Du lịch Sài Gòn: Tìm về Địa Đạo Củ Chi di tích lịch sử hào hùng
Nội dung chính
Thời kỳ chiến tranh khốc liệt và tàn ác đã qua đi, để lại không chỉ là nỗi đau thương và hậu quả phá hoại nặng nề cả mặt tinh thần lẫn vật chất, mà còn là niềm tự hào, tinh thần chiến đấu thép, chiến tích oanh liệt và những di tích lịch sử hào hùng nữa. Địa đạo Củ Chi chính là một trong những di tích tiêu biểu đó, đây là nơi thu hút hàng triệu lượt khách tham quan hàng năm.
Tin liên quan: Du lịch Sài Gòn
Đi di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi
I. Phương tiện di chuyển đến Khu di tích địa đạo Củ Chi
Địa đạo thuộc ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, nếu muốn du lịch đến đây, du khách có thể di chuyển bằng các phương tiện như xe buýt, taxi, xe gắn máy.
Bản đồ chỉ đường từ trung tâm Sài Gòn đi đến địa đạo Củ Chi (Ảnh ST)
1. Đi địa đạo Củ Chi bằng xe buýt
Xe buýt là phương tiện rẻ nhất đến với địa đạo Củ Chi. Nếu khởi hành từ chợ Bến Thành đi địa đạo Củ Chi có thể bắt tuyến xe bus số 13 và bắt tuyến xe bus số 94 nếu khởi hành từ bến xe Chợ Lớn. Khi tới bến xe Củ Chi thì chuyển qua xe buýt số 79 chạy thẳng về địa đạo Bến Dược – Củ Chi. Sau khi đến đền Bến Dược thì xuống rồi đi bộ vào khoảng 100m là vào địa đạo Củ Chi.
2. Di chuyển Taxi
Nếu quý khách chọn cung đường đến địa đạo Củ Chi nhanh nhất, chỉ mất khoảng 1 tiếng rưỡi. Tuy nhiên, chi phí đi taxi khá cao, mất khoảng 500 – 600 ngàn đồng. Nếu du khách muốn thuê xe trọn gói tại Sài Gòn cũng có giá khoảng 600 – 700 ngàn đồng cho 1 ngày.
3. Di chuyển bằng xe gắn máy
Nếu đi xe gắn máy đến địa đạo Củ Chi bạn có thể đi theo hai cung đường sau:
1. Đi theo quốc lộ 13 và một đi theo quốc lộ 22. Nếu đi theo quốc lộ 13 thì đến thị xã Thủ Dầu Một của thành phố mới Bình Dương, vượt qua cầu Phú Cường rồi chạy thẳng hướng Củ Chi là đến nơi (đi theo hướng mũi tên màu đen ở hình bên dưới)
2. Xuất phát từ chợ Bến Thành đi theo dọc quốc lộ 22, quý khách chạy thẳng ra đường Cách Mạng Tháng 8 ở trung tâm Sài Gòn, đến đường Trường Chinh chạy theo hướng lên cầu vượt An Sương. Từ cầu vượt An Sương cứ men theo quốc lộ 22 đến ngã tư Giếng Nước thì rẽ phải vào đường Bà Triệu. Từ Bà Triệu rẽ phải sẽ gặp đường Quang Trung, chạy thẳng khoảng 1km sẽ gặp đường Trưng Nữ Vương. Chạy thẳng đường Trưng Nữ Vương sẽ đến thị trấn Hóc Môn và hỏi đường đến ngã tư Tân Quy cách đó 6km. Sau đó, quý khách hỏi thăm đến chợ Phú Hòa Đông, từ đây chạy khoảng 10km sẽ đến ngã tư An Nhơn Tây, chạy tầm 8km nữa sẽ đến địa đạo Củ Chi.
II. Vài nét tổng quát về di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi
Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất thuộc huyện Củ Chi và cách thành phố Hồ Chí Minh chừng 70km về hướng Tây Bắc. Nơi đây được xây dựng để phục vụ cho thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam.
