Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

Món ngon Sa Pa và những tên gọi độc đáo>

Món ngon Sa Pa và những tên gọi độc đáo

Luyến Nguyễn Luyến Nguyễn 08/01/2016
4.4K lượt xem

Không chỉ được biết đến với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, khí hậu trong lành đặc trưng của vùng cao mà Sa Pa còn được biết đến với những món ăn độc đáo, đậm chất núi rừng hấp dẫn, mà có lẽ tên càng độc thì càng cuốn hút.

“Chua cau” – Măng chua

Để có được món ngon Sa Pa “chua cau”, người dân bản địa nơi đây phải chuẩn bị rất kĩ lưỡng từ lựa chọn măng ra sao, chế biến qua công đoạn và ủ cho măng chua như thế nào, đều được thực hiện theo một quy trình nhất định có sẵn, chính vì sự tỉ mỉ ấy mà khi du khách thưởng thức món măng chua đều có chung một cảm xúc về vị ngon khó có thể quên của món ăn này.

Măng vầu nguyên liệu chính làm nên món ăn đặc sản Sa Pa
Măng vầu – nguyên liệu chính làm nên món ăn đặc sản Sa Pa (Ảnh sưu tầm)

Nguyên liệu chính để làm ra món ăn đặc sản măng chua là từ một loại măng có tên gọi là măng vầu. Cây măng vầu tươi chỉ mới cao khoảng 20 đến 30 cm sẽ được người dân đưa về rồi bóc hết lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch với nước suối và dùng dao sắc thái thành những miếng nhỏ, ủ măng vào chum sành, rồi dùng túi bóng hoặc một tấm vải kín để che miệng chum miễn sao không để cho hơi nước và không khí tiếp xúc được với măng.

Sau quãng thời gian chờ đợi từ 20 ngày đến 1 tháng, măng sẽ có vị chua đạt yêu cầu, lúc này có thể đem ra mời du khách thưởng thức. Theo như người dân cho biết, măng để kín trong chum có thể lưu giữ được gần 1 năm mà không hề bị hỏng. Măng chua Sa Pa mang về đồng bằng ăn kèm với các món ăn béo, đồ nướng sẽ giảm đi vị ngấy, kích thích cho hệ tiêu hoá giúp du khách ngon miệng hơn.

Măng chua – đặc sản Sa Pa mang đến vị chua chua, thanh mát rất thú vị, ngoài ăn măng riêng biệt ra du khách còn được ăn măng nấu thành canh với các loại rau hoặc nấu chung với cá, thịt thú rừng rất thơm ngon, lạ miệng. Rất nhiều du khách khi đã nếm qua món măng chua Sa Pa thì không bao giờ quên mua một hộp mang về làm quà cho người thân hoặc bạn bè. Đó cũng là lí do vì sao hương vị ẩm thực của núi rừng không thể lẫn đi đâu được ấy đã theo du khách đi khắp mọi nơi qua những hộp măng chua chứa chan lòng mến khách, sự chân chất, thật thà của người dân Sa Pa.

Đĩa măng chua làm nức lòng du khách gần xa bởi nét dân dã, mộc mạc mà chứa chan tình người Sa Pa
Đĩa măng chua làm nức lòng du khách gần xa bởi nét dân dã, mộc mạc mà chứa chan tình người Sa Pa (Ảnh sưu tầm)

Dạo chơi tại các phiên chợ mà người dân các làng bản dân tộc hội họp vào những ngày cuối tuần, du khách đều có thể băt gặp hình ảnh các cô gái sơn cước xúng xính trong bộ quần áo thêu hoa văn thổ cẩm bên những chum măng chua – món ngon Sa Pa hấp dẫn thực khách.

“Khăng gai” – Thịt sấy

Món ăn đặc sản Sa Pa thịt sấy – “khăng gai” không biết tự lúc nào đã trở thành một điểm nhấn trong hành trình du lịch Sa Pa của du khách xa gần. Món ăn mà thường xuyên xuất hiện trong các bữa cơm dùng để tiếp khách phương xa bên chén rượu ngô nồng nàn của người dân vùng đất. Đến du lịch Sa Pa, du khách nên bỏ ra một chút thời gian để ghé qua các bản làng của người dân, cùng thưởng thức các món ăn hấp dẫn, mang đậm hương vị núi rừng, vấn vương, lưu luyến tại địa điểm ăn uống này.

Thịt được xâu lại thành chuỗi bởi những thanh tre nhọn và được nướng trên than hồng
Thịt được xâu lại thành chuỗi bởi những thanh tre nhọn và được nướng trên than hồng (Ảnh sưu tầm)

Mỗi mảnh vườn xung quanh ngôi nhà của người dân tộc Giáy, Mông hay người Dao đều được phủ kín bằng các loại củ quả, rau xanh, gia súc như heo, gà, trâu, bò… để phục vụ cuộc sống thường nhật cũng như đem ra chợ bán.

Thịt sấy lấy nguyên liệu chính là thịt lợn, là loại lợn cắp nách nổi tiếng của phố núi, lợn bản không to như lợn công nghiệp ở dưới xuôi, mỗi con lợn nơi đây chỉ nặng từ 25 kg đổ về. Vào dịp họp chợ phiên cần trao đổi hàng hoá người dân bản địa chỉ cần bắt lấy một con lợn kẹp vào nách để đem đi, tên gọi “lợn cắp nách” cứ đơn giản như vậy được ra đời. Món ngon tại Sa Pa thịt sấy “khăng gai” được chế biến từ lợn cắp nách là đặc sản ở vùng cao này, nó thu hút và làm mê mẩn biết bao tâm hồn đam mê ẩm thực của du khách.

