Nội dung chính
Cứ mỗi độ xuân về, người người nhà nhà nô nức đón xuân thì các tín đồ đã chuẩn bị sẵn sàng để đi trẩy lễ hội núi Bà Đen Tây Ninh. Đây thực sự là một khoảng thời gian tuyệt vời khi tiết trời mát mẻ, trăm hoa đua nở, chim hót líu lo còn người dân thì nô nức đi trẩy hội tại địa điểm du lịch Tây Ninh nổi tiếng.
Truyền thuyết về núi Bà Đen
Có 2 truyền thuyết về núi Bà Đen bạn sẽ được nghe khi đi du lịch Tây Ninh. Câu chuyện đầu tiên, bạn sẽ được nghe về sự tích gắn với lịch sử thời Trịnh Nguyễn phân tranh; còn truyền thuyết còn lại sẽ là về lịch sử của địa phương. Tuy nhiên cả 2 truyền thuyết này đều có chung một nội dung là người con gái không chịu cảnh ép hôn và bị khuất phục nên đã bỏ gia đình lên núi tu, nhưng không may lại bị chết trên đường đi. Cuối cùng được triều đình cho lập đền thờ để nhân dân nơi đây cúng bái.
4 điểm đặc sắc tại lễ hội núi Bà Đen
1. 1 ngày – 2 tháng
Lễ hội diễn ra vào ngày 15/1 âm lịch hàng năm nhưng thực tế, bạn đã có thể tận hưởng không khí của lễ hội ngay từ những ngày đầu của tháng Giêng cho đến hết tháng Hai âm lịch. Khoảng thời gian này chính là thời điểm đông vui nhất tại núi Bà bởi dòng người tấp nấp ùa về hòa lẫn cùng tiếng cười đùa nhộn nhịp nhằm quên đi cái mệt khi leo hơn 1.200 mét để lên đến điện thờ chính.
2. Chinh phục ngọn núi cao nhất Nam Bộ
Bạn sẽ phải tốn hơn một giờ đồng hồ để có thể chinh phục hết núi Bà Đen bởi vì 1200 mét chỉ là từ chân núi đến Điện Bà mà thôi.
Sau lưng Điện sẽ là 2 con đường để bạn lựa chọn: nếu bạn quẹo phải thì bạn sẽ được chiêm ngưỡng tượng phật nằm và viếng thêm 2-3 liễng chùa gần đó; còn nếu bạn rẽ trái thì mới lên được ngôi miếu cao nhất gần đỉnh núi có tên là Miếu Sơn Thần.
Khách du lịch Tây Ninh sẽ cảm thấy như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh vì nơi đây được mệnh danh là chốn chơi đùa cùng mây hoặc là nơi bắt mây vào mỗi sớm bình minh. Bên cạnh đó, bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp khi được nhìn toàn cảnh thị xã Tây Ninh thu nhỏ với một màu xanh ngát hòa cùng với màu xanh ngọc bích của hồ Dầu Tiếng, một công trình thủy lợi thuộc tỉnh Bình Dương và là hồ lớn thứ 2 Việt Nam.
Tuy nhiên hiện nay, bạn cũng có thể đi thẳng một mạch từ chân núi lên điện Linh Sơn Thánh Mẫu bằng cáp treo với giá khoảng 80k/lượt và 150k/khứ hồi, hoặc bằng máng trượt với tổng chiều dài lên đến gần 1.700m.
3. Điện Bà Linh Sơn Thánh Mẫu
Tham gia lễ hội núi Bà Đen Tây Ninh, Vntrip.vn chắc chắn rằng bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi lần đầu tiên đặt chân đến điện Bà: một mặt vì diện tích khá khiêm tốn nhưng được thiết kế vô cùng đẹp mắt và tinh xảo, mặt khác là vì bên trong Điện còn được trang bị máy lạnh, phía bên phải điện sẽ là khu nghĩ chân với những bộ ván gỗ to lớn để nằm dành cho du khách tham quan. Nếu bạn thấy đói thì ngay sau lưng nhà nghĩ đã có sẵn nhà ăn miễn phí cho khách thập phương. Ngoài ra, bạn sẽ thấy không ít người hành hương xin các gói giấy đỏ, bên trong có thể là tiền lẻ hoặc một nhúm gạo từ Điện Bà như lộc đầu năm với mong muốn gia đình hòa thuận, làm ăn phát đạt.
4. Chiêm ngưỡng – Chia sẻ – Kết nối
Như đã đề cập bên trên, hiện nay có đến 3 cách để bạn có thể đến Điện Bà nhưng phần lớn phật tử và khách du lịch Tây Ninh sẽ chọn cách chinh phục bằng chính đôi chân của mình vì trên đường đi còn rất nhiều ngôi chùa lớn nhỏ khác nhau mà họ có thể vào cúng kiến.
Hoặc bạn sẽ biết thêm về những địa điểm có thể vui chơi trên núi ngay sau khi tham gia trẩy hội cùng với gia đình, bạn bè. Ngoài ra, bạn còn biết thêm rất nhiều điều hay về Phật giáo, được chứng kiến cuộc sống thường ngày của những người bán hàng ven đường, hay được giao lưu và gặp gỡ với khách tứ phương,… những điều mà bạn sẽ không bao giờ thực hiện được khi đi bằng cáp treo hoặc máng trượt.
Lễ hội núi Bà Đen đang ngày càng trở nên thân quen với rất nhiều du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là những người thích hành hương, khám phá vẻ đẹp của tạo hóa giao thoa với vẻ đẹp tín ngưỡng. Khách du lịch tin rằng, lễ Điện Bà sẽ được phù hộ, giải tỏa nhu cầu tâm linh và cũng là dịp du lịch ngắm phong cảnh hùng vĩ của Núi Bà.
0 bình luận