Biển chỉ dẫn cách đi Địa đạo Củ Chi Hồ Chí Minh
Với địa thế nằm ở cuối con đường mòn Hồ Chí Minh và là mảnh “đất thép” quan trọng trong chiến lược phục kích, hệ thống địa đạo được sử dụng để tấn công Sài Gòn trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968.
Vùng “đất thép” Củ Chi Sài Gòn
Hệ thống địa đạo bao gồm hệ thống đường ngầm,phòng làm việc, bệnh xá, các phòng ở, nhà bếp và kho chứa. Trong thời kỳ chiến tranh, đường hầm là nơi trú của người dân trong các cuộc bố ráp càn quét của thực dân Pháp, cũng đồng thời là hệ thống đi lại, liên lạc giữa các ấp để hỗ trợ lẫn nhau. Cuộc chiến càng khốc liệt thì địa đảo càng trở nên quan trọng, trở thành nơi sinh sống, cứu thương, hội họp, chứa vũ khí và hỗ trợ cho các trận đánh lớn.
Đường đến phòng họp của quân đội ta thời kỳ kháng chiến
Vào năm 2016, khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi đón nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.
Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi được bảo tồn bao gồm 2 khu vực là địa đạo Bến Dược và địa đạo Bến Đình. Chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu vào từng khu vực riêng của địa đạo Củ Chi.
III. Địa đạo Bến Dược
- Địa chỉ: ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
Là căn cứ Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định.
Tại khu Bến Dược, chúng ta sẽ tham quan 2 địa điểm là đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược và khu tái hiện vùng giải phóng.
Hình ảnh tái hiện tại khu tái hiện vùng giải phóng
1. Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược
Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược
Nằm giữa lòng “Tam giác sắt” một thời hùng vang dưới vùng trời bom đạn, biết bao những chiến sĩ đã hi sinh dũng cảm, biết bao người dân ra đi góp một phần công sức cho cuộc chiến dành hòa bình khốc liệt. Chính vì vậy, đền được xây dựng để tưởng nhớ, ghi ơn những công lao to lớn của quân và dân đã chiến đấu, hi sinh trên mảnh đất Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định. Và cũng là nơi để thế hệ sau ghi nhớ, tri ân và tự hào về thế hệ trước.
Bao quát Cổng tam quan trước khi đặt chân vào Đền
Bước chân đến Bến Dược, ta có thể thấy ngay Cổng tam quan to lớn, hùng vĩ theo lối kiến trúc cổ truyền của dân tộc với các hàng hột tròn, trên lợp ngói âm dương. Họa tiết hoa văn và mái cong giống như cổng đình làng hoặc những ngôi chùa cổ Việt Nam nhưng được cách tân bởi nguyên vật liệu mới. Chính giữa cổng là biển đề “Đền Bến Dược”
Họa tiết điêu khắc tinh tế của biển “Đền Bến Dược”
Đền chính mang dáng dấp đền đài cổ của Việt Nam tôn nghiêm và tĩnh mịch. Cấu trúc bên trong được bố trí theo hình chữ U, ở giữa là bàn thờ Tổ Quốc với tượng Hồ Chí Minh chính giữa và dòng chữ “Tổ quốc ghi công” ở phía trên. Dọc theo hai bên là tên liệt sĩ, anh hùng và Bà mẹ Việt Nam anh hùng được khắc vào tấm bia đá hoa cương và chữ mạ vàng. Nơi đây để chúng ta thắp những nén nhang tưởng nhớ các vị anh hùng đã có công với đất nước, dâng hoa, dâng hương để hương hồn của các liệt sĩ được ấm áp và thanh thản ở bên kia của Tổ quốc.