Ngoài thịt lợn, món thịt “khăng gai” còn được làm từ nhiều loại thịt thú rừng khác như trâu, bò, ngựa…người dân thường sẽ chọn phần thịt ngon nhất của con vật, thái dọc thành từng miếng, xiên lại vào que thành xâu rồi treo lên trên gác bếp sấy để làm thức ăn dự trữ ăn dần hay thi thoảng vào mùa mưa không lên rẫy, lên rừng được phải ngồi nhà thì lại lấy ra nhâm nhi với bầu rượu. Trong tiết trời se lạnh, trong làn gió nhè nhẹ, trong tiếng mưa rả rích nơi núi rừng, được ngồi nhâm nhi “khăng gai” thơm lừng và thưởng thức bầu rượu ấm nóng, ta bất giác sẽ thấy lòng bình yên.

Khăng gai đỏ au bên bầu rượu ấm nóng, tất cả là hương vị đại ngàn thuần khiết, tinh túy
“Khăng gai” đỏ au bên bầu rượu ấm nóng, tất cả là hương vị đại ngàn thuần khiết, tinh túy (Ảnh sưu tầm)

Mỗi miếng thịt sấy “khăng gai” – món ngon Sa Pa có trọng lượng nặng vào khoảng 1 kg đến 2 kg, thịt treo lên gác bếp nên được hong khô dần nên có thể để lâu hàng năm thời gian mà không hề bị hỏng hay mất đi vị ngon, thơm bùi. Ngoài ra, thịt sấy còn có thể xào với cà chua, măng chua, rau rừng, nhưng lôi cuốn nhất có lẽ vẫn là nướng lại thịt trên bếp củi, trong lúc chờ thịt chín ngồi nghe những câu chuyện do người dân bản kể và và chìm đắm trong hương thơm mê hoặc lòng người.

“Páu Pó Cừ” – Bánh ngô

Dừng chân tại Sa Pa, bên cạnh các món nướng đặc sản cùng các loại rau rừng tươi rói thì các loại bánh tại Sa Pa cũng để lại trong lòng du khách bốn phương những ấn tượng không thể phai mờ, mà đặc biệt hơn cả chính là món ăn đặc sản Sa Pa bánh ngô – “páu pó cừ”.

Bánh ngô bán ở chợ phiên món bánh dân dã mà đáo của bản làng
Bánh ngô bán ở chợ phiên – món bánh dân dã mà đáo của bản làng (Ảnh sưu tầm)

Bánh ngô được người dân nơi đây gọi với cái tên ngộ nghĩnh là “páu pó cừ”, thường được người dân các bản làng làm vào tháng 4 và tháng 5 tính theo âm lịch. Nguyên liệu chính để làm đặc sản này là bột từ bắp ngô non, khi hạt ngô vẫn còn non sữa, người dân dùng dao băm nhỏ cả bắp, rồi sau đó cho tất cả vào cối đá xay và không được cho thêm nước vào, nếu không ngô xay xong sẽ mất đi vị ngọt tự nhiên.

Ngô là một trong những loại hạt được người dân nơi đây coi trọng và gọi là hạt ngọc của núi rừng bởi ngô lương thực chính trong đời sống người dân.

Hoàn tất công đoạn xay, ngô được bọc trong lá chuối rồi đặt vào thùng gỗ, cho lên chảo hấp như các loại bánh thông thường. Bánh đạt yêu cầu là bánh phải dẻo, thơm ngậy của ngô non. Bánh ngô bà con vùng cao dùng để ăn như đồ quà ăn vặt hoặc mang đi nương, lên rẫy lao động trồng trọt hoa màu, đốn củi, lúc ngồi nghỉ ngơi ăn thay cơm để lấy lại sức.

Món ngon Sa Pa “páu pó cừ” có thể để được trong vòng gần 3 ngày. Nếu như muốn để cả tuần thời gian thì phải chú ý bọc kín vào bằng lá chuối rồi bỏ vào trong thùng nước sạch để ngâm, lúc ăn thì cho vào nồi hấp lại cho nóng. Khi du khách muốn thưởng thức món bánh này chỉ việc nhẹ nhàng dùng tay bóc lớp lá chuối ra là xong không cần phải dùng đến bát đũa.

Sa Pa ngày mùa, đâu đâu người ta cũng thấy sắc vàng ươm, bên hương thơm đến nao lòng của những chiếc bánh ngô đặc sắc
Sa Pa ngày mùa, đâu đâu người ta cũng thấy sắc vàng ươm, bên hương thơm đến nao lòng của những chiếc bánh ngô đặc sắc (Ảnh sưu tầm)

Mỗi một món ăn độc đáo của mảnh đất Sa Pa mù sương này đều được chắt chiu từ những tinh túy của đất trời, của đại ngàn và từ sự miệt mài, hăng say của người dân bản làng để sáng tạo nên. Du lịch Sa Pa, du khách đừng nên bỏ qua điều tuyệt vời nơi đây chính là thưởng thức món ngon Sa Pa có một không hai mang đậm bản sắc núi rừng mà tại các thành phố hiện đại không thể tìm thấy được, gợi thương, gợi nhớ.

0 bình luận

    Cần tìm khách sạn giá tốt

    0963 266 688

    Hoặc để lại thông tin
    Vntrip sẽ gọi lại cho bạn

    Một số cẩm nang khác, bạn muốn biết?

    Xem tất cả

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