Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

Làng chiếu Bàn Thạch một chốn thanh bình nơi xứ Quảng>

Làng chiếu Bàn Thạch một chốn thanh bình nơi xứ Quảng

Luyến Nguyễn Luyến Nguyễn 01/02/2018
6.5K lượt xem

Nghề dệt chiếu là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nhất ở Quảng Nam và nhắc đến làng chiếu Bàn Thạch là nhớ đến hình ảnh khung dệt chiếu, tiếng thoi đưa róc rách và những cây cói với đủ màu sắc rực rỡ xanh, đỏ, tím, vàng hòa cùng màu đất trời của xứ Quàng thân thương này.

Xem thêm: Du lịch Hội An – 18 địa điểm đẹp và nổi tiếng nhất

Dọc ven bờ sông Thu Bồn những bãi cói bạt ngàn xanh mướt (Ảnh ST)

Dọc ven bờ sông Thu Bồn những bãi cói bạt ngàn xanh mướt (Ảnh ST)

Nằm cách thị trấn Nam Phước về hướng Đông 5 cây số, bạn sẽ đến địa phận xã Duy Vinh, huyện Duy Phước của tình Quảng Nam và nhìn thấy ở dọc hai bãi bờ ven dòng sông Thu Bồn hiền hòa là bạt ngàn xanh tốt những bãi cói, bãi đay, cao đến ngang vai, nghiêng nghiêng theo chiều gió. Cói, đay là nguyên liệu chính để dệt thành những chiếc chiếu hoa, chiếu bông, chiếu trắng, chiếu nổi,…vừa bền vừa chắc, tuy khác nhau ở công đoạn xử lý nguyên liệu hay cách dệt nhưng về cơ bản những bãi cói, đay bát ngát được trồng ven sông này đều là được lấy làm nguyên liệu cả.

Người dân hớn hở gặt cói đem về nhà (Ảnh ST)

Người dân hớn hở gặt cói đem về nhà (Ảnh ST)

Cùng khám phá cách người dân nơi đây tạo ra những chiếc chiếu tuyệt đẹp nhé! Những công đoạn dưới đây sẽ khiến bạn phải trầm trồ về bàn tay thực sự khéo léo của người dân làng dệt chiếu Bàn Thạch, như những họa sĩ vẽ nên bức tranh đa sắc màu vậy. Đầu tiên là phải bứt cói ở ngoài bãi rồi gánh hay chở xe về nhà, tiếp tục tỉ mỉ ngồi chẻ cói ra thành những sợi nhỏ và đem chúng đi phơi dưới nắng gắt 5 ngày liên tiếp. Bạn đừng nghĩ phơi cói như thế là xong đâu, còn phải kiểm tra xem sợi cói phơi có bị khô quá không, nếu bị khô quá thì khi dệt sẽ không cho độ chắc của chiếu cao đâu, phơi cũng phải để ý lắm đấy. Sau khi phơi khô thì đến bước nhuộm màu cho cói, trước khi nhuộm bạn phải chọn các sợi lác để nhuộm, thường những màu nhuộm nhiều nhất ở đây là đỏ, xanh, vàng, tím và không thể thiếu màu gốc là màu trắng ngà. Để cho màu nhuộm được chính xác và khó phai thì người dân phải nấu phẩm màu lên, rồi nhúng từng chùm nhỏ vào nồi (thùng) nhuộm, muốn có màu đậm hay nhạt thì điều chỉnh độ nhúng, muốn đậm hơn thì nhúng 3 lần trở lên. Tiếp đến là phơi lác dưới trời nắng mà không được nắng quá dịu bởi dễ ẩm mốc và cũng không được nắng quá gắt bởi dễ giòn, gãy. Những chiếc chiếu dệt sẽ được mịn màng hơn nếu sợi lác vẫn còn dài, không bị chắp nối. Trước khi dệt sợi lác có màu xanh nhưng sau khi dệt xong đem phơi ngoài nắng thì sẽ ra màu trắng sáng hơn.

