Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

Hội quán Quảng Đông – Kiến trúc trăm tuổi ở Hội An

Hội quán Quảng Đông – Kiến trúc trăm tuổi ở Hội An

Luyến Nguyễn Luyến Nguyễn 24/09/2020
9.6K lượt xem

Một trong những hội quán lâu đời, góp phần khiến phố cổ Hội An thêm đậm nét cổ xưa đó chính là Hội quán Quảng Đông. Với kiến trúc đặc sắc từ phong cách của người Trung Hoa, lại nằm ngay trung tâm phố cổ nên hội quán thu hút đông đảo du khách trong và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu về điểm đến thú vị này.

Xem thêm: Làng bích họa tam thanh vẻ đẹp cổ tích trong tranh

Hội quán Quảng Đông (Ảnh ST)

Hội quán Quảng Đông (Ảnh ST)

Nằm ở địa chỉ 176 đường Trần Phú, ngay gần với Chùa Cầu, nơi đây dễ dàng cho du khách ghé thăm để chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo. Về lịch sử Hội quán Quảng Đông thì hội quán này được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 18. Thời điểm từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, Hội An là một trong những thương cảng chính của nước ta, không những vậy, còn được rất nhiều người Hoa đến định cư, buôn bán làm ăn. Và một hội thương nhân Quảng Đông Trung Quốc, khi sang đây đã quyết định xây dựng hội quán vào năm 1885 để khiến nơi đây trở thành một nơi tín ngưỡng và là nơi tập trung các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, hội đồng hương, họp mặt thường xuyên để giúp đỡ nhau trong làm ăn cũng như các nhu cầu cuộc sống khác.

Hội quán được xây dựng vào cuối thế kỷ 18, do những Hoa Kiều đến từ Quảng Đông - Quảng Châu cho thiết kế thi công (Ảnh ST)

Hội quán được xây dựng vào cuối thế kỷ 18, do những Hoa Kiều đến từ Quảng Đông – Quảng Châu cho thiết kế thi công (Ảnh ST)

Đây trờ thành một nơi tín ngưỡng và là nơi tập trung các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, hội đồng hương, họp mặt thường xuyên để giúp đỡ nhau trong làm ăn (Ảnh ST)

Đây trở thành một nơi tín ngưỡng và là nơi tập trung các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, hội đồng hương, họp mặt thường xuyên để giúp đỡ nhau trong làm ăn (Ảnh ST)

Hội quán Quảng Đông ở Hội An còn có tên gọi khác là hội quán Quảng Triệu hay tên khác nữa là chùa Ông vì bên trong thờ Quan Công một vị tướng Trung Quốc tượng trưng cho sáu chữ “trung, nghĩa, tín, trí, nhân, dũng”, mà 6 chữ này chính là đạo lý cần thiết cho các thương gia có thể làm ăn phát tài. Với kiến trúc được xây dựng độc đáo theo hình chữ quốc, từ những chất liệu gỗ và đá, hội quán là một công trình khép kín với cổng tam quan, có sân vườn rộng trang trí nhiều cây cảnh, vào giữa là phương đình, hai bên nhà Đông Tây, chính điện và sân sau,… khá giống với những hội quán khác ở Hội An.

Nghệ thuật sử dụng hài hòa các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực và họa tiết trang trí công phu, đã mang lại cho Hội quán Quảng Đông vẻ đường bệ riêng (Ảnh ST)

Nghệ thuật sử dụng hài hòa các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực và họa tiết trang trí công phu, đã mang lại cho Hội quán Quảng Đông vẻ đường bệ riêng (Ảnh ST)

Chính điện chia làm 3 gian, gian giữa thờ Quan Công (Ảnh ST)

Chính điện chia làm 3 gian, gian giữa thờ Quan Công (Ảnh ST)

Nếu đi du lịch kiểu tour thì bạn sẽ được nghe hướng dẫn viên du lịch thuyết minh Hội quán Quảng Đông rất đầy đủ, chi tiết về toàn bộ kiến trúc từ chi tiết đến tổng thể, cùng những điển tích lịch sử. Đầu tiên là cổng tam quan nổi bật ngay mặt đường Trần Phú, với chất liệu làm từ đá, được chạm khắc hết sức tinh xảo những linh vật như rồng, phượng, kỳ lân,… cùng cả những hình họa trên cột chống nữa. Bước tiếp vào trong sân, bạn sẽ thấy một đài phun nước có tượng rồng uốn lượn mang vẻ lẫm liệt, oai phong. Ngoài ra bạn có thể tham quan hai phía Đông, Tây là hai bên nhà được xây dựng khá đơn giản, nối giữa chính điện với tiền điện, bạn cũng sẽ ngắm nhìn luôn những bức họa trên tường bao quanh sân, được vẽ bởi những bàn tay vô cùng khéo léo. Sân vườn với nhiều cây cảnh, cây bon sai cùng đài phun nước vô cùng hài hòa, xanh mát.

