Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

Nguyên tắc và phương pháp quản lý tài chính doanh nghiệp

Nguyên tắc và phương pháp quản lý tài chính doanh nghiệp

Luyến Nguyễn Luyến Nguyễn 30/07/2021
508 lượt xem

Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì quản lý tài chính cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Tài chính được xem như là não bộ, là huyết mạch của doanh nghiệp. Đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, nếu quản lý tài chính không tốt có thể dẫn đến sự thất bại của doanh nghiệp. Vậy nếu là một nhà quản lý, bạn sẽ quản lý tài chính doanh nghiệp của mình như thế nào?

1. Quản lý tài chính doanh nghiệp là gì?

Quản lý tài chính doanh nghiệp (Financial Management) được hiểu là việc đưa ra kế hoạch, tổ chức, phân tích và giám sát các hoạt động liên quan đến vấn đề tài chính của một doanh nghiệp. Các hoạt động này bao gồm: mua sắm, đầu tư, sử dụng các quỹ tài chính,…và nhiều hoạt động khác của doanh nghiệp.

Quản lý tài chính có ảnh hưởng quan trọng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Quản lý tài chính có ảnh hưởng quan trọng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Thông qua các báo cáo tài chính của kế toán chúng ta có thể thấy rõ hơn hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp đó diễn ra như thế nào. Nó có ảnh hưởng quan trọng đến bộ máy vận hành, khả năng xoay vòng vốn cũng như vấn đề tối ưu hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. Bởi vậy, cần nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính doanh nghiệp để doanh nghiệp phát triển bền vững.

2. Nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp

Ở mỗi lĩnh vực kinh doanh, loại hình doanh nghiệp,…đều có những nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp khác nhau. Dưới đây là một số nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp cơ bản:

Nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận (Trade-off)

Nguyên tắc Trade-off được hiểu đơn giản là rủi ro càng cao thì lợi nhuận thu được càng lớn và ngược lại. Bên cạnh việc hy vọng vào lợi nhuận thì bất kỳ sự đầu tư hay tài trợ nào của doanh nghiệp cũng tiềm ẩn những rủi ro. Do đó, doanh nghiệp chấp nhận mức độ rủi ro và kiểm soát rủi ro đó như thế nào để đảm bảo vẫn thu được lợi nhuận là tốt nhất cho doanh nghiệp. Đây là nguyên tắc mà nhà quản lý cần xem xét, cân nhắc giữa rủi ro và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần cân đối rủi ro và lợi nhuận sao cho hợp lý

Doanh nghiệp cần cân đối rủi ro và lợi nhuận sao cho hợp lý

Nguyên tắc chi trả

Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp phải luôn đảm bảo được khả năng chi trả cho các hoạt động kinh doanh của mình và chi phải ít hơn thu. Bạn cần nắm được doanh nghiệp của mình đang chi tiêu lãng phí ở đâu và cần phải chi trả cho các khoản nợ như thế nào để kiểm soát tốt tình hình tài chính.

Nguyên tắc sinh lợi

Doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm những dự án, tìm cách dùng tiền để tạo ra tiền trong quá trình hoạt động. Đặc biệt cạnh tranh trong kinh doanh thì luôn gay gắt đòi hỏi doanh nghiệp cần có những biện pháp để tăng khả năng cạnh tranh, đảm bảo mức chi phí thấp hơn chi phí cạnh tranh.

Làm sao để doanh nghiệp đầu tư sinh lợi nhuận

Làm sao để doanh nghiệp đầu tư sinh lợi nhuận

Giá trị thời gian của tiền tệ

Doanh nghiệp khi phân bổ một số tiền để kinh doanh, bên cạnh việc phải gánh chi phí cơ hội thì còn chịu sự tác động của lạm phát và nhiều yếu tố khác làm giảm hoặc tăng giá trị của đồng tiền.

