Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

Di Tích Cầu Hiền Lương và sông Bến Hải – Quá khứ và hiện tại.>

Di Tích Cầu Hiền Lương và sông Bến Hải – Quá khứ và hiện tại.

Luyến Nguyễn Luyến Nguyễn 22/01/2018
20.1K lượt xem

“Cách một dòng sông mà đó thương đây nhớ,

Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa…”

Ngót nghét 63 năm kể từ những ngày cầu Hiền Lương phải oằn mình lên chống trọi với những cơn mưa bom bão đạn, pháo phủ đầy trời để có được một cầu Hiền Lương bình yên, thư thái như ngày hôm nay. Cùng VNTRIP.VN ngược dòng thời gian để tìm hiểu về di tích cầu Hiền Lương – sông Bến Hải.

Xem thêm: Dắt túi cẩm nang du lịch Quảng Trị cần biết

Tên gọi ban đầu của cây cầu nơi miền Quảng Trị này là Minh Lương. Cái tên được đặt từ thời vua Minh Mạng, do sợ phạm húy nên cư dân nơi đây đã đổi thành Hiền Lương. Sông Bến Hải thuở đầu cũng được gọi là sông Bến Hói vì chữ “hói” trong tiếng địa phương đọc lệch gần giống như chữ “hải”.

Cầu Hiền Lương - sông Bến Hải

Ảnh Cầu Hiền Lương – Sông Bến Hải (sưu tầm).

Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải là tên gọi gắn liền với cụm di tích lịch sử bao quanh bờ sông Bến Hải và cầu Hiền Lương – chứng nhân lịch sử trước cảnh “Đất Nước chia đôi”, trước cuộc kháng chiến bền bỉ, bi tráng của cả dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ năm 1954.

Cầu Hiền Lương - sông Bến Hải trước kia

Cầu Hiền Lương – Sông Bến Hải ngày xưa (Ảnh: Sưu tầm).

Sở dĩ nơi đây được Mỹ chọn làm địa điểm chia cắt nước ta nhằm gây nên sự mâu thuẫn nội bộ để tiện bề cai trị (Như cảnh chia cắt Nam Triều Tiên và Bắc Hàn Quốc mà đến nay vẫn chưa thể “về chung một nhà”) là do sự đặc biệt trong vị trí đôi bờ nơi đây trên dải đất Việt. Cụm di tích lịch sử này nằm trên vĩ tuyến 17 từ Tây sang Đông trên bản đồ Việt Nam đồng thời cũng nằm trên điểm giao nhau giữa Quốc lộ 1A và sông Bến Hải, phía bờ Nam thuộc địa phận thôn Xuân Hòa, xã Trung Hải, huyện Do Linh, phía bờ Bắc thuộc địa phận thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh vô hình chung “chia đôi” đất nước.

Cầu Hiền Lương - sông Bến Hải bị sơn màu chia cắt

Ảnh Cầu Hiền Lương – Sông Bến Hải bị sơn màu chia cắt (sưu tầm).

Vào tháng 7 năm 1954 (một trong những sự kiện lịch sử đáng nhớ nhất trong suốt chặng đường kháng chiến cứu nước trường kỳ gian khổ của dân tộc ta), sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến được thắng lợi, Pháp và Việt Nam ký hiệp định Geneve, lập lại hòa bình ở Việt Nam trên cơ sở tôn trọng chủ quyền cả ba nước. 

Tượng Đài Khát Vọng Thống Nhất ở sông bến Hải - cầu Hiền Lương

Ảnh Tượng Đài Khát Vọng Thống Nhất sưu tầm.

Cây cầu Hiền Lương, con sông Bến  Hải đã oằn mình lên gánh chịu biết bao đau thương và mất mát suốt 20 năm trời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, bền bỉ đợi chờ đến ngày đất nước độc lập, đại thắng mùa xuân năm 1975 nước ta chính thức nối lại đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải.

Cầu Hiền Lương - sông Bến Hải

Ảnh Cầu Hiền Lương – Sông Bến Hải sưu tầm.

Vào năm 2003, đất nước ta cho tiến hành trùng tu lại hệ thống di tích lịch sử này, tạo điều kiện để du khách tham quan và nhớ đến quá khứ bi tráng oai hùng một thời của dân tộc “rũ bùn – đứng dậy – sáng lòa”.

Thành cổ Quảng Trị

Ảnh Thành Cổ Quảng Trị sưu tầm.

Hơn nửa thập kỷ đi qua, “vùng đất lửa” năm xưa đã thay da đổi thịt. Vùng đất khói bom nghịt trời năm xưa nay đã nhường chỗ cho những cánh đồng bạt ngàn lúa, hồ tiêu, rừng cao su xanh ngút ngàn. Dọc bờ sông Bến Hải bây giờ là những vùng nuôi tôm trù phú góp phần không nhỏ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo nơi đây.

Di tích cầu Hiền Lương - sông Bến Hải hiện tại

Ảnh Cụm Di Tích Cầu Hiền Lương – Sông Bến Thủy sưu tầm.

Hệ thống di tích cầu Hiền Lương – sông Bến Hải đã hồi sinh từng ngày dưới sự chung tay góp sức của con người nơi đây. Hãy đến tham quan nơi đây để được cùng lắng lại, nhớ đến một thời bị tráng của dân tộc ta.

Xem thêm:

0 bình luận

    Một số cẩm nang khác, bạn muốn biết?

    Xem tất cả

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