Tìm đến “hầm Thủ Thiêm” – Đường hầm vượt qua sông Sài Gòn
Nội dung chính
Hầm Thủ Thiêm hay còn gọi là đường hầm sông Sài Gòn là một đường hầm vượt qua sông Sài Gòn, là hạng mục quan trọng nhất trong dự án đại lộ Đông – Tây. Bên cạnh việc giải toả áp lực cho cầu Sài Gòn, tuyến đường mới qua hầm rút ngắn thời gian từ trung tâm thành phố về các tỉnh miền Tây lẫn miền Đông, tạo nền tảng phát huy giao thương liên tỉnh. Hầm Thủ Thiêm góp phần lớn trong việc tạo thành mạng lưới giao thông khá hoàn chỉnh ở phía đông, giảm áp lực cho giao thông trung tâm và là động lực phát triển khu đô thị mới Thủ Thiêm
Tin liên quan: Du lịch Sài Gòn
Hầm Thủ Thiêm lúc xế chiều – địa điểm du lịch Sài Gòn (ảnh ST)
1. Giới thiệu hầm Thủ Thiêm
Hầm Thủ Thiêm nằm ở đâu?
Hầm Thủ Thiêm nằm trên trục đại lộ Đông Tây vượt sông Sài Gòn, nối quận 1 và quận 2, thành phố Hồ Chí Minh
Cửa hầm ở quận 1 nằm bên cạnh bến Chương Dương, nối với đại lộ Võ Văn Kiệt.
Cửa hầm Thủ Thiêm phía quận 2 nối với đại Lộ Đông Tây, đi ra ngã 3 Cát Lái.
Hầm Thủ Thiêm nối quận 1 và quận 2 (ảnh ST)
Hầm Thủ Thiêm đi đường nào?
Hướng từ Q.1 vượt qua đường hầm sẽ ra tuyến đường mới Thủ Thiêm, đến nút giao thông Cát Lái và chạy thẳng ra xa lộ Hà Nội.
Qua hầm Thủ Thiêm, các phương tiện giao thông rẽ trái sẽ đi vào hướng cầu Thủ Thiêm qua quận Bình Thạnh hoặc vào đường Lương Định Của; phương tiện giao thông rẽ phải sẽ ra liên tỉnh lộ 25B để đi về hướng cảng Cát Lái, cầu Phú Mỹ…
Phía trong hầm Thủ Thiêm (ảnh ST)
Hướng từ quận 9, Thủ Đức muốn vào trung tâm thành phố qua hầm Thủ Thiêm thì từ xa lộ Hà Nội có thể rẽ trái tại ngã ba Cát Lái để vào đường mới Thủ Thiêm thay vì đi qua hướng cầu Sài Gòn. Sau đó, qua hầm Thủ Thiêm để vào trung tâm quận 1
Hướng cảng Cát Lái, Nguyễn Thị Định, muốn vào trung tâm Q.1 sẽ rẽ trái chạy thẳng qua đường hầm vào trung tâm quận 1
Hầm Thủ Thiêm khi còn đang xây dựng (ảnh ST)
Kiến trúc hầm Thủ Thiêm
Toàn bộ hầm có chiều dài gần 1,5 km gồm 3 đoạn chính là: hầm dẫn phía quận 1 dài gần 585 m, hầm dẫn phía quận 2 dài 535 m và đoạn hầm dìm dưới đáy sông với 4 đốt hầm dài 370 m. Hầm có chiều rộng 33 m, phân thành 6 làn đường theo 2 hướng lưu thông và có hai đường thoát hiểm cùng các thiết bị thông gió, chiếu sáng, hệ thống cấp nước, chống cháy, đo đạc độ ô nhiễm không khí và hệ thống đếm xe…
Cách đưa đốt hầm dìm nối hầm Thủ Thiêm Sài Gòn (ảnh ST)
Ngoài ra, hầm còn có hệ thống loa phóng thanh, báo động khi xảy ra sự cố.. Phía bên trong cách miệng hầm khoảng 200 m. Toàn bộ đường hầm có 38 cửa, mỗi cửa cách nhau 50 m.
Từ nóc hầm Thủ Thiêm nhìn thấy một Sài Gòn lung linh về đêm (ảnh ST)
2. Hầm Thủ Thiêm – nơi kết nối đôi bờ
Lý do hầm Thủ Thiêm được xây dựng
Hầm Thủ Thiêm là hầm kết nối bán đảo Thủ Thiêm và trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.
Trạm thu phí Thủ Thiêm (ảnh ST)
Bán đảo Thủ Thiêm là vùng đất rộng với diện tích 737ha, cảnh quan lý tưởng nhưng kinh tế ở đây lại không phát triển, dân cứ khá nghèo nên hầm Thủ Thiêm được ra đời để nối bán đảo với trung tâm thành phố, phát triển bán đảo hành một đô thị trung tâm với các trung tâm thương mại, tài chính quốc tế có dịch vụ thương mại cao cấp, có hệ thống hạ tầng hiện đại và không gian sống, là việc lý tưởng
Hầm Thủ Thiêm lung linh ánh đèn vào buổi tối (ảnh ST)
Hình ảnh hầm Thủ Thiêm nhìn từ trên cao
Đối với những bạn trẻ yêu thích chụp ảnh ở Sài Gòn thì hình ảnh nóc hầm Thủ Thiêm là một trong những địa điểm nổi tiếng và quen thuộc. Từ trên cao nhìn xuống, nắp hầm là địa điểm thu hút các bạn trẻ vào lúc chiều tà, khi hoàng hôn buông xuống.
Hình ảnh hầm Thủ Thiêm nhìn ra xa (ảnh ST)
Từ nóc hầm, bạn có thể ngắm trung tâm thành phố quận 1 từ bên bờ sông Sài Gòn, ngắm cảnh đèn bắt đầu được bật sáng, nhìn thuyền bè, các tàu chở container hàng qua lại, đón gió mát trong khung cảnh mênh mông, nơi có những bãi đất trống, có sông nước, tuy hoang sơ nhưng vẫn khá là an toàn.
Giới trẻ kéo nhau đến nóc hầm Thủ Thiêm ngồi ngắm cảnh và trò chuyện (ảnh ST)
Nội dung chính
Cần tìm khách sạn giá tốt
0963 266 688
Hoặc để lại thông tin
Vntrip sẽ gọi lại cho bạn
0 bình luận