Lưu ý đến tác động của thuế

Thực tế khi doanh nghiệp hoạt động phải chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các loại thuế như: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế tài nguyên,…Thuế là một bộ phận cấu thành nên dòng tiền ra trong kỳ khi doanh nghiệp nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Bởi vậy nhà quản lý cần quan tâm đến tác động của thuế, nó có thể là đòn bẩy giúp doanh nghiệp hoạt động tốt nhưng đôi khi cũng đem lại tác động ngược lại.

Luôn có phương án dự phòng

Bạn có thể sẽ phải đối mặt với những trường hợp không thể lường trước được ví dụ như dịch bệnh Covid-19 kéo dài như hiện nay. Bởi vậy, hãy luôn duy trì các quỹ tiết kiệm dự phòng, dự trữ và sử dụng các dịch vụ bảo hiểm để có thể vượt qua các cơn khủng hoảng kinh tế, thiên tai, hỏa hoạn hay dịch bệnh,….

Hạn chế rủi ro bằng các quỹ dự phòng của doanh nghiệp

Hạn chế rủi ro bằng các quỹ dự phòng của doanh nghiệp

Quỹ dự phòng này có thể sẽ là chiếc phao cứu cánh cho doanh nghiệp của bạn để phòng ngừa rủi ro và giúp hạn chế tối đa thiệt hại. Nó sẽ giúp doanh nghiệp của bạn duy trì hoạt động kinh doanh trong thời kỳ kinh tế khó khăn, hoặc để đầu tư vào những cơ hội tiềm năng cho doanh nghiệp.

Vốn vay và vốn chủ sở hữu

Nếu doanh nghiệp chỉ sử dụng lượng vốn có hạn của chủ sở hữu để đầu tư phát triển kinh doanh thì sẽ sinh ra rất nhiều rào cản. Tận dụng đòn bẩy tài chính từ vốn vay là cách để doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu sử dụng vốn vay không hiệu quả thì nó sẽ trở thành gánh nặng đối với doanh nghiệp.

3. Những phương pháp quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả 

Quản lý tài chính có hệ thống

Để doanh nghiệp phát triển bền vững cần phải quản lý tài chính một cách có hệ thống. Tất cả các khoản vay, chi phí đầu tư, các khoản thu chi, tiền lương cho nhân viên,…đều cần được theo dõi và kiểm soát.

Quản lý có hệ thống nhằm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

Quản lý có hệ thống nhằm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

Việc quản lý có hệ thống giúp bạn cập nhật, thống kê và theo dõi được các nguồn tài chính của doanh nghiệp mình. Để từ đó có biện pháp sử dụng hợp lý, đưa ra những quyết định, chính sách đúng đắn, phù hợp cho doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp sẽ không thể phát triển nếu vấn đề tài chính không được làm tốt. Thất thu, thâm hụt,…không tìm được nguyên nhân là những thứ hoàn toàn có thể xảy ra khiến doanh nghiệp ngày càng đi xuống.

Sử dụng phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp

Sử dụng phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp là việc làm cần thiết để doanh nghiệp quản lý một cách có hệ thống và hiệu quả nguồn tài chính. Một số phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp bao gồm:

  • Phần mềm quản lý tài chính BRAVO
  • Phần mềm Odoo
  • Phần mềm quản lý công tác Vntrip TMS
  • Phần mềm SAP
  • Phần mềm kế toán Misa
  • Phần mềm Sage Live
  • Phần mềm Accounting Seed,..

Việc sử dụng các phần mềm quản lý doanh nghiệp, quản lý tài chính giúp bạn dễ dàng kiểm soát các khoản thu chi hàng ngày, hàng tuần, hàng quý,…Tất cả đều được theo dõi trên hệ thống có công thức tính toán tự động. Đảm bảo các con số chính xác. Nhân viên quản lý tài chính cũng giảm tải được lượng công việc hàng ngày. Nhờ đó tiết kiệm chi phí nhân công dư thừa.

