Thiện tại Tân Quý Tây. Sau đó đi theo đường TL826/Tỉnh lộ 826/ĐT826 và Đường tránh Cần Đước đến ĐT23/ĐT826B tại Phước Đông. Cuối cùng, đi dọc ĐT23/ĐT826B là sẽ đến nhà cổ Trăm Cột tại Long Hựu Đông.

Khám phá kiến trúc độc đáo tại nhà cổ Trăm Cột

Du lịch nhà cổ Trăm Cột Long An

Nhà cổ Trăm Cột có lối kiến trúc độc đáo

Nhà cổ Trăm Cột có lối kiến trúc độc đáo (Ảnh ST)

Nhà cổ Trăm Cột được khởi công vào năm 1898 và sau 3 năm mới hoàn thành xong xây dựng thô. Sau đó phải mất thêm 2 năm để trang trí nội thất, nhà cửa. Mãi đến năm 1904 thì ngôi nhà này mới được xây dựng xong với phần chạm khắc trang trí do nhóm thợ từ làng Mỹ Xuyên làm. Một trong những ngôi làng chạm khắc mộc nổi tiếng của Thừa Thiên – Huế lúc bấy giờ.

Khám phá kiến trúc nhà cổ Trăm Cột

Khám phá kiến trúc nhà cổ Trăm Cột (Ảnh ST)

Với diện tích ngôi nhà lên tới 882m² trong khuôn viên rộng 4.044m², ngôi nhà được xây dựng chủ yếu bằng các loại gỗ  quý như cẩm lai, gõ đỏ, gõ mật. Phần mái nhà được lợp ngói âm dương, nền nhà thì được lát bằng đá tảng cao với mặt nền lát gạch Tàu lục giác.

Khuôn viên đằng sau nhà cổ Trăm Cột - Long An

Khuôn viên đằng sau nhà cổ Trăm Cột – Long An (Ảnh ST)

Ngôi nhà được chia làm 2 phần, phần trước là nơi đón tiến khách, phần sau là nơi để ở và sinh hoạt của gia đình. Với kết cấu kiểu xuyên trính, chính diện quay về hướng Tây Bắc, khung sườn kiểu bát trụ giúp cho bộ khung nhà luôn chắc chắn và không gian thoáng đãng khi không có hàng cột ở giữa.

Một góc nhỏ tại nhà cổ Trăm Cột

Một góc nhỏ tại nhà cổ Trăm Cột (Ảnh ST)

Theo các nhà nghiên cứu cho biết kiến trúc ngôi nhà cho chúng ta thấy được nghệ thuật điêu khắc phát triển như thế nào ở thời bất giờ. Về đại thể kiến trúc thì mang dấu ấn rõ rệt của phong cách Huế nhưng do được làm theo đơn đặt hàng của gia chủ nên sẽ có nhiều nét tiểu dị trong đề tài trang trí.

Di tích nhà Trăm Cột ở Long An

Di tích nhà Trăm Cột ở Long An (Ảnh ST)

Nơi tập trung cao nhất giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật của nhà cổ Trăm Cột được người xưa gửi gấm trên từng nét chạm trong gian nội tự và ngoại khách. Những nét đẹp này đều được thể hiện công phu trên các vách ngăn, vách lá gió, bàn thờ, bàn tròn, bàn dài và các đồ đạc trong nhà một cách điêu luyện và tài tình.

Không gian bên trong nhà cổ Trăm Cột

Không gian bên trong nhà cổ Trăm Cột (Ảnh ST)

Ngoài ra, gian ngoại còn được trang trí những bức hoành phi, sơn son, thếp vàng, cẩn ốc xà cừ, đối liễng đã nói lên tư tưởng hướng về cuộc sống an nhàn của gia chủ. Mặc dù đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm trong lịch sử những ngôi nhà Trăm Cột vẫn giữ được nét độc đáo của mình. Một trong những bằng chứng sống góp phần làm nên lịch sử – văn hóa của đất phương Nam cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20.

Hình ảnh bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa nhà Trăm Cột

Hình ảnh bằng công nhận di tích lịch sử – văn hóa nhà Trăm Cột (Ảnh ST)

Vào ngày 27/09/1997, nhà cổ Trăm Cột đã được Bộ Văn Hóa – Thông Tin xếp hạng vào danh sách Di tích lịch sử – văn hóa Quốc Gia cần được bảo tồn và phát triển.

Tin liên quan:  “Thu nhỏ miền Tây sông nước” vào khu du lịch làng nổi Tân Lập

0 bình luận

    Một số cẩm nang khác, bạn muốn biết?

    Xem tất cả

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