Nội dung chính
Vườn quốc gia Côn Đảo là một trong 31 vườn quốc gia ở Việt Nam (tính đến năm 2015) được thành lập năm 1993. Vườn quốc gia này thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, có diện tích 15.043 ha.
Tin liên quan: Du lịch Côn Đảo
Rừng, biển Côn Đảo hiền hòa – điểm du lịch Vũng Tàu nổi tiếng (Ảnh: ST)
Hệ động thực vật đa dạng, phong phú
Nơi đây có thảm thực vật vô cùng phong phú và đa dạng, từ những loài sống trên cạn đến những loài sống dưới nước, hơn 370 loài thân gỗ, hơn 100 loài cây dây leo, hơn 200 loài thảo mộc có lợi, cùng với 30 loại hoa phong lan khác nhau phân bố rải rác trên đảo.
Hệ thực vật phong phú của vườn quốc gia Côn Đảo (Ảnh: ST)
Hệ thực vật của Côn Đảo làm nên sức sống tươi mới, tràn đầy sức sống. Đặc biệt, trên đảo còn có một số loại cây quý hiếm như: Găng néo, lát hoa, cây cóc đỏ, mướp xác hường, bần trắng, cóc trắng … Các nhà khoa học đã có sự quan tâm và nghiên cứu sự phân bố của các loài cây quý trên đảo, đưa ra biện pháp bảo vệ phù hợp.
Sắc hoa cóc đỏ rực một khoảng trời ở vườn quốc gia (Ảnh: ST)
Những loài thực vật chỉ trên đảo mới có (Ảnh: ST)
Bần trắng mọc ven bờ nước (Ảnh: ST)
Cây Cóc trắng ở vườn quốc gia (Ảnh: ST)
Số lượng các loài động vật sống trong rừng Côn Đảo cũng khiến các nhà nghiên cứu khoa học phải quan tâm. Côn Đảo có tới 69 loài chi, 28 loài thú, 39 loài bò sát. Một số động vật được xem như “thổ địa” nơi đây, chúng xuất hiện rất sớm được coi như loài đặc trưng trên đảo: Chuột hươu Côn Đảo, sóc đen, sóc mun.
Sóc đen ở Côn Đảo (Ảnh: ST)
Loài chuột hươu (Ảnh: ST)
Chú sóc kiếm ăn trong rừng (Ảnh: ST)
Thảm cỏ biển và rạn san hô
Các rạn san hô được ví như lớp thảm đa sắc màu của biển cả, các vùng biển nhiệt đới có mực nước phù hợp thường là nơi lý tưởng cho các loài san hô sinh sống và phát triển. Các vùng nước nông ven bờ có ít chất dinh dưỡng, chất phù du thì hệ san hô càng dễ sinh sôi, vì nước có nhiều chất dinh dưỡng sẽ là môi trường thuận lợi cho tảo phát triển và san hô ít có cơ hội.
Rạn san hô Côn Đảo (Ảnh: ST)
Màu sắc lòng biển cả (Ảnh: ST)
Lặn ngắm san hô Côn Đảo (Ảnh: ST)
Đến thăm Côn Đảo bạn sẽ tự hào vì cảnh quan vùng nước ven đảo có cả san hô và thảm cỏ biển vô cùng rực rỡ sắc màu. Nhìn rạn san hô bạn có thể đoán được tình trạng sức khỏe môi trường của vùng biển đó. Nếu nước biển Côn Đảo chỉ cần những thay đổi rất nhỏ cũng có thể hủy hoại môi trường sinh sống của san hô. Ví dụ như độ mặn trong nước giảm, hay nhiệt độ nước biển tăng 1 – 2 độ C cũng có thể gây chết san hô.
Theo thống kê ở Côn Đảo có tới 11 loài cỏ biển, nhiều hơn một số quốc gia trong khu vực: Singapore, Brunei. Những cánh đồng cỏ biển mọc dưới nước như thảm mềm mại, loài thực vật này có tên là cỏ biển vì lá của chúng trông giống như lá cỏ, bề ngoài không khác cỏ mọc trên bờ là mấy. Chỉ khác là cỏ biển mọc ở vùng nước biển nông, cỏ trên cạn đung đưa cuộn theo gió còn cỏ biển vận động mềm mại, uyển chuyển theo dòng nước. Được lặn dưới nước và ngắm những thảm cỏ biển này cũng là một trải nghiệm đầy thú vị.
