Đến với Vũng Tàu, du khách không chỉ được ngắm nhìn những cảnh đẹp nên thơ mà còn được ghé thăm những làng nghề truyền thống đã làm nên thương hiệu từ bao đời cho mảnh đất này.
Những sợi bún trắng tinh (Ảnh sưu tầm) |
Làng bún Long Kiên – Vũng Tàu
Thuộc phường Long Tâm, thị xã Bà Rịa, du khách sẽ bị lôi cuốn bởi vị ngon thơm, sợi trắng mịn có độ dai phù hợp của món bún làng Long Kiên. Theo như những người có tuổi trong làng kể lại thì những ngày đầu nghề làm bún tại làng Long Kiên chỉ có 5 hộ gia đình, nhưng đến nay nghề làm bún đã trở thành một trong những ngành nghề chính mang lại thu nhập kinh tế, và là nét văn hoá được bảo tồn tại làng và là một địa điểm du lịch tại Vũng Tàu hấp dẫn.
Xuất xứ của bún Long Kiên lại có nguồn gốc từ miền bắc, được nhân dân thành phố hoa phượng đỏ Hải Phòng khi di cư vào miền trong mang đến làng.
Bún Long Kiên chế biến thành món ngon (Ảnh sưu tầm) |
Nguyên liệu chính để làm ra bún ngon tại làng Long Kiên là phải dùng gạo Nàng Sậu, gạo Sơ Ri do dân làng tự tay trồng cấy trong 6 tháng, gạo có màu trắng xanh hạt nhỏ nhắn, dài hơn các loại gạo khác và đặc biệt là khi nấu rất nhanh chín, ngoài ra ưu thế về nguồn nước trong, sạch mát tại làng cũng là một phần khá quan trọng để làm nên sự thơm ngon, dẻo của sợi bún.
Gạo Nàng Sậu (Ảnh sưu tầm)
Du khách sẽ cảm thấy rất thú vị khi được tận mắt chứng kiến qua các công đoạn sản xuất bún tại địa điểm du lịch này, không chỉ tỉ mỉ kỳ công, chứa đựng lòng nhiệt huyết mà còn phải đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Người làm bún sẽ mang gạo đãi qua nước nhiều lần đến khi nước gạo trong không còn màu đục trắng nữa, rồi mới cho vào máy xay ra thành bột gạo mịn, bột tiếp túc được cho vào ngâm, ủ loại bỏ đi nước lên men vị chua.
Bún được kiểm định chất lượng (Ảnh sưu tầm) |
Sau đó bột lại được nhào, nặn trong nước sạch, lọc sạn, chất tạp bằng một tấm vải mỏng sao cho bột tinh khiết nhất có thể, muốn sợi bún nhỏ thì người làm sẽ dùng khuôn có lỗ nhỏ, hoặc dùng khuôn tuỳ theo kích cỡ yêu cầu của khách hàng. Bột được ép vào khuôn những sợi bún trắng mềm chảy xuống nồi nước đang được đun sôi hứng bên dưới để luộc, nước liên tục được khuấy đều theo vòng kim đồng hồ để sợi bún chín đều mà không bện vào nhau. Bún ra lò còn đang nóng hổi được nếm ngay tại chỗ bằng cách chấm với mắm, xì dầu mà chẳng cần thịt hay nước canh nào khác vẫn đem lại hương vị của một món ngon đến kì lạ.
Một công đoạn chế biến bún (Ảnh sưu tầm) |
Bún Long Kiên thường được các quán ăn, nhà hàng đặt mua số lượng lớn về để làm bún bò, bún cá, bún chả, bún mắm… thu hút được rất đông thực khách đến thưởng thức thường xuyên mỗi ngày. Một điều thú vị nữa mà du khách rất thích món bún của làng Long Kiên – địa điểm tham quan hấp dẫn bởi bún ở đây không hề có chất bảo quản, Hàn The nguy hiểm, bà con dân làng theo nghề làm bún đều tự nhủ, dặn dò nhau dù là làm kinh tế nhưng trước sau cũng phải giữ thương hiệu, uy tín mà cha ông vất vả gây dựng nên để truyền lại cho bao đời sau.
Với những thành quả, sự tận tâm với nghề làm bún góp phần vào nét văn hoá ẩm thực Vũng Tàu, làng Bún Long Kiên đã được uỷ ban nhân dân tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống đạt tiêu chuẩn hàng đầu.
Người làm bún tỉ mỉ từng khâu chế biến (Ảnh sưu tầm) |
Đến tham quan làng bún Long Kiên, du khách sẽ được tìm hiểu thêm về kiến thức làm bún một nét văn hoá lâu đời của làng quê này, ngoài ra du khách và người thân còn được thưởng thức món bún thơm ngon được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau đầy hấp dẫn và lôi cuốn khó có thể quên một khi đã trải nghiệm qua tịa địa điểm du lịch này.
Tin liên quan: Đi Vũng Tàu, ghé thăm ruộng muối Long Điền
0 bình luận