Không chỉ nhân viên, giám đốc và cấp lãnh đạo cũng thường xuyên có các chuyến đi công tác. Cùng Vntrip lập kế hoạch tổ chức chuyến đi công tác cho giám đốc và cấp lãnh đạo nhé!
Lập kế hoạch tổ chức chuyến đi công tác cho giám đốc và cấp lãnh đạo
Kế hoạch tổ chức chuyến đi công tác cho các cấp lãnh đạo sẽ có sự khác biệt tùy thuộc vào từng doanh nghiệp.
1. Nội dung bản kế hoạch
Khi lập kế hoạch tổ chức chuyến đi công tác cho giám đốc và cấp lãnh đạo, các bạn cần chuẩn bị kỹ các thông tin về:
- Sự kiện
- Mục đích của chuyến công tác
- Thành phần của chuyến công tác
- Thời gian, địa điểm đi, đến trong chuyến công tác
- Thủ tục cần thiết cho chuyến đi
- Giấy tờ
- Phương tiện đi lại
- Nơi nghỉ ngơi
- Tài liệu cần thiết cho chuyến đi
- Lịch trình công tác
- Kinh phí dự trù
- Tiến trình công việc
Ngoài các thông tin cơ bản trên, người lập có thể thêm một số thông tin khác tương ứng với doanh nghiệp của mình. Các thông tin cần chi tiết, chuyên nghiệp nhưng không được quá dài dòng. Các bạn cần bao quát các thông tin cơ bản của chuyến đi công tác để đảm bảo mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát, tránh phát sinh các trường hợp bất ngờ ảnh hưởng đến kết quả chung.
2. Mẫu kế hoạch tổ chức chuyến đi công tác cho giám đốc và cấp lãnh đạo
Dưới đây là mẫu kế hoạch tổ chức chuyến đi công tác cho giám đốc và cấp lãnh đạo.
KẾ HOẠCH ĐI CÔNG TÁC
Người đi công tác:……………………………. Bộ phận: ……………………………
Thời gian:………………………………… Nơi đến:…………………………………….
Nội dung chính công tác:……………………………………………………………….
Kế hoạch cụ thể:
STT | Nội dung công việc | Thời gian | Địa điểm | Đơn vị | Người liên quan |
Bạn đọc có thể thêm các mục khác để phù hợp hơn với chuyến đi của lãnh đạo, mục đích của doanh nghiệp.
3. Hướng dẫn lập kế hoạch tổ chức chuyến đi công tác cho giám đốc và cấp lãnh đạo
Việc lập kế hoạch này hoàn toàn có thể sáng tạo theo nhiều cách thức khác nhau, không nhất thiết phải tuân thủ cứng nhắc theo bất kỳ biểu mẫu nào. Bạn đọc có thể tự lên kế hoạch theo các bước tham khảo sau:
Bước 1: Phác thảo khái quát các vấn đề chung của chuyến đi
Các vấn đề cơ bản của một chuyến đi công tác thường gồm:
- Mục đích
- Địa điểm (đến, đi)
- Thời gian
- Phương tiện giao thông
- Các thủ tục hành chính trong chuyến đi
Bước 2: Lập kế hoạch chi tiết hơn
Dựa vào các thông tin chung, bạn đọc cần chuẩn bị bản kế hoạch chi tiết hơn, gồm:
- Nhật ký hành trình, lộ trình
- Thông tin nơi ở, khách sạn
- Chương trình hẹn gặp
- Tài liệu cho từng cuộc làm việc của lãnh đạo
- Gửi thông tin cho các điểm đến trước
Bước 3: Dự trù kinh phí
Kinh phí bao gồm các loại phí phục vụ cho chuyến đi (đi, ở, ăn uống,…), các chi phí phục vụ công việc (tài liệu,…).
Trong chuyến đi công tác, những điều sau cần được chuẩn bị từ trước:
Phương tiện giao thông: Căn cứ khoảng cách, sở thích cá nhân của các cấp lãnh đạo, mức độ cấp thiết của công việc,… phương tiện di chuyển có thể là máy bay, ô tô,… Những loại phương tiện này cần chuẩn bị trước vé đi, vé về,…
Khách sạn: Chuyến đi công tác thường kéo dài trong nhiều ngày, việc tìm nơi ở thoải mái là điều cần thiết để tăng hiệu quả công việc. Khi đặt phòng khách sạn cần lưu ý số lượng phòng, vị trí,… xác nhận lại việc đăng ký phòng để không xảy ra các sự cố. Ngoài ra, nếu cần có thể chọn thêm các dịch vụ khác (đăng ký phòng họp, bữa ăn tại khách sạn…)
Thủ tục giấy tờ: Nếu di chuyển trong nước, cần chú ý kiểm tra các giấy tờ tùy thân cần thiết. Nếu là đi ra nước ngoài thì cần lưu ý các thủ tục vi-sa, passport,…
Bước 4: Kế hoạch đảm nhận người thay thế (nếu cần)
Đây là một bước bổ sung để tránh các trường hợp khẩn cấp người đi công tác không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình. Khi này các bạn có thể lựa chọn trước người thay thế.
Bên cạnh đó, có thể lập thêm giấy ủy nhiệm và trình cho người có thẩm quyền duyệt; tiến hành bàn giao công việc giữa người đi và người thay thế; điều chỉnh những điều bị thay đổi do thay thế người đi công tác,…
4. Vai trò của việc lập kế hoạch tổ chức chuyến đi công tác cho giám đốc và cấp lãnh đạo
Việc xây dựng bản kế hoạch có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng cho quá trình thực hiện các công việc, từ đó nâng cao hiệu quả. Khi lập kế hoạch, tư duy quản lý sẽ có hệ thống hơn, dự liệu được các vấn đề sắp phát sinh. Ngoài ra còn nâng cao sự phối hợp giữa các nguồn lực cá nhân, tổ chức để hướng đến mục tiêu cuối cùng. Khi lập kế hoạch gửi các cấp có thẩm quyền ký duyệt, họ sẽ nắm được sơ bộ hoạt động trong chuyến đi để từ đó có phương pháp xử lý phù hợp, kịp thời.
Trên đây, Vntrip đã gửi đến bạn đọc các bước lập kế hoạch tổ chức chuyến đi công tác cho giám đốc và cấp lãnh đạo.
Bài viết liên quan:
0 bình luận