Thảm cỏ biển ở vườn quốc gia Côn Đảo (Ảnh: ST)
Một số loài cỏ biển (Ảnh: ST)
Nói đến các loài sinh vật dưới biển, từ thực vật đến động vật vô cùng đa dạng. Có 127 loài rong biển khác nhau, 272 các loài phù du động vật và thực vật cùng sinh sống. Bên cạnh đó phải kể đến nhiều loại san hô và động vật quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam: Cá nược, cá cúi (hay bò biển)…
Cá nược có hình dáng gần giống cá heo (Ảnh: ST)
Bò biển ở Côn Đảo
Thảm cỏ biển ở Côn Đảo còn là nguồn thức ăn cho loài Dugong dugon hay bò biển. Loài bò biển ở Côn Đảo chỉ có khoảng 10 cá thể đang sinh sống nhưng chúng có sức hút cực kỳ lớn đối với các nhà khoa học trên thế giới. Vì trước khi vườn quốc gia Côn Đảo được thành lập loài bò biển đây bị săn bắt nhiều, trong khi trên thế giới chỉ còn khoảng 100.000 cá thể. Chính vì thế chúng nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà khoa hoc, sinh vật học biển đến nghiên cứu nhằm bảo tồn loài động vật này.
Loài bò biển ở vườn quốc gia Côn Đảo (Ảnh: ST)
Thức ăn của loài động vật này là cỏ biển (Ảnh: ST)
Loài bò biển có tuổi thọ khá cao, lên đến 70 năm tuổi, di chuyển chậm, sống ở độ sâu từ 2 đến 10 m, chúng cũng không lặn được lâu, cứ khoảng 2 phút phải nổi lên thở. Bò biển sinh sản vào mùa thức ăn dồi dào nhất, khi con non sinh ra có thể ăn cỏ biển ngay sau vài tuần.
Loài rùa biển quý hiếm
Côn Đảo cũng nổi tiếng vì là nơi sinh sản của loài rùa quý hiếm với hai loài đặc trưng là Tráng đông và Đồi mồi, Hàng năm trên các bãi cát ven Côn Đảo có tới hơn 1000 cá thể rùa mẹ lên đào tổ đẻ trứng.
Rùa biển Côn Đảo (Ảnh: ST)
Thời gian sinh sản của rùa biển từ tháng 4 đến tháng 10. Nếu đến thăm Côn Đảo bạn có thể ở lại qua đêm để xem rùa đẻ trứng, nếu không thì phải đến sớm khoảng từ 4:00 am – 6:00 am. Hoạt động này hiện đang rất thu hút khách du lịch, nhất là những ai tò mò về cách sinh sản của rùa biển. Từng chú rùa con dần đạp vỡ vỏ trứng để chui ra, lúc này các nhân viên của ban quản lý nhặt từng chú rùa con cho vào lồng và giúp chúng về với biển thuận lợi hơn, giảm tỉ lệ chết của rùa con khi trở lại với biển. Đúng vào thời điểm rùa sinh sản cao điểm tháng 6 đến tháng 9 bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh hàng trăm chú rùa con bò lổm ngổm trên cát để ra biển. Trước trời sáng chúng sẽ bò hết ra nước biển, vì khi mới sinh rùa con vô cùng nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Nếu không kịp ra lúc trời tối, ánh sáng sẽ làm chúng chói mắt và lạc đường.
Bơi cùng Rùa biển (Ảnh: ST)
Xem Rùa đẻ lúc rạng sáng (Ảnh: ST)
Nhân viên khu bảo tồn gom trứng về cho vào lồng ấp (Ảnh: ST)
Tranh thủ bò ra biển lúc mặt trời chưa lên cao (Ảnh: ST)
Rùa con về với biển (Ảnh: ST)
Hồ An Hải
Hồ An Hải – Núi Thánh giá là hồ nước ngọt lớn cung cấp nguồn nước dùng cho khoảng 6.000 dân sinh sống trên đảo. Đi qua hồ nước bạn phải vượt những con dốc lớn để lên núi Thánh giá, không khí nơi đây vô cùng trong lành và tươi mát, cây cối mọc xanh um tùm che kín lối đi. Từ trên đỉnh núi bạn thỏa sức ngắm nhìn cảnh vật thiên nhiên biển cả của Côn Đảo. Khách du lịch đến đây có thể trải nghiệm cảm giác lên rừng rồi xuống biển vô cùng hấp dẫn.
