Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

Làm gì cho ‘đỡ buồn’ khi phải cách ly quá lâu?

Làm gì cho ‘đỡ buồn’ khi phải cách ly quá lâu?

Luyến Nguyễn Luyến Nguyễn 12/05/2021
399 lượt xem

Mắc kẹt trong một căn phòng nhỏ nhiều ngày, không có người trò chuyện từng là thử thách trên một show truyền hình thực tế.

Nhiều người từng coi đó là một thử thách đáng sợ, vì bị nỗi buồn và cảm giác cô lập bao vây trong một không gian chật hẹp. Nhưng nó chỉ là thử thách hiếm gặp trước khi Covid-19 xuất hiện. Còn hiện tại, việc du khách buộc phải cách ly 14 -21 ngày trong một căn phòng nhỏ hẹp tại các khách sạn để phòng chống dịch bệnh đã không còn xa lạ.

Ở một mình trong một căn phòng nhỏ nhiều ngày liền, không được rời đi tưởng chừng chỉ là một thử thách “khó nhằn” trong các chương trình truyền hình thực tế, cho đến khi Covid-19 bùng phát. Ảnh: CNN

Không ít người thắc mắc, liệu trải qua vài tuần kẹt trong một căn phòng khó đến mức nào? Câu trả lời là “Khó hơn bạn tưởng tưởng”, theo giáo sư Ian Hickie đến từ Trung tâm Não và Tư duy của Đại học Sydney. Giáo sư Hickie cho rằng, nhiều du khách không nhận ra tầm quan trọng của một tinh thần tỉnh táo, cơ thể năng động, tương tác xã hội đối vơi sức khỏe của họ.

Mọi người thường có xu hướng thức thâu đêm để xem những chương trình giải trí, và ngủ nướng hết ngày để “giết thời gian” trong phòng cách ly. “Điều đó thực sự vô ích. Nhiều du khách ngạc nhiên vì thấy tâm trạng của họ xấu đi nhanh chóng chỉ sau vài ngày”, ông Hickie cho hay.

Thay vì xem hàng loạt chương trình truyền hình liên tục, Hickie khuyên khách du lịch nên dành ít nhất sáu giờ mỗi ngày để “làm điều gì đó có mục đích”, nhằm kích thích trí óc.

“Bộ não của bạn là một cơ quan sử dụng rất nhiều năng lượng, nên chỉ nhìn chằm chằm vào màn hình không giúp nó đốt cháy hết năng lượng. Chỉ cần tham gia vào các hoạt động phức tạp, có thể liên quan đến công việc hoặc những thứ hấp dẫn, bạn sẽ thấy mình đạt được thành tựu gì đó – điều này có ích cho chu kỳ 24 giờ. Nếu bạn kiệt sức cả về tinh thần lẫn thể chất, giấc ngủ sẽ đến dễ dàng”, Hickie phân tích.

Tay vợt Novak Djokovic rèn thể lực trên ban công khách sạn trong khi bị cách ly ở Australia hồi tháng 1. Ảnh: AFP

Zahra Jamshed, nhà sản xuất của CNN, hoàn thành ba tuần cách ly bắt buộc ở Hong Kong hồi tháng 2. Zahra cho biết dã tìm kiếm lời khuyên từ một số kiểm dịch viên khách sạn dày dạn kinh nghiẹm. Những người này đã đề nghị cô thực hiện một quy trình ngay từ đầu. Trong thời gian cách ly, Zahra vẫn phải làm việc. Do đó, cô lên danh sách việc cầm làm, với một số hoạt động phân bổ đều mõi ngày để cô đều cảm thấy mình làm gì đó có mục đích.

“Tôi lo lắng về những ngày cuối tuần có thể trống rỗng và nhàm chán. Bằng cách lên kế hoạch, tôi biết mình sẽ không thức dậy vào cuối tuần để rồi tự hỏi mình sẽ làm gì hôm nay”, cô nói.

Phòng cách ly của cô chỉ có một cửa sổ lớn, và thời gian tốt nhất để đón ánh nắng trực tiếp là sáng sớm. “Một ngày tôi đã ngủ quên và bỏ lỡ thời gian đứng dưới ánh mặt trời. Tôi thực sự cảm thấy nó gây tổn hại cho tôi về mặt tinh thần”.

Sau đó, cô phát hiện ra ánh sáng ban ngày rất quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng và duy trì thời khóa biểu ngủ nghỉ của mỗi người. Hickie cũng tin rằng việc du khách ở trong những căn phòng không có ánh nắng mặt trời, không có ban công sẽ khiến khả năng điều chỉnh tâm trạng, ngủ nghỉ… khó hơn nhiều.

Hoạt động thể chất trong thời gian bị cách ly là một điều quan trọng. Tay vợt người Anh Katie Boulter chia sẻ hình ảnh đang tập yoga trong phòng cách ly của mình tại Melbourne, Australia vào tháng 1 vừa qua. Ảnh: Katie Boulter/IG

Tác động của những điều nhỏ bé như có thể ra ngoài trời, tiếp xúc với ánh sáng ban ngày thường xuyên, đi lại quanh không gian rộng… cũng tác động lớn đến chất lượng cuộc sống trong thời gian cách ly. Lilit Marcus, du khách đã ở trong khu cách ly của khách sạn tại Sri Lanka hai tuần, may mắn hơn những người khác. Cô không phải bắt buộc ở nguyên trong phòng. Thay vào đó, Marcus được phép tận hưởng các tiện nghi của khu nghỉ gồm hồ bơi, phòng tập thể dục, spa…. cũng như ghé thăm các điểm dành cho khách du lịch được chính phủ đồng ý.

“Mặc dù tôi làm việc từ xa để khiến mình bận rộn, chuyện có thể đi bơi vào buổi sáng và ăn các bữa ở một không gian khác ngoài giường ngủ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe tinh thần của tôi. Du khách và nhân viên đều đeo khẩu trang và găng tay, và quy mô của khu nghỉ dưỡng khiến giãn cách xã hội trở nên dễ dàng, ngay cả trong buffet sáng. Tôi cảm thấy an toàn nhưng cũng rất vui”, Marcus bày tỏ.

Bên cạnh đó, tương tác xã hội cũng là điều quan trọng. Ngày nay, nhờ Internet chúng ta có thể dễ dàng kết nối với người thân, bạn bè ở xa. Zahrad dành nhiều thời gian để viết lời cảm ơn gửi tới những người bạn của mình. Cô cũng gọi video, điện thoại nói chuyện với người thân.

Cách tiếp cận này cũng hiệu quả với Lee Jung-soo, một người Hàn Quốc phải cách ly ở Hong Kong khi nhập cảnh vào tháng 1. Jung-soo đã đăng 70 bài chia sẻ trên Instagram, kể chi tiết về những trải nghiệm của mình trong thời gian cách ly.

Theo Anh Minh / Vnexpress

0 bình luận

    Cần tìm khách sạn giá tốt

    0963 266 688

    Hoặc để lại thông tin
    Vntrip sẽ gọi lại cho bạn

    Một số cẩm nang khác, bạn muốn biết?

    Xem tất cả

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