Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc: thu hút nhiều khách du lịch đến Cà Mau>

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc: thu hút nhiều khách du lịch đến Cà Mau

Luyến Nguyễn Luyến Nguyễn 13/02/2017
8.2K lượt xem

Chắc chắn bạn đã đến nghe đến những câu hát miền Tây ngọt ngào “Xuôi mái chèo sông Ông Đốc, đêm trắng kịp đến chợ Cà Mau” để giờ đây địa danh Sông Đốc Cà Mau nghe thật gần gũi với bạn dù chưa một lần bạn đến Cà Mau. Bài viết này của Vntrip sẽ giới thiệu với bạn về nét văn hoá đặc trưng nhất của Sông Đốc, đó là lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc.

Khởi nguồn Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc

Tàu thuyền ra khơi tại lễ hội nghing Ông Sông Đốc (Ảnh sưu tầm)

Sông Đốc hay còn được gọi là sông Ông Đốc, nay là một thị trấn cảng biển, giao thương kinh tế biển sầm uất và góp phần không nhỏ vào sự phát triển của tỉnh nhà Cà Mau. Cách đây hơn 300 năm, Sông Đốc có tên trong sử sách là Đốc Huỳnh Cảng. Từ thế kỷ 18, nơi đây là nơi hợp tác mua bán giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và với các quốc gia trên thế giới.

Nhắc đến thị trấn Sông Đốc, người ta không thể không nhắc đến lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc vì đây là một trong những lễ hội tiêu biểu ở Cà Mau và nổi tiếng ở Việt Nam. Lễ hội Nghinh Ông được nằm trong danh sách 60 lễ hội tiêu biểu của Việt Nam. Đây cũng là một lễ hội dân gian và thu hút nhiều lượng khách lớn nhất của Cà Mau. Hằng năm, cứ vào ngày 14 đến 16 tháng 2 (Âm lịch), người dân thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau cùng nhau tổ chức lễ hội Nghinh Ông trang trọng, đậm nét đặc sắc của những người ngư dân miền biển.

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc

Lễ hội nghinh Ông diễn ra theo nghi lễ (Ảnh sưu tầm)

Những người ngư dân ở thị trấn Sông Đốc kể rằng: Vào ngày 15/07/1925, một xác cá Ông dài đến 20,3 m trôi dạt vào bờ sau một đêm giông tố lớn. Ngư dân Vàm Xoáy, Rạch Gốc đã thỉnh xác cá Ông về vàm Rạch Ruộng thờ cúng. Đến năm 1943, trong cuộc chiến tranh với quân Pháp, Pháp bắn cháy lăng Ông, ngư dân nơi đây liều sống chết lao vào để cứu hài cốt của cá Ông. Tuy nhiên, hài cốt của cá Ông đã cháy nhiều nên ngư dân quấn vải đỏ và lập đền thờ mới tại vàm sông Ông Đốc.

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc

Xương cá Ông dài 20,3m (Ảnh sưu tầm)

Năm 1960, nhận thấy chiến tranh khốc liệt hơn nên Ban trị sự lăng Ông quyết định dời đền thờ về khóm 2, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời cho đến nay.

Ở các vùng biển từ miền Trung trải dài vào miền Nam Việt Nam, những người ngư dân coi lễ hội Nghinh Ông là tín ngưỡng dân gian đáng được trân trọng và gìn giữ. Bởi lẽ, vị thần Đại tướng quân Nam Hải đã giúp những người ngư dân vượt qua những cơn sóng biển dữ dội, những cơn bão tối mịt mù đêm tối. Mỗi năm, người ngư dân tổ chức lễ hội nghinh Ông linh đình nhằm cầu cho mưa thuận gió hoà, tôm cá đầy khoang, quốc thái, dân an.

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc

Lễ hội nghinh Ỗng diễn ra theo nghi lễ (Ảnh sưu tầm)

Và nhiều câu chuyện kể truyền miệng của những người ngư dân khi họ cầu mong cá Ông xuất hiện giúp đỡ trong cơn sóng dữ giữa biển càng làm tăng niềm tin vào tín ngưỡng ấy.

