Lễ cúng ông Công, ông Táo – nét văn hóa đặc sắc của người Việt
Lễ cúng ông Công, ông Táo là một phần không thể thiếu của những ngày Tết nước ta. Vậy, bạn đã biết gì về nét văn hóa đặc sắc này?
Ngày 23 tháng Chạp (nhằm ngày 5/2/2021) là khi người dân Việt chuẩn bị mâm cúng tiễn ông Công, ông Táo về trời. Đây là nét văn hóa đặc sắc, một phong tục tín ngưỡng đẹp của người Việt.
Nguồn gốc lễ cúng ông Công, ông Táo
Hình ảnh ông, bà Táo: Thổ Công, Thổ Địa là đàn ông và Thổ Kỳ là người phụ nữ.
Theo truyền thuyết, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo (Thần Bếp) là gọi chung ba vị thần quản việc bếp núc ở hạ giới. Ông Công, ông Táo được thiên giới phái xuống trần gian để theo dõi và ghi chép những việc làm Thiện – Ác của loài người. Để rồi hằng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, các vị thần này lại cưỡi cá chép lên Thiên đình, báo cáo lại cuộc sống của người phàm suốt một năm qua để Thiên đình định đoạt công, tội.
Từ đó, ông Công và ba vị Thần Táo (hay vua Bếp) được xem là những vị thần luôn dõi theo “nhất cử nhất động” của gia đình.
Người ta còn quan niệm một năm mở đầu bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc bằng Tết ông Táo. Nên để được Táo Quân phù trợ, vào ngày này, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời rất long trọng. Đến đêm 30 tháng Chạp, ông Táo trở về cùng gia đình bước vào năm mới.
Những vị táo thế kỉ 21 cưỡi cá chép chầu Trời mỗi 23 tháng Chạp hàng năm
Nghi lễ cúng ông Công, ông Táo gồm những gì?
Mỗi vùng miền cũng sẽ có những nghi thức khác và lễ vật khác nhau. Thông thường sẽ có nhang đèn, vàng mã, hoa tươi, mâm ngũ quả, mâm thức ăn mặn, bộ phục trang cho các vị thần. Hoạt động thả cá chép cũng được xem là một phần không thể thiếu trong buổi lễ này.
Theo Jennie / Travelmag
Nội dung chính
Cần tìm khách sạn giá tốt
0963 266 688
Hoặc để lại thông tin
Vntrip sẽ gọi lại cho bạn
0 bình luận