Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

Đi tìm những đặc sản danh tiếng miền Bắc (Phần 2)>

Đi tìm những đặc sản danh tiếng miền Bắc (Phần 2)

Luyến Nguyễn Luyến Nguyễn 18/01/2017
10.2K lượt xem

Dọc dải đất miền Bắc có vô vàn những món ăn hấp dẫn, làm say đắm lòng du khách.

Đặc sản miền Bắc
Đặc sản miền Bắc (Ảnh sưu tầm)

1. Tương bần Hưng Yên

Tương bần Hưng Yên
Tương bần Hưng Yên (Ảnh sưu tầm)

Không giống như mắm tôm hay mắm nêm, tương bần có nguyên liệu khá đơn giản, chỉ cần gạo nếp cái hoa vàng, đỗ tương và muối là đã đủ cho một hũ tương đậm đà. Thời gian ủ tương kéo dài từ 1 – 2 tháng cùng với kinh nghiệm và kĩ thuật đạt tới độ được gọi là bí quyết của những người dân khéo tay thì mẻ tương mới ra đời.

Đặc sản
Đặc sản (Ảnh sưu tầm)

Bí quyết “đắt” nhất của những người dân ở đây chính là nắng, nắng càng to thì tương càng vàng, sánh hơn và thường được phơi liên tiếp trong vòng 1 tháng. Tương bần được dùng để chấm bánh đúc, bánh tẻ, rau muống, thịt luộc; dùng để kho cá, đậu,… để món ăn thêm hoàn hảo.

2. Bánh chưng Bờ Đậu Thái Nguyên

Bánh chưng
Bánh chưng (Ảnh sưu tầm)

Bánh chưng xóm Bờ Đậu (xưa là Bò Đậu) vốn đã nổi tiếng từ rất lâu, khoảng những năm 1960 và được truyền lại đến ngày nay.

Đặc sản Thái Nguyên
Đặc sản Thái Nguyên (Ảnh sưu tầm)

Làng bánh lúc nào cũng đỏ lửa, trong sự nhộn nhịp, trong hương gạo nếp dẻo, nhân đỗ xanh, thịt và hương lá ngan ngát. Đặc biệt hơn, ở đây, mọi người đều gói bánh bằng tay không nhưng vẫn vuông vắn, độc đáo; tất cả xuất phát từ sự khéo léo, tinh tế của những đôi bàn tay và cách lựa chọn nguyên liệu.

3. Bánh đa kế Bắc Giang

Bánh đa kế
Bánh đa kế (Ảnh sưu tầm)

Bánh đa giòn thơm kèm với dừa ngọt và vừng bùi làm nên những nét đặc trưng cho bánh đa kế Bắc Giang. Khác biệt với những chiếc bánh đa thông thường, bánh đa kế được thưởng thức như một món ăn vặt hấp dẫn mỗi khi tiết trời se lạnh. Bánh vừa được bày bán, vừa được quạt nướng ngay tại chỗ để đến tay người dùng nóng hổi nhất.

Bánh đa thêm vừng và dừa
Bánh đa thêm vừng và dừa (Ảnh sưu tầm)

Là một món ăn bình dị, đậm đà bản sắc của một vùng quê Bắc Bộ, những nguyên liệu đơn giản, bánh đa kế có giá từ 15.000 – 20.000/ tấm khá lớn và bắt mắt.

4. Bưởi Đoan Hùng Phú Thọ

Bưởi Đoan Hùng
Bưởi Đoan Hùng (Ảnh sưu tầm)

Bưởi Đoan Hùng là một trong những giống bưởi nổi tiếng khắp miền Bắc, quả nhỏ, khi chín có màu vàng sáng, múi mọng nước và đặc biêt, khi hái xuống có thể để từ hai tuần đến 1 tháng mà vẫn giữ đươc độ tươi ngon và nhiều nước.

