Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

Tìm về những năm tháng oai hùng nơi địa đạo Phú An Quảng Nam>

Tìm về những năm tháng oai hùng nơi địa đạo Phú An Quảng Nam

Luyến Nguyễn Luyến Nguyễn 04/11/2019
3.2K lượt xem

Xứ Quảng – cái tên nhắc đến nghe đã thấy rất đỗi thân thương và địa đạo Phú An – Phú Xuân di tích lịch sử cấp quốc gia này cùng với Thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An đã góp phần khiến vùng đất nắng gió trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách ghé đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử cội nguồn cũng như có những giây phút nghỉ ngơi tại những bãi biển nổi tiếng.

Xem thêm: Du lịch Hội An – 18 điểm đẹp & hấp dẫn nhất

Sa bàn địa đạo Phú An-Phú Xuân huyện Đại Lộc (Ảnh ST)

Sa bàn địa đạo Phú An-Phú Xuân huyện Đại Lộc (Ảnh ST)

Nằm ngay cạnh dòng sông Thu Bồn hiền hòa, địa đạo Phú An, Phú Xuân nay thuộc xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Nói đến những con người của vùng B Đại Lộc nơi đây thì là cả một niềm tự hào, trong những năm tháng kháng chiến chống đế quốc Mỹ vô cùng khốc liệt, người dân vùng đất này đã trở thành những người anh hùng áo vải, kể cả là những người đã từng ra tiền tuyến hay những người phụ nữ quen bếp núc, những người nông dân chỉ biết làm ruộng cũng đều dốc sức đồng lòng, đứng lên để bảo vệ đất nước, bảo vệ Tổ quốc. Hệ thống địa đạo này rất lớn kéo dài qua rất nhiều thôn như Phú Bình, Phú Long, Phú Phong và có lẽ tập trung nhiều hơn cả là ở hai thôn Phú An và Phú Xuân. Không chỉ vậy, nơi đây còn chính là bàn đạp để giúp cho quân và dân ta giành thắng lợi tại mặt trận khu V lúc chống Mỹ bấy giờ, góp phần thúc đẩy và tạo cơ hội cho cuộc nổi dậy mùa xuân năm 1975 chính tại khu V và Quảng Nam – Đà Nẵng.

Một lối xuống bên dưới hầm địa đạo (Ảnh ST)

Một lối xuống bên dưới hầm địa đạo (Ảnh ST)

Lịch sử ghi chép lại, khi Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng năm 1965, chúng tiến hành càn quét tất cả mọi thứ để có thể mở rộng được lãnh địa chiếm đóng ở vùng đất Quảng Nam bằng cách xây dựng những đồn bốt, tổ chức những cuộc hành quân đánh phá dân và quân ta. Không để cho chúng lộng hành như vậy nên các lực lượng vũ trang đã tổ chức các huấn luyện cho nhân dân Đại Lộc xây dựng hàng rào chiến đấu, xây dựng thiết kế những chướng ngại vật, bẫy, đánh sập những hệ thống cầu cống của giặc. Ngoài ra quân ta còn làm nhiều hầm chống phi pháo, hầm bí mật, hào giao thông, hầm cất giấu tài sản để các lực lượng vũ trang chiến đấu, bám trụ, bảo vệ cho sự an toàn của nhân dân trong thôn. Trong thời điểm căng thẳng chiến tranh đó thì từ tháng 3 năm 1965 đến tháng 4 năm 1967, địa đạo Phú An – Phú Xuân do sự chỉ huy của đồng chí Phan Thanh Thủ là Bí thư Huyện ủy Đại Lộc đã hoàn thành. Tất cả mọi người dân trong thôn, quân dân, lực lượng vũ trang đều ra sức xây dựng cả ngày lẫn đêm, được chia nhiệm vụ, mỗi tổ có 15 người và mỗi người phải hoàn thành 7m địa đạo để nhiệm vụ được hoàn thành nhanh chóng phục vụ chiến đấu. Để không bị địch phát hiện ra địa đạo, ta mang đất đổ ra bờ sông hoặc những hố bom, quân địch sẽ không mảy may nghi ngờ.

Năm 2009, dự án trùng tu lại địa đạo được phê duyệt và tiến hành với nguồn kinh phí hơn 2 tỷ đồng (Ảnh ST)

Năm 2009, dự án trùng tu lại địa đạo được phê duyệt và tiến hành với nguồn kinh phí hơn 2 tỷ đồng (Ảnh ST)

Nằm sâu trong lòng đất với chiều dài gần 1000m, địa đạo có tới 21 ngõ ngách vô cùng phức tạp xuyên qua những bụi cây, lũy tre và cả nhà dân, cùng với đó thì hệ thống hào giao thông và đường giao thông chằng chịt xung quanh. Tùy thuộc vào địa chất, địa hình nên lòng địa đạo sẽ rộng hẹp khác nhau, 2m là chô sâu nhất trong đó. Ngoài ra những lỗ thông hơi hay các ngách đều được bố trí phù hợp để có thể tránh sự phát hiện của quân địch cũng như hỗ trợ nhau trong khi chiến đấu. Khoảng 20m thì lại có một lỗ thông hơi và hầm cá nhân để tránh các phi pháo bất ngờ cho quân ta khi chưa kịp xuống địa đạo tránh, cũng có nhiều nhánh nhỏ nối liền hai khu giao thông hào đến khu tác chiến, cảnh giới khi địch tổ chức hành quân. Những hầm cấp cứu, hầm chỉ huy, hầm hội họp và hầm cất trữ lương thực đều có trong địa đạo.