Sợi lác cho vào nhuộm màu (Ảnh ST)

Sợi lác cho vào nhuộm màu (Ảnh ST)

Sợi lác sau khi được nhuộm phẩm màu sẽ đem đi phơi (Ảnh ST)

Sợi lác sau khi được nhuộm phẩm màu sẽ đem đi phơi (Ảnh ST)

Tiếp theo là công đoạn dệt chiếu khá là cầu kỳ, muốn dệt được thì phải chuẩn bị khung dệt (tên gọi khác là go) và thoi dệt, chúng được làm từ cây cau hoặc tre già, chặt thẳng cây để lấy làm khung cửi. Khi dệt thì phải có hai người, người này đưa thoi, luồn sợi đã dệt vào go còn người kia kéo thân cửi, cả hai phải phối hợp nhịp nhàng để cho ra một tác phẩm hoàn hảo. Sau đó dùng dao to, sắc phạt xuống đầu chiếu để cho vuông vắn và cần ghim lại bằng dây đay cho các sợi chiếu không bị xổ ra sẽ khó dệt được. Trung bình với những chiếc chiếu loại 1,2-1,6m dệt sẽ mất đến ba giờ đồng hồ mỗi chiếc, một ngày làm chăm chỉ thì người thợ có thể dệt được 3-4 chiếc. Đặc biệt ở cách dệt của làng chiếu Bàn Thạch đó là nhuộm màu cho sợi từ đầu rồi khi ấy mới đan thành các họa tiết tinh xảo, hoa văn rực rỡ và nhiều chủ đề, nhiều màu sắc, còn như các nơi khác thì dệt xong mới in khuôn hoa lá cành và nhuộm màu chiếu.

Sợi nhuộm xong không được phơi dưới ánh nắng quá gắt vì dễ giòn gãy hay ánh nắng quá dịu vì dễ ẩm mốc (Ảnh ST)

Sợi nhuộm xong không được phơi dưới ánh nắng quá gắt vì dễ giòn gãy hay ánh nắng quá dịu vì dễ ẩm mốc (Ảnh ST)

Những cây cói với đủ màu sắc rực rỡ xanh, đỏ, tím, vàng hòa cùng màu đất trời của xứ Quàng thân thương (Ảnh ST)

Những cây cói với đủ màu sắc rực rỡ xanh, đỏ, tím, vàng hòa cùng màu đất trời của xứ Quàng thân thương (Ảnh ST)

Nghề dệt chiếu này bắt đầu hình thành vào đầu thế kỳ XVI, sự tích kể lại do dân Thanh Hóa, Thái Nguyên, Nghệ Tĩnh trong lúc di tản xuống vùng Vân Nam đến phủ Thăng Hoa, nay là Quảng Nam nhận thấy long thổ địa lợi nên đã dừng chân nơi đây để gây dựng cơ nghiệp. Có khoảng thời gian chiếu nơi đây còn là cống phẩm cho triều đình và quan lại hay quý tộc xưa. Nhưng bị mai một dần đi cho đến khi đất nước giải phóng hoàn toàn, Đảng bộ và nhân dân đã  bắt tay khôi phục lại và phát triển. Chiếu Bàn Thạch ngày càng phong phú, đa dạng về màu sắc hay mẫu mã, với sự khéo léo của đôi bàn tay, những người thợ lành nghề đã tạo dệt được hình tượng như Mỹ Sơn, chùa cầu Hội An, bắt chữ nổi Bàn Thạch Duy Vinh với nhiều loại chiếu như chiếu cúc, sim tím, chiếu mặt nệm,… được rất nhiều khách hàng ưa thích, lựa chọn đặt mua. Trước kia, vào thập niên 80, tại các nước Đông Âu và Liên Xô, chiếu Bàn Thạch đã xuất hiện ở đó và cho đến nay là hơn 30 quốc gia trên toàn thế giới, tại những lễ hội lớn như Festival Huế, Ấn tượng Mỹ Sơn hay bội Bà Thu Bồn được tổ chức hàng năm cũng có mặt của chiếu Bàn Thạch ở các gian hàng trưng bày.