Đền chính đặt tượng Hồ Chí Minh và dòng chữ “Tổ quốc ghi công”
Nhà văn bia là tấm bia được các nghệ nhân đẽo gọt, chạm khắc những hoa văn độc đáo của dân tộc và bài thơ “Đời đời ghi nhớ” của nhà thơ Viễn Phương. Một áng thơ bất hủ với những từ ngữ hào hùng, thể hiện được ý chí chiến đấu, hào khí ngất trời của dân tộc ta.
Tấm bia khắc bài thơ của nhà thơ Viễn Phương
Ngoài ra, trong khuôn viên của đền, khách du lịch có thể tham quan 9 không gian Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược, ngắm nhìn Tháp 9 tầng cao 39m, bức tranh gốm lớn nhất Việt Nam và vãn cảnh bên hoa viên ở đây.
2. Khu tái hiện vùng giải phóng Củ Chi (1961 – 1972)
Khu vực này được xây dựng với ý tưởng tái hiện lại cuộc sống, lối kiến trúc, nét sinh hoạt và công cuộc chiến đấu của quân và dân huyện Củ Chi vào những năm 1961 – 1972 để khách du lịch được trải nghiệm và cảm nhận một cách thực tế nhất với không gian chiến tranh khốc liệt trước kia và hiểu được chân thực cuộc sống thời kỳ kháng chiến.
Tại đây tái hiện vùng giải phóng Củ Chi
Khu tái hiện vùng giải phóng Củ Chi được chia làm 3 không gian chính tái hiện lại 3 thời kì và các không gian khác tái hiện các địa danh chiến đấu oanh liệt.
Không gian 1:
tái hiện thời điểm chiến tranh những năm 1961 – 1964. Lúc này đây là cuộc sống của vùng mới giải phóng với khí thế lạc quan, tin tưởng và hăng say lao động, tham gia vào các phong trào cách mạng.
Không gian tái hiện 1: 1961 – 1964
Không gian 2:
thời điểm chiến tranh cục bộ vào những năm 1965 – 1968. Bắt đầu rơi vào cuộc chiến tranh, cuộc sống trở lên tang hoang và điêu tàn. Chiến tranh khốc liệt khá hoại toàn bộ cuộc sống của nhân dân, chùa chiền, nhà cửa đều bị cháy rụi.
Không gian 3:
Không gian tái hiện 3: 1969 – 1972
Củ Chi những năm 1969 – 1972, đây là thời điểm chiến tranh lên đến đỉnh điểm nhất. Bọn địch ném hàng trăm, ngàn chất hóa học, bom, mìn và lựu đạn xuống vùng đất Củ Chi, biến nơi đây thành những mảnh đất tang hoang đầy mùi thuốc đạn. Cuộc sống trên mặt đất bấy giờ chỉ có xe tăng, máy bay và xe ủi, người dân cũng như quân ta đều xuống hầm để sinh sống và du kích.
Ngoài ra, có các mô phỏng thu nhỏ của Chùa Một Cột, Ngọ Môn Huế, Bến Nhà Rồng, và biển Đông thu nhỏ. Bạn không chỉ được tham quan mà còn được trải nghiệm chiến trường thực tế ngay trên biển Đông thu nhỏ. Kết hợp với âm thanh, khói bụi, ánh sáng tạo nên không gian sống động và trải nghiệm thú vị dành cho giới trẻ.
Tham quan địa đạo Củ Chi chùa Một Cột
IV. Địa đạo Bến Đình
- Là căn cứ của huyện Củ Chi
- Địa chỉ: ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
Địa đạo Bến Đình – cửa hầm địa đạo Củ Chi
Đến với địa đạo Bế Đình, bạn chắc chắn sẽ có được những trải nghiệm thực tế nhất trong các đường hầm, chui trong hệ thống chiến hào chằng chịt, các mô hình sống động như xe tăng của Mỹ bị vướng mìn gài của du kích năm 1970 hay cơ hội để thử tài bắn súng của mình tại trường bắn Thể thao Quốc phòng
Đường hầm được xây dựng để tránh bom đạn
1. Di tích lịch sử 87A Trần Kế Xương
Di tích lịch sử văn hóa 87A Trần Kế Xương
Nơi đây lưu giữ lại hình ảnh, tài liệu qua các thời kỳ của Trụ sở Phái đoàn liên lạc Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam để truyền lại cho thế hệ trẻ sau này và cũng là giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống Cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam sau này.