Vào năm 1885, thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền (Ảnh ST)

Vào năm 1885, thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền (Ảnh ST)

Bước vào trong sân, đến với đài phun nước cầu kỳ, với tượng rồng uốn lượn oai phong (Ảnh ST)

Bước vào trong sân, đến với đài phun nước cầu kỳ, với tượng rồng uốn lượn oai phong (Ảnh ST)

Ở giữa Hội quán Quảng Đông Hội An là chính điện rộng lớn được chia làm 3 gian: gian giữa thờ Quan Công, hai gian ở hai bên là thời Phước Đức Chánh Thần và Tài Bạch tinh quân, sử sách có ghi lại trước kia năm 1885 thì thờ bà Thiên Hậu và Đức Khổng Từ nhưng từ năm 1911 thì chuyển qua thờ Quan Công và tiền hiền. Không gian thoáng đãng, trang trí hài hòa với hệ cột kèo đồ sộ liên kết vững chắc với chồng rường. Còn rất nhiều hiện vật quý giá từ gốm sứ như cặp đôi sứ men ngọc quý hay 4 bức hoành phi lớn, một lư trầm cao 1,6m và rộng 0,6m làm bằng đồng, hình tượng mô phỏng các vở tuồng, những văn bản ghi lại cuộc sống sinh hoạt của cộng đồng người Quảng Đông khi ở đây.

Không gian thờ Quan Công, biểu tượng của trung hiếu, tín nghĩa (Ảnh ST)

Không gian thờ Quan Công, biểu tượng của trung hiếu, tín nghĩa (Ảnh ST)

Nơi đây hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật bằng gốm sứ, các hình tượng mô phỏng lại các vở tuồng về văn hóa của người Quảng Đông (Ảnh ST)

Nơi đây hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật bằng gốm sứ, các hình tượng mô phỏng lại các vở tuồng về văn hóa của người Quảng Đông (Ảnh ST)

Hàng năm, vào rằm tháng giêng Âm lịch, Hội quán Quảng Đông tại Hội An lại tổ chức lễ hội Nguyên tiêu, với những nghi thức tế lễ truyền thống, tổ chức cúng giỗ Tiền Hiền, cầu năm mới gặp nhiều bình an, làm ăn tấn tới có tài lộc, phú quý, có cả tiệc tiếp đãi hội đồng hương nữa. Còn đến 24/6 Âm lịch thì sẽ diễn ra lễ hội vía Quan Công để bày tỏ lòng thành kính đến vị tướng tài. Những lễ hội đa phần để tưởng nhớ cũng như gắn kết cộng đồng, gìn giữ nét văn hóa truyền thống, ngoài ra cũng thu hút rất nhiều du khách ghé tìm hiểu về tín ngưỡng nơi đây.

Hàng năm, vào rằm tháng giêng âm lịch, Hội quán Quảng Đông tổ chức lễ hội Nguyên tiêu, cúng giỗ Tiền Hiền, diễn ra sôi nổi với các nghi thức tế lễ truyền thống (Ảnh ST)

Hàng năm, vào rằm tháng giêng âm lịch, Hội quán Quảng Đông tổ chức lễ hội Nguyên tiêu, cúng giỗ Tiền Hiền, diễn ra sôi nổi với các nghi thức tế lễ truyền thống (Ảnh ST)

Nằm trên đường Trần Phú, hội quán Quảng Đông là một trong những di tích nổi tiếng của phố cổ Hội An hấp dẫn du khách (Ảnh ST)

Nằm trên đường Trần Phú, hội quán Quảng Đông là một trong những di tích nổi tiếng của phố cổ Hội An hấp dẫn du khách (Ảnh ST)

Du lịch phố cổ, ngoài những địa điểm nổi tiếng khác thì bạn hãy nhớ ghé thăm Hội quán Quảng Đông với hơn 100 năm tồn tại để có thể tận mắt khám phá nét truyền thống người Hoa thời xưa, cầu bình an cho bản thân và gia đình tại chính điện, chiêm ngưỡng kiến trúc đặc sắc của hội quán này nhé!

Đến du lịch Hội An đừng quên đặt phòng giá rẻ trên Vntrip bạn nhé!

Xem thêm bài viết:

0 bình luận

    Cần tìm khách sạn giá tốt

    0963 266 688

    Hoặc để lại thông tin
    Vntrip sẽ gọi lại cho bạn

    Một số cẩm nang khác, bạn muốn biết?

    Xem tất cả

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