Khi dệt cần phải hai người phối hợp nhịp nhàng, tỉ mỉ, cẩn thận (Ảnh ST)

Khi dệt cần phải hai người phối hợp nhịp nhàng, tỉ mỉ, cẩn thận (Ảnh ST)

Chiếu dệt xong được đem phơi cho khô hẳn trước khi đem bán (Ảnh ST)

Chiếu dệt xong được đem phơi cho khô hẳn trước khi đem bán (Ảnh ST)

Một điểm đặc biệt mà chỉ ở đây mới có đó là chợ phiên chỉ bán mỗi chiếu ở Quảng Nam. Chợ phiên nơi đây họp từ rất sớm, chỉ 4-5 giờ sáng là đã bắt đầu phiên chợ tấp nập, náo nhiệt, với không biết bao người dân tứ phương đến phiên chợ để mua bán, vì chợ họp sớm nên có khi phải đến sớm hơn hẳn 1 tiếng đồng hồ để mua được những chiếc chiếu đẹp đẽ nhất hay những nguyên liệu cói đơn sơ. Khi những tia nắng bình minh đầu tiên ló dạng, pha trộn giữa bóng dáng kẻ mua người bán, tiếng xe đạp kẽo kẹt kêu kin kít hay tiếng xe máy bình bịch chở hàng là  những chiếc chiếu lấp lánh, bắt mắt với nhiều hoa văn và màu sắc. Mỗi ngày, phiên chợ ở làng chiếu Bàn Thạch tiêu thụ lên đến 8.000 chiếc chiếu, được bán buôn, bán lẻ và chở đi nhiều nơi từ trong Nam ra ngoài Bắc. Đã là dân xứ Quàng thì không thể thiếu tấm chiếu Bàn Thạch vào mỗi dịp hè đến, góp phần tô điểm, làm đẹp một phần đời sống, văn hóa tinh thần của người dân nơi đây. Nhiều năm trở lại đây, có rất nhiều du khách đến tham quan làng nghề này, họ sẽ được tận mắt chứng kiến người dân làm chiếu hay tự tay trực tiếp làm ra những chiếc chiếu với sự hướng dẫn tận tình của những người thợ thân thiện, mến khách và mua cho mình những chiếc chiếu dệt tay về sử dụng hay làm quà, sẽ là một trải nghiệm thú vị cho ai từng đặt chân đến nơi đây.

Khung cảnh nhộn nhịp đông vui, náo nhiệt ở chợ làng chiếu Bàn Thạch (Ảnh ST)

Khung cảnh nhộn nhịp đông vui, náo nhiệt ở chợ làng chiếu Bàn Thạch (Ảnh ST)

Chợ phiên ở đây mở sớm nhất xứ Quảng (Ảnh ST)

Chợ phiên ở đây mở sớm nhất xứ Quảng (Ảnh ST)

Nếu đến với du lịch Quảng Nam, đến với vùng sông nước Trà Nhiêu, nơi có những nhánh sông rộng uốn lượn và cảnh quan thiên nhiên nên thơ trữ tình thì bạn hãy ghé thăm làng chiếu Bàn Thạch – một điểm đến khó mà bỏ lỡ của du khách trong chuyến hành trình khám phá các làng nghề truyền thống xứ Quảng nói chung và Việt Nam nói riêng cũng như tham gia vào một buổi chợ phiên đông vui, tấp nập để tìm hiểu, có cho mình trải nghiệm mới lạ về làng nghề truyền thống này nhé!

Xem thêm bài viết:

0 bình luận

    Cần tìm khách sạn giá tốt

    0963 266 688

    Hoặc để lại thông tin
    Vntrip sẽ gọi lại cho bạn

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