- Tin tức > Du lịch > Miền Trung > Đà Nẵng >
Điểm tham quan đình làng Quá Giáng tại Đà Nẵng
Trong chuyến hành trình tham quan địa điểm du lịch Đà Nẵng, hãy thử một lầndừng chân tại đình làng Quá Giáng, một ngôi đình nhiều năm tuổi ở huyện Hòa Vang, để có cơ hội khám phá những nét đặc sắccủa công trình kiến trúc xưa cũ.
Đình làng Quá Giáng là một trong những điểm tham quan Đà Nẵng không quá đặc biệt nhưng lại có một sức hấp dẫn rất riêng đến du khách tham quan. Đình làng Quá Giáng hay còn có tên gọi khác là nhà thờ phái chư tộc Quá Giáng nằm ở địa bàn thôn Quá Giáng, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Đình được xây dựng từ thế kỷ 19, là nơi thờ Quan Thánh và những vị tiền hiền của bốn tộc Đinh, Lê, Trần, Nguyễn – những người có công theo Chúa Nguyễn vào Nam khai phá đất đai để có một làng Quá Giáng phát triển như hiện tại.
Nhà thờ phái chư tộc Quá Giáng (ảnh sưu tầm) |
Đình làng Quá Giáng được xây dựng mang nét kiến trúc rất đặc trưng của thời xưa, gồm hai phần đó là phần tiền đình và phần chính điện. Nối liền nhà tiền đường và chính điện là hai dãy hành lang có mái che tạo nên một kiến trúc khép kín kiểu chữ nhật. Tiền đường được xây dựng theo đúng phong cách kiến trúc Việt xưa từ cấu trúc kèo cột mái cho đến trang trí. Được xây dựng theo lối chồng rường giả thủ, chân giả thủ đều trang trí hình quả bí, phía trên được trang trí hình đài hoa sen, hai dãy cột chính, mỗi dãy có bốn cột cao 5m chống đỡ hai kèo và hai dãy cột quân thấp hơn chống đỡ hai mái phụ. Trên các thanh xà, kèo đều được trang trí hoa lá, cỏ cây, muông thú, bát bửu và các đường trang trí khác. Đuôi kèo được chạm khắc tinh tế hình tượng cá chép hoá rồng. Tổng hợp các nét trang trí, với đài hoa sen, cỏ cây, bát bửu, cá chép hóa rồng, hình chạm khắc như tứ linh…đều được sử dụng, càng làm nổi bật sắc thái điển hình trong kiến trúc truyền thống của người Việt.
Nghi lễ tại đình làng Quá Giáng (ảnh sưu tầm) |
Về phần chính điện, người ta xây dựng theo cấu trúc ba gian bốn mái, bốn cột chính cao 5m cùng 8 cột quân cao 3m và 16 cột con chống đỡ vì kèo. Trang trí ngoài hoa lá còn có trạm khắc hình đầu rồng, chữ thọ. Nổi bật ở chính điện là bộ cửa thượng song hạ bản, với bộ mắt cửa làm tinh tế thêm cho cấu trúc chính điện này. Ngoài ra, mái nhà lợp ngói âm dương, có hình ảnh loan phụng trên nóc nhà, hai bên là hai con rồng ngoái đầu lại nhìn nhau. Các con vật trong “tứ linh” cũng được đưa lên mái trước của tiền đường góp phần làm hoàn hảo cho ngôi đình đậm nét kiến trúc của người Việt xưa, ở thời kỳ mà lĩnh vực xây dựng, kiến trúc đang ở đỉnh cao.
Một trong các nghi lễ khác tại đình làng Quá Giáng (ảnh sưu tầm) |
Có lẽ, chính vì tuân thủ khá đầy đủ về cấu trúc kiến trúc cùng với sựuyển chuyển trong nghệ thuật tạo hình, tất cả đã tạo nên cái hồn thật sự cho Đình làng Quá Giáng. Cũng bởi cái hồn ấy, cho đến bây giờ, bất cứ du khách nào đến thăm, cũng cảm thấy lòng mình như chất chứa thêm những hoài niệm một thời.
Hàng năm, dân làng Quá Giáng tổ chức hai kỳ Xuân Thu tế lễ vào các ngày 20/2 và 12/7 âm lịch để tưởng nhớ lại các vị tiền hiền đã mở mang vùng đất này.Đình làng Quá Giáng hay nhà thờ phái chư tộc Quá Giáng được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích quốc gia vào ngày 01/02/2000.
Có thể từ trước đến nay bạn chưa quan tâm nhiều lắm đến kiến trúc của người Việt xưa, hay chưa có cơ hội để biết rõ về nó, thì nay, nếu đến tham quan Đà Nẵng, bạn hãy dành thời gian để ghé thăm Đình làng Quá Giáng – một kiệt tác của nghệ thuật, tinh tế trong cấu trúc đặc trưng về đình chùa của người Việt thời xưa, có rất nhiều điều thú vị, độc đáo và rất đậm đà bản sắc.
Cần tìm khách sạn giá tốt
0963 266 688
Hoặc để lại thông tin
Vntrip sẽ gọi lại cho bạn
0 bình luận