Lễ hội diễn ra như thế nào?

Những ngày diễn ra lễ hội Nghinh Ông thì cả khu thị trấn trở nên nhộn nhịp và đông đúc hơn bao giờ hết. Ngoài đường treo nhiều cờ màu đặc sắc, nổi bật, lòng người náo nức, hân hoan trong không khí đó. Đặc biệt là sự trang trí cho Lăng Ông và cho các tàu ra khơi ngày lễ hội chính thức diễn ra.

Vào 14/02 và 16/02 âm lịch, thị trấn Sông Đốc diễn ra những hoạt động ẩm thực, nhiều trò chơi văn hoá dân gian, có đoàn cải lương Hương Tràm về diễn hát. Vào ngày lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc chính thức diễn ra là ngày 15/02, các phong tục thờ cúng được diễn ra, dâng tế đồ cúng và Ban trị sự làm nghi thức thờ cúng truyền thống tại Lăng Ông. Sau đó, mọi người đi chuyển lên tàu ra khơi với hàng trăm tàu lớn nhỏ được trang trí đặc sắc tạo ra một khung cảnh đầy màu sắc sống động cho một vùng cửa biển rộng lớn. Nào là tiếng sóng nước, tiếng động cơ tàu chạy ầm ầm, tiếng người hò reo hân hoan trong những sắc cờ hoa.

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc

Tàu thuyền ra khơi tại lễ hội nghing Ông Sông Đốc (Ảnh sưu tầm)

Theo nghi thức, đoàn tàu chạy đến rất xa đất liền, đến vài hải lý và sẽ trở về khi gặp cá Ông phun nước (Ông dội) thì tất cả các tàu quay về. Tuy nhiên, nếu như không gặp Ông dội thì các đoàn tàu tiếp tục ra khơi và cầu nguyện khấn vái, chủ lễ làm lễ “xin keo” và rước Ông về.

Các điểm đến du lịch Cà Mau và đặc sản Cà Mau nổi tiếng

Lễ hội cầu ngư Sông Đốc đã dần dần trở thành tâm điểm du lịch mỗi năm, thu hút một lượng lớn khách du lịch gần xa. Ngoài việc ghé tham gia lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc, du khách còn có thể nhân tiện ghé sang các điểm đến du lịch như Hòn Đá Bạc, Hòn Ông Ngộ, Hòn Trọi,…

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc

Hòn Đá Bạc Cà Mau(Ảnh sưu tầm)

Hòn Đá Bạc là địa danh du lịch nổi tiếng ở Cà Mau với các trang trí từ đá hình thành nên: Sân tiên, giáng tiên, bàn chân tiên, bàn tay tiên tuyệt đẹp. Ngoài ra, du khách còn có thể thưởng thức rất nhiều món ăn đặc sản như cua tôm Cà Mau, lẩu mắm, cá lóc nướng chui, bánh xèo, mắm cua ba khía, mắm tôm,… Và có thể mua các loại đặc sản làm quà như tôm khô Rạch Gốc, cá khô cá lóc, mực khô,…

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc

Đặc sản Cà Mau làm quà (Ảnh sưu tầm)

Đặc trưng là xứ sở sông nước và nằm ngay cửa biển, ở Sông Đốc Cà Mau và những địa điểm lân cận Sông Đốc là những điểm đến du lịch không những đẹp mà còn không thiếu những món ăn ngon, đặc sản lạ cho quý khách vừa thưởng thức vừa mang về biếu tặng. Chắc chắn lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc nói riêng và Cà Mau nói chung sẽ làm cho du khách không thể quên về người “em út” của đất nước và càng thêm yêu về con người nặng tình nghĩa và vùng đất cuối trời Tổ quốc của chúng ta.

0 bình luận

    Cần tìm khách sạn giá tốt

    0963 266 688

    Hoặc để lại thông tin
    Vntrip sẽ gọi lại cho bạn

    Một số cẩm nang khác, bạn muốn biết?

    Xem tất cả

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