2. Các hoạt động trải nghiệm tại địa đạo Bến Đình
Ngoài thăm thú các di tích, bạn còn có thể trải mình thực tế vào các hoạt động tại đây. Những trải nghiệm này giúp tăng thêm sinh động cho chuyến tham quan và còn mang lại tính thực tế, cảm nhận khách quan trong lòng mỗi người khi tới đây.
Tượng mô phỏng lại cuộc họp của chính quyền ta
Các hoạt động tại đây phù hợp với tất cả mọi đối tượng, từ nhóm đi nhỏ đến những nhóm lớn hay các hoạt động “teambuilding”.
Bắn súng thể thao quốc phòng
Bạn sẽ được thử tài thiện xạ của chính bản thân mình. Được lắp ráp trang thiết bị đầy đủ và hướng dẫn cụ thể, bạn sẽ bắn súng với các bia hình con thú.
Hoạt động bắn súng trường tại địa đạo Bến Đình
Bắn súng đạn phun sơn
Bạn sẽ được trang bị đầy đủ mặt nạ, quần áo, áo giáp và vũ khí là súng AR15 hoặc AK47 . Đây là trò chơi mang tính hấp dẫn cao, người chơi biến mình trở thành những chiến binh thật sự và chiến đấu trên chiến trường không thể đoán trước được địch đang đứng ở đâu.
Hoạt động bắn súng sơn tại địa đạo Bến Dược
Ngoài các trò chơi nổi bật nhất ra, còn có các hoạt động thể thao khác như hồ bơi, chèo thuyền Kayad, đạp thiên nga, đạp xe đạp và cắm trại dã ngoại.
Hoạt động cắm trại tại địa đạo Củ Chi
V. Nhà hàng ở địa đạo Củ Chi
Nhà hàng Bến Dược
Được xây dựng ở ngay bên bờ sông Sài Gòn, với không gian thoáng mát, phong cảnh thiên nhiên hữu tình cùng thực đơn mang đậm vị Đông Nam Bộ như cá kho tộ, bánh tráng cá con, canh chua lá giang, bánh xèo,…
Hình ảnh nhà hàng Bến Dược Củ Chi (ảnh ST)
Nhà hàng Bến Đình
Ảnh nhà hàng Bến Đình Củ Chi (Ảnh ST)
Tại nhà hàng ngoài thực đơn phong phú, còn đáp ứng nhu cầu từ cơm phần cho đến đông khách hàng.
VI. Một số dịch vụ tại khu di tích
- Mua sắm đồ lưu niệm
- Xe điện
- Mở lớp tháo lắp súng cho du khách
VII. Giá vé tham quan địa đạo củ chi
- 20.000VND/1 người Việt Nam/ 1 lượt
- 80.000VND/1 người nước ngoài/1 lượt
Bãy quân ta xây dựng thời kháng chiến
Nếu có dịp đến với các địa điểm du lịch Sài Gòn, bạn đừng bỏ qua khám phá địa đạo Củ Chi. Nơi đây chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những kỉ niệm và trải nghiệm đẹp. VNTRIP.VN hi vọng bạn sẽ có một chuyến du lịch ý nghĩa với nhiều thông tin bổ ích chúng tôi đã cung cấp.
Tin liên quan: Thảo Cầm Viên Sài Gòn – 1 trong 8 vườn thú lâu đời nhất thế giới
Nội dung chính
Cần tìm khách sạn giá tốt
0963 266 688
Hoặc để lại thông tin
Vntrip sẽ gọi lại cho bạn
0 bình luận