Đưa phần mềm quản lý vào trong doanh nghiệp là việc làm cần thiết hiện nay

Đưa phần mềm quản lý vào trong doanh nghiệp là việc làm cần thiết hiện nay

Việc chuyển đổi số doanh nghiệp là một trong những phương pháp quản lý tài chính hiệu quả nhất hiện nay. Nhờ có các phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc quản lý tài chính của doanh nghiệp mình.

Xem thêm: Giới thiệu phần mềm quản lý tài chính TMS của Vntrip

Lập kế hoạch kinh doanh

Một doanh nghiệp nếu không có kế hoạch kinh doanh rõ ràng, chi tiết sẽ không biết được mình đang đứng ở đâu và mình cần đạt được điều gì. Lập kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp phân bổ nguồn tài chính hợp lý cho các hoạt động. Hơn nữa nó còn giúp bạn biết được làm sao để có được nguồn vốn cần thiết cho doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh.

Để làm được điều này, người quản lý cần lên kế hoạch rõ ràng về các khoản mục cần chi, hạn mức chi tiêu, mục tiêu nguồn thu để tránh tình trạng chi nhiều hơn thu.

Lập kế hoạch kinh doanh để phân bổ tài chính hợp lý là việc làm rất cần thiết để doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả

Lập kế hoạch kinh doanh để phân bổ tài chính hợp lý là việc làm rất cần thiết để doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả

Giảm nợ

Giảm nợ được coi là việc ưu tiên cần làm để giúp doanh nghiệp quản lý tài chính hiệu quả. Nợ có thể là áp lực gây ảnh hưởng tới doanh thu cũng như kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Bởi vậy doanh nghiệp sẽ không thể phát triển nếu cứ nợ từ năm này sang năm khác. Chú ý là hạn chế nợ đối với những tài sản tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp.

Cập nhật báo cáo thường xuyên

Là người quản lý doanh nghiệp bạn cũng cần cập nhật thường xuyên các báo cáo tài chính để nắm được số liệu kinh doanh quan trọng của doanh nghiệp. Hàng tháng, bạn nên đối chiếu các khoản thu chi, tiền vay, tiền gửi, tiền lãi,..để nếu có bất kỳ phát sinh nào sẽ được xử lý một cách nhanh chóng.

Đầu tư vào công nghệ

Bên cạnh các phương pháp giúp quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả thì đầu tư vào công nghệ là biện pháp không thể không nhắc đến. Các thao tác thủ công, hạn chế về phân quyền, truy cập sử dụng có thể gây ra nhiều sai sót cũng như rủi ro trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Bởi vậy đầu tư vào công nghệ giúp quản lý tài chính tổng thể là rất cần thiết với doanh nghiệp.

Đầu tư vào công nghệ để bắt kịp xu hướng phát triển

Đầu tư vào công nghệ để bắt kịp xu hướng phát triển

Thuê dịch vụ bên ngoài để cắt giảm chi phí

Để có thể giảm thiểu đối đa chi phí hoạt động, bạn cũng có thể cân nhắc việc thuê các dịch vụ từ bên ngoài để xử lý các khoản báo cáo hay thuế,…thay vì cần tới một bộ phận kế toán độc lập. Tuy nhiên, việc này chỉ thích hợp và áp dụng được với các doanh nghiệp nhỏ với ít nhân sự. Đồng thời việc thuê ngoài cần đảm bảo lựa chọn những đơn vị chất lượng để không làm ảnh hưởng tới uy tín doanh nghiệp.

Dự báo dòng tiền

Duy trì dự báo dòng tiền hàng ngày là phương pháp giúp bạn xác định xem có khoản nào bị thâm hụt hay không. Từ đó lập kế hoạch, đưa ra biện pháp giải quyết các khoản thâm hụt.

Bài viết trên đây chắc hẳn đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về quản lý tài chính doanh nghiệp, nguyên tắc cũng như những phương pháp quản lý tài chính doanh nghiệp sao cho hiệu quả. Hy vọng sẽ giúp bạn và doanh nghiệp của mình có những góc nhìn đầy đủ hơn để ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Xem thêm: 

0 bình luận

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