Cây trái trĩu trịt
Cây trái trĩu trịt (Ảnh sưu tầm)

Cùng với các giống bưởi như bưởi diễn, da xanh, năm roi,.. bưởi Đoan Hùng là một trong những loại quả dân dã, gắn liền với vùng đồng bằng Bắc Bộ, gắn liền với kí ức của tuổi thơ của nhiều người.

5. Dứa Tam Dương Vĩnh Phúc

Dứa Tam Dương
Dứa Tam Dương (Ảnh sưu tầm)

Dứa mọng nước, quả to, vàng ruộm là đặc trưng không thể lẫn của dứa Tam Dương. Tam Dương là huyện trồng nhiều dứa nhất ở Vĩnh Phúc, dứa có nhiều loại mà nổi bật nhất là dứa mật ngọt, đậm đà và phù hợp với người thích nhiều nước; trong đó, dứa mỡ gà lại cso ruột vàng nhạt, ăn có vị chua.

Dứa mọng nước
Dứa mọng nước (Ảnh sưu tầm)

Đến đây, bạn sẽ được thưởng thức dứa thoả thích với những cách thưởng thức khá đặc biệt. Bạn có thể gọt hết vỏ và mắt, chỉ để lại một ít ruột bên trong hoặc đập quả dứa vào gốc cây, rồi dùng dao khoét một lỗ nhỏ và thưởng thức nước dứa nguyên chất.

6. Gạo Tám Điện Biên

Gạo Tám Điện Biên
Gạo Tám Điện Biên (Ảnh sưu tầm)

Gạo Tám Điện Biên hạt mẩy, tròn trĩnh và trắng, khi nấu cho hương thơm tự nhiên lan toả, đặc trưng của núi rừng Tây Bắc.

Tinh tuý của núi rừng
Tinh tuý của núi rừng (Ảnh sưu tầm)

Gạo được trồng tại cánh đồng Mường Thanh, nơi có khí hậy và thổ nhưỡng màu mỡ, phù hợp để cho ra đời những hạt gạo thơm ngon, dẻo dai. Cơm tám Tây Bắc mà đươc thưởng thức cùng với thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản người vùng cao dành để tiếp đãi khi người miền xuôi ghé thăm.

7. Hạt dẻ Trùng Khánh Cao Bằng

Hạt dẻ
Hạt dẻ (Ảnh sưu tầm)

Hạt dẻ ruột vàng ươm, vỏ nâu bóng, nổ tanh tách trên chảo than nóng rực mỗi khi gió lạnh về cũng đủ khiến lòng người xuyến xao. Hương thơm của hạt dẻ, mùi than hoa ngai ngái quyện trong không khí lạnh tê tái của tiết trời đông là những nét đặc trưng của hạt dẻ rang.

Đặc sản Cao Bằng
Đặc sản Cao Bằng (Ảnh sưu tầm)

Tháng chín, tháng mười là mùa thu hoạch, bởi vậy mà hình ảnh chảo hạt dẻ lại gắn liền với mùa đông, với cái lạnh. Hạt màu nâu bóng, to tròn là những hạt được hái đúng độ và khá ngon. Cũng là một trong những món ăn dân dã với người dân vùng cao, hạt dẻ đã nhanh chóng chiếm được tình cảm của khá nhiều bạn trẻ.

8. Lợn cắp nách Lai Châu

Lợn cắp nách
Lợn cắp nách (Ảnh sưu tầm)

Lợn cắp nách là đặc sản chung của vùng cao Tây Bắc, lợn chỉ nặng tầm 10 – 15kg, được chăn thả tự do nên thịt khá chắc và thơm ngon, không có nhiều mỡ.

Đa dạng cách chế biến
Đa dạng cách chế biến (Ảnh sưu tầm)

Lợn cắp nách được chế biến thành nhiều món như hầm, nấu canh, nấu giả cầy, hấp,… nhưng nướng hay quay vẫn là lựa chọn của nhiều du khách khi đến với mảnh đất này.

