Nội dung chính
Nếu nghĩ Cao Bằng là vùng núi và đặc sản Cao Bằng không có gì đáng thử thì bạn đã nhầm to nhé. Du lịch mà không thưởng thức những đặc sản Cao Bằng đó thì chuyến đi của bạn vẫn chưa thể xem là trọn vẹn. Nào rau dạ hiến, nào vịt quay, nào lạp xưởng, bánh chao… Những đặc sản của núi rừng Đông Bắc này sẽ khiến các bạn nhớ mãi.
Những đặc sản Cao Bằng ngon nức tiếng bạn nên thử
1. Lạp xưởng
Lạp xưởng hun khói là món ăn phổ biến của nhiều dân tộc ở phía Bắc Việt Nam và Cao Bằng cũng không phải là ngoại lệ.
Lạp xưởng là món ngon Cao bằng mang hương vị đậm đà của thịt nạc đã được tẩm ướp các loại gia vị, mùi thơm thơm khói bếp. Đặc biệt ở chỗ, nó có cả vị chua của lá móc mật, gừng núi. Lạp sườn hun khói có thể dễ dàng chế biến bằng cách rán vàng đều hoặc nướng trên than hoa. Lạp xưởng cũng là đặc sản làm quà mà nhiều người lựa chọn khi du lịch tại Cao Bằng.
2. Bánh trứng kiến
Hằng năm, cứ vào tháng Tư, tháng Năm là bà con dân tộc Tày lại nô nức vào rừng tìm trứng kiến làm bánh. Bánh Trứng kiến được làm từ bột nếp, trứng kiến cùng lá non của cây vả.
Vào rừng kiếm trứng kiến đã khổ mà không phải loại trứng nào cũng có thể lấy ăn được. Người Tày chỉ làm bánh bằng trứng của loại kiến đen có thân nhỏ, đuôi nhọn. Loài côn trùng này di chuyển rất mau lẹ và thường làm tổ trên cây vầu. Một tổ kiến to có thể lấy được vài ba chén trứng.
Trứng kiến đem phi mỡ lợn cho thơm rồi rắc lên lớp bột, Sau đó, họ lấy chiếc lá vả bọc lớp bột lại rồi đem hấp. Khi bánh chín để nguộc, người ta sẽ dùng kéo cắt ra từng miếng vuông vừa phải.
Bánh trứng kiến ăn dẻo, thơm mùi lá vả, béo và béo ngậy mùi trứng kiến. Bánh trứng kiến là 1 trong những đặc sản Cao Bằng mà không phải mùa nào ăn cũng cảm nhận được vị ngon. Hãy để ý đến mùa kiếm trứng kiến của người dân nơi đây nhé!
3. Xôi trám
Nếu có dịp tới thăm các bản làng của người Tày vào mùa Thu, bạn sẽ được thưởng thức món ăn này.
Trám để làm xôi phải là trám đen, quả chín mọng, không bị sâu. Sau khi hái, trám được ngâm nước ấm cho đến khi mềm rồi đem om. Sau khi bỏ vỏ, phần thịt trám sẽ được trộn đều với xôi cho đến khi xôi ngả sang màu hồng tím.
Xôi trám làm đơn giản như vậy thôi nhưng thơm bùi và béo ngậy; ăn ăn rất tốt cho sức khỏe.
4. Vịt quay 7 vị
Sáu từ thôi “phải thử khi đến Cao Bằng”.
Gọi là vịt quay 7 vị vì người Cao Bằng đã dùng tới 7 loại gia vị khác nhau để ướp vịt.
Vịt để quay không được quá to hay quá nhỏ. Lý tưởng nhất là những con nặng khoảng 1,8 – 2kg.
Khi quay xong, đầu bếp sẽ chẻ vịt làm đôi chỉ bằng một nhát dao. Nước thịt tiết ra trong bụng vịt được đổ ra bát làm nước chấm.
Đĩa vịt quay nóng được chặt ra đĩa có màu vàng óng của mật ong. Thịt vịt ăn chắc ngọt, mềm nhưng không quá bở hay quá ai. Khi thưởng thức món ăn này, người ta phải nhai thật chậm để cảm nhận hết vị ngọt của mật ong, vị béo của dầu, vị ngai ngái của lá rừng và vị thơm của miếng thịt.
5. Bánh áp chao
Lại thêm một món ăn có liên quan đến vịt!
Thời điểm lý tưởng nhất để thưởng thức bánh áp chao là mùa Đông bởi món ăn này giúp xua đi cái lạnh của miền sơn cước. Thoạt nhìn, món ăn này có hình thù giống bánh rán.
Nguyên liệu để làm bánh áp chao gồm gạo tẻ, gạo nếp và thịt vịt.
Chính vì đơn giản như vậy mà các thực khách rất dễ tìm thấy những hàng bán bánh áp chao ven đường ở Cao Bằng.
6. Nằm khâu
Món ăn đặc sản Cao Bằng này không thể không có trong các đám cưới ở Cao Bằng. Trong mỗi mâm cỗ, món “nằm khâu” luôn được đặt ở chính giữa, chung quanh bày đặt các món ăn khác.
Món được nấu từ thịt ba chỉ, khoai và nước đường. Nếu chưa ăn, tuyệt đối ta không nên mở vung/đĩa ra vì món này phải ăn thật nóng mới ngon.
Lúc thưởng thức, bao giờ cũng gắp cả miếng thịt lẫn miếng khoai để thưởng thức trọn vẹn vị ngon. Nhìn bát “nằm khâu” bốc khói nghi ngút, đỏ màu đường và dậy mùi hương của các gia vị làm, ai ai cũng muốn nếm thử.
7. Rau dạ hiến
Nếu đã ngây ngấy sau những ngày thưởng thức đồ chiên, quay, rán… thì rau dạ hiến sẽ là sự lựa chọn thích hợp để bạn khép lại chuyến du lịch ẩm thực ở Cao Bằng.
Rau Dạ hiến (rau bồ khai) mọc hoang ở vùng núi đá Cao Bằng. Nó không đơn thuần là một thứ rau rừng có vị lạ miệng mà còn là một vị thuốc bổ thận, mạnh gân cốt.
Thứ rau này chỉ cần rửa sạch, ngắt như ngắt ngọn su su là có thể đem xào tỏi, thịt bò hoặc lòng gà. Nó vừa có vị béo ngậy, vừa thơm. Vì thế, nhiều người cho rằng loại rau này có thể ăn thay cơm, đến no mà vẫn còn thèm.
Do nhu cầu tiêu thụ lớn nên một số người đã bắt đầu thử trồng dạ hiến ở vườn nhà và bước đầu thành công.
Đừng hỏi “Ăn gì ở Cao Bằng?” mà hãy xem dạ dày có đủ to để thưởng thức hết các đặc sản Cao Bằng hay không!
0 bình luận