Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

Chuyển đổi số cơ quan nhà nước là gì?>

Chuyển đổi số cơ quan nhà nước là gì?

Luyến Nguyễn Luyến Nguyễn 14/11/2022
216 lượt xem

Chuyển đổi số cơ quan nhà nước là gì? Như các bạn đã biết, chuyển đổi số (CĐS) là một nhu cầu, xu hướng tất yếu của toàn cầu. Đất nước nếu muốn bắt kịp sự phát triển của thế giới thì bắt buộc phải tiến hành quá trình này. Sớm nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trong những năm gần đây, các cơ quan nhà nước đã tích cực ứng dụng công nghệ CĐS. Cùng Vntrip tìm hiểu nhé.

1. Chuyển đổi số cơ quan nhà nước là gì?

Chuyển đổi số cơ quan nhà nước là hoạt động phát triển chính phủ số của các cơ quan Trung ương và tương ứng với đó là hoạt động phát triển chính quyền số, đô thị thông minh của các cơ quan chính quyền các cấp ở địa phương.

Chuyển đổi số cơ quan nhà nước

Trong đó:

Bản chất của chính phủ số là chính phủ điện tử, bổ sung những thay đổi về cách tiếp cận, cách triển khai mới nhờ vào sự phát triển của công nghệ số. => Xây dựng chính phủ số chính là xây dựng chính phủ điện tử – chính phủ ứng dụng các công nghệ thông tin vào các hoạt động của chính phủ.

Thay vì vận hành theo cách thức truyền thống, hiện nay các hoạt động của chính phủ cần được diễn ra trên môi trường số một cách an toàn. Để từ đó hoàn thiện quá trình giải quyết các vấn đề phát sinh, cung cấp các dịch vụ tốt hơn, quản lý hiệu quả, nhanh chóng,…

Chính quyền số là chính phủ số được triển khai tại các cấp chính quyền địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã).

Một ví dụ cho việc chuyển đổi số cơ quan nhà nước là cổng dịch vụ công quốc gia. Mọi người có thể tra cứu thông tin cũng như thực hiện các bước hành chính ở ngay trên website này mà không cần phải đến các cơ quan nhà nước như phương thức vận hành trước đây.

Chuyển đổi số được thực hiện toàn diện trong các ngành, lĩnh vực:

2. Những thách thức trong quá trình chuyển đổi số cơ quan nhà nước

Bất kể một sự thay đổi nào cũng tồn tại những nguy cơ và rủi ro, nhất là việc đổi mới một hệ tư tưởng đã ăn sâu trong tiềm thức con người từ rất nhiều năm nay trên một phạm vi rộng – cả nước.

Chuyển đổi số cơ quan nhà nước

Trong quá trình chuyển đổi số cơ quan nhà nước, chúng ta cũng phải đối diện với những thách thức lớn:

Đối với mỗi cơ quan, tổ chức, sự thay đổi chỉ có thể bắt đầu từ người đứng đầu. Thách thức lớn nhất cho cơ quan nhà nước là nhận thức và sự vào cuộc thực sự của người đứng đầu, là chuyện dám làm hay không dám làm.

Bên cạnh đó, hệ thống các thông tin đồ sộ, có sự liên kết với nhau, những thủ tục hành chính rườm rà dài dòng nay phải được diễn ra trên môi trường số, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, cơ sở vật chất… cũng là những vấn đề mà mỗi cơ quan, ban ngành phải giải quyết trên con đường số hóa. Từ trước đến nay, các cán bộ công nhân viên chức đã quen với việc lưu trữ giấy tờ sổ sách,… bây giờ phải chuyển đổi sang sử dụng công nghệ, phần mềm. Do đó, các đợt tập huấn đã được tổ chức để giải quyết vấn đề này.

Ngoài ra, có một khó khăn cũng lớn không kém là sự đón nhận của người dân. Không phải ai cũng thích sự thay đổi, nhiều người muốn làm những việc họ đã quen. Khi một sự đổi mới được áp dụng, hiển nhiên người dân cũng cần góp phần vào đó để tạo nên sự đồng bộ. Ví dụ như việc chuyển đổi sang căn cước công dân gắn chíp. Các cơ quan nhà nước cũng phải vận động người dân để họ hợp tác làm căn cước công dân, để còn đồng bộ dữ liệu trên cơ sở dữ liệu quốc gia.

3. Chuyển đổi số cơ quan nhà nước đang được thúc đẩy tiến hành

Việc chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước phải được tiến hành nhanh chóng bởi “Đi nhanh, đi trước giúp dễ thu hút nguồn lực. Nếu đi chậm, đi sau, khi chuyển đổi số đã trở thành xu hướng phổ biến thì nguồn lực trở nên khan hiếm, cơ hội sẽ ít đi, sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển”.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và gặt hái được những kết quả khả quan:

Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến hết tháng 3/2022, cả nước đã có 22/22 bộ, ngành và 63/63 địa phương thành lập Ban chỉ đạo về chuyển đổi số; 17/22 bộ, ngành và 57/63 địa phương ban hành chương trình/kế hoạch/đề án chuyển đổi số giai đoạn 5 năm. Công cuộc chuyển đổi số đã, đang lan tỏa tới tất cả các cấp, các ngành, nhất là người lãnh đạo, người đứng đầu đã có chuyển biến rõ nét; 100% bộ, ngành, địa phương đã kiện toàn Ban chỉ đạo chuyển đổi số do người đứng đầu làm Trưởng ban (có 6 địa phương do Bí thư trực tiếp làm Trưởng Ban Chỉ đạo là Bến Tre, Hà Giang, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Lào Cai, Bình Định).

Cũng theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ sở dữ liệu tạo nền tảng cho chính phủ số được đẩy mạnh triển khai, đây là điều kiện tiên quyết để triển khai chính phủ số. Trong đó, đáng chú ý là cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc; Cổng Dịch vụ công quốc gia đã tích hợp với 3.552 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các bộ, ngành, địa phương, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp truy cập thuận tiện (một cửa) đến dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước các cấp;…

0 bình luận

    Cần tìm khách sạn giá tốt

    0963 266 688

    Hoặc để lại thông tin
    Vntrip sẽ gọi lại cho bạn

    Một số cẩm nang khác, bạn muốn biết?

    Xem tất cả

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