Cảnh sắc hồ An Hải vô cùng ấn tượng (Ảnh: ST)
Mặt hồ mùa hè (Ảnh: ST)
Sen nở đỏ hồng một khoảng rộng lớn (Ảnh: ST)
Sắc nước mùa thu (Ảnh: ST)
Vịnh Đầm Tre
Vịnh Đầm Tre có nhiều loài động vật hoang dã, chúng sinh sống và làm tổ ngay ven vịnh, ở đây du khách có thể thấy các loài chim ở đất liền và cả rất nhiều loài chim biển vào đây làm tổ sinh sản.
Cảnh đẹp lôi cuốn (Ảnh: ST)
Vịnh nước xanh trong (Ảnh: ST)
Chim biển làm tổ (Ảnh: ST)
Loài chim biển hoang dã (Ảnh: ST)
Cầu Ma Thiên Lãnh
Đây là cây cầu do người Pháp xây dựng, cũng có thể coi là bằng chứng lịch sử một thời thực dân Pháp đàn áp và bóc lột sức lao động của người dân Việt. Cây cầu này được xây từ máu của hàng trăm tù nhân khổ sai nhằm khai thác các tài nguyên có trên đảo. Đến đây du khách sẽ có cảm giác được kể về những năm tháng gian khổ nhất của người tù Côn Đảo.
Di tích cầu Ma Thiên Lãnh (Ảnh: ST)
Tàn tích cầu Ma Thiên Lãnh (Ảnh: ST)
Tường bao bằng đá (Ảnh: ST)
Hang Đức mẹ
Hang Đức mẹ nằm sâu trong rừng núi, trong hang có đặt tượng Đức mẹ Maria. Nơi đây khung cảnh hoang sơ, người Pháp đã để lại nhiều tàn tích trên các phiến đá. Nếu bạn là một con chiên ngoan đạo hẳn sẽ rất xúc động khi nhìn thấy tượng Đức mẹ giữa nơi hoang sơ như này. Dấu tích này là biểu hiện rõ nét đời sống tinh thần của những người lính Pháp đồn trú trên đảo trong những năm chiến tranh. Có thể họ rất thiếu thốn về đời sống tinh thần, cũng có thể họ không chắc chắn về thiên nhiên rừng thiêng nước độc nơi đây, vì thế muốn có một chỗ dựa tinh thần.
Hang Đức mẹ Maria (Ảnh: ST)
Không gian cửa hang Đức mẹ (Ảnh: ST)
Lối đi vào hang cây cối rậm rạp (Ảnh: ST)
Thêm vào đó trên Côn Đảo có rất nhiều điểm diễn ra các hoạt động du lịch rất sôi nổi. Bạn có thể tham gia nhiều hoạt động vui chơi giải trí, khám phá: Lặn biển ngắm san hô, câu cá trên thuyền, đạp xe trên đảo, dạo bộ quanh bãi biển … Bạn cũng có thể thăm thú nhiều hòn đảo nhỏ quanh đây như: Hòn Tre, hòn Bảy cạnh, hòn Trác, hòn Cau … Thiên nhiên biển cả kỳ thú dần hiện ra khiến bất kỳ ai cũng phải thốt lên vì vẻ đẹp đó.
Hòn Tre tại vườn quốc gia Côn Đảo (Ảnh: ST)
Những hòn đảo ấn tượng (Ảnh: ST)
Chính môi trường thiên nhiên nơi đây tạo nên sức hấp dẫn lạ kỳ đối với khách du lịch. Côn Đảo có nhiều bãi biển đẹp, nhiều khu di tích lịch sử quan trọng, hệ động thực vật đa dạng từ những loài trên bờ sống trong rừng đến những loài dưới nước sống ven biển.
Hi vọng nội dung thông tin bài viết sẽ hữu ích đối với bạn. Chúc bạn có những chuyến đi ý nghĩa và nhiều kỉ niệm.
Xem thêm: Du lịch Vũng Tàu: Bãi Đầm Trầu “Ốc đảo xanh” giữa biển Côn Đảo
0 bình luận