Nơi đây dần trở thành điểm đến thu hút khách du lịch tìm hiểu về lịch sử cội nguồn (Ảnh ST)

Nơi đây dần trở thành điểm đến thu hút khách du lịch tìm hiểu về lịch sử cội nguồn (Ảnh ST)

Từ ngày hoàn thành địa đạo Phú An liên tiếp nhận những cán bộ và quân chủ lực từ hậu phương lớn đến tham gia bổ sung cho chiến trường. Từ những năm 1965 đến năm 1972, đây đều là nơi làm việc và hội họp của Đặc khu ủy Quảng Đà, Khu ủy khu V, mặt trận 44, ngoài ra cũng là căn cứ trú chân an toàn với những đồng chí cán bộ chủ chốt như Đại tướng Chu Huy Mân – Nguyên Phó Bí thư Tư lệnh quân Kh V, Võ Chí Công – nguyên Bí Thư ủy khu V, Đại tướng Đoàn Khuê – Nguyên Phó Chính ủy khu V, Cố Đô đốc Hải quân Giáp Văn Cương – Nguyên Thường vụ Đặc khu ủy – Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng mặt trận 44 cùng rất nhiều những vị lãnh đạp, tướng lĩnh khác đã từng công tác,chiến đấu ở chiến trường Quảng Đà.

Bên trong địa đạo (Ảnh ST)

Bên trong địa đạo (Ảnh ST)

Cho đến ngày nay, địa đạo gần như đã bị hư hại và nhiều đoạn bị lún sụp, mất dấu dưới các lũy tre hoặc bị người dân phá bỏ để có đất làm nhà, canh tác, xây dựng các công trình khác phía trên, những đoạn đường nào còn nguyên vẹn thì cũng bị nước thấm ngập hết. Tuy nhiên đến năm 2009, thì nơi đây đã được đầu tư với kinh phí hơn 2 tỷ đồng để trùng tu tôn tạo lại để thành điểm tham quan di tích lịch sử địa đạo Phú An như hiện nay. Theo cán bộ Ban Quản lý dự án, ông Nguyễn Phước Dũng thì trong quá trình trùng tu, vẫn sẽ cố gắng giữ nguyên gốc của di tích nhưng yếu tố thẩm mỹ và sự an toàn vẫn sẽ được chú trọng, do đó vách và trần địa đạo được chèn bằng bê tông cốt thép và bên trong phun vữa giả đất, có những hốc nhỏ lắp đèn điện để thuận tiện cho du khách ghé tham quan, tìm hiểu. Đối với phần nhà chỉ huy, nơi hội họp thì sẽ được cho phục dựng theo lối kiến trúc của địa phương và các dụng cụ sinh hoạt hàng ngày cũng được phục chế lại nguyên trạng như trước để có cái nhìn chân thực những về những năm tháng trước kia của quân dân địa phương, với tường bao che được xây gạch, trát vữa, khung chịu lực bằng gỗ, mái lợp ngói vẩy cá, cửa gỗ, nơi đây sẽ là khu trưng bày và đón tiếp giới thiệu về lịch sử di tích để du khách tham quan hiểu rõ hơn.

Nơi đây góp phần giáo dục về truyền thống cách mạng hào hùng để thế hệ nay và mai sau luôn nhớ đến (Ảnh ST)

Nơi đây góp phần giáo dục về truyền thống cách mạng hào hùng để thế hệ nay và mai sau luôn nhớ đến (Ảnh ST)

Việc triển khai dự án là việc làm cấp thiết mang nhiều ý nghĩa, không chỉ bảo vệ được di tích mà còn làm cho nơi đây thu hút khách du lịch trong và ngoài nước ghé đến tìm hiểu, còn giúp cho những thế hệ học sinh từ mầm non đến đại học được giáo dục hơn nữa về truyền thống cách mạng hào hùng của dân tộc để cho các thế hệ hôm nay và mai sau sẽ luôn nhớ về mảnh đất với những con người anh hùng kiên trung, gan dạ, bền bỉ và sáng tạo.

Nếu muốn biết thêm về những chiến công hiển hách trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc, khám phá nơi chiến trường ác liệt chống Mỹ năm xưa thì  địa đạo Phú An chắc chắn sẽ là điểm đến hấp dẫn bạn khi ghé tới Quảng Nam, để nghe về những câu chuyện, con người đã tạo nên niềm tự hào của mảnh đất Đại Lộc nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung mến thương này nhé!

Xem thêm bài viết:

0 bình luận

    Cần tìm khách sạn giá tốt

    0963 266 688

    Hoặc để lại thông tin
    Vntrip sẽ gọi lại cho bạn

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