9. Rượu cần Hoà Bình

Rượu cần nồng nàn
Rượu cần nồng nàn (Ảnh sưu tầm)

Đêm đêm, bên đốm lửa bập bùng và những điệu múa xoè của người Mường, cùng những ché rượu cần, người người say sưa trong hương sắc đất trời Hoà Bình, lắng tai nghe những câu chuyện ngàn đời trên mảnh đất này.

Đặc sản Hoà Bình
Đặc sản Hoà Bình (Ảnh sưu tầm)

Đặc biệt, rượu cần chỉ dùng trong những nghi lễ hoặc khi nhà có khách, thể hiện lòng hiếu khách của bà con nơi đây. Uống rượu cần đã trở thành một nét văn hoá độc đáo, mang tính truyền thống.

10. Mèn mén Hà Giang

Mèn mén Hà Giang
Mèn mén Hà Giang (Ảnh sưu tầm)

Là một món ăn có thể dùng thay cơm, được làm từ bột ngô tẻ hấp chín, mèn mén tưởng chừng như xa lạ mà lại rất gần gũi, chỉ khác biệt ở cách chế biến.

Món ăn thay cơm
Món ăn thay cơm (Ảnh sưu tầm)

Mèn mén được bán trong chợ, được nấu tai các gia đình, ăn kèm với rau, óc đậu và rượu ngô là đã no đủ một bữa. Đến Hà Giang mà không thưởng thức mèn mén sẽ là thiếu sót rất lớn trong chuyến du lịch của bạn.

11. Khâu nhục Bắc Kạn

Món ăn được chế biến khá công phu với thịt lợn quay, khoai môn Bắc Kạn rán vàng, rồi xếp vào bát hấp cách thuỷ khoảng 5 tiếng. Vị thịt béo ngậy, khoai môn bùi bùi, mộc nhĩ, nấm hương hoà quyện với chút ngọt của mật ong tạo nên một đặc sản của mảnh đất Bắc Kạn.

Khâu nhục
Khâu nhục (Ảnh sưu tầm)

Món ăn được làm cầu kì, bởi vậy thường được dùng trong các dịp lễ tết hay dịp đặc biệt.

12. Dưa mèo Sơn La

Dưa mèo là giống dưa chuột có vỏ trơn bóng, sọc xanh đậm xen lẫ sọc mờ, quả thường dài tầm 25 – 30 cm với ruột trắng, nhiều hạt, ăn giòn và mát.

Dưa mèo Sơn La
Dưa mèo Sơn La (Ảnh sưu tầm)

Dưa mèo là loại dưa có trọng lượng lớn, có quả rơi vào khoảng 1.5 – 2kg, là giống dưa bản địa, đặc trưng không thể trộn lẫn với các loại dưa chuột khác.

13. Mắc khén Yên Bái

Mắc khén còn được gọi là hạt tiêu rừng, là loại gia vị đứng đầu trong danh sách gia vị ở Yên Bái.

Mắc khén Yên Bái
Mắc khén Yên Bái (Ảnh sưu tầm)

Cây mắc khén có tinh dầu, hương thơm, thường ra hoa vào dịp cuối xuân và đậu thành những chùm quả nhỏ, người ta thường thu hoạch và cuối mùa hè. Khi sử dụng, người dân thường cho một nắm quả vào bát con, đem một viên than củi đang cháy vào đó rồi lắc đều; khi có mùi thơm thì gắp than ra, thổi bay tàn và giã nhỏ rồi dùng để chấm.

Trên đây là tổng hợp những món ăn đặc sản danh tiếng của từng địa phương ở miền Bắc, sẽ thật thiếu sót nếu không thưởng thức chúng khi có dịp đặt chân đến những mảnh đất này.

Gọi tên những đặc sản danh tiếng ở miền Bắc

Dấu ấn những ngôi làng cổ ở miền Bắc

0 bình luận

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