- Tin tức > Du lịch > Miền Tây > Kiên Giang > Hà Tiên >
“Sự tích” bí ẩn của ngôi chùa Phù Dung Hà Tiên
Địa điểm du lịch Hà Tiên nổi tiếng không chỉ với những địa điểm tham quan du lịch, vui chơi mà còn có những khu tâm linh dành cho du khách đến hành hương. Trong đó có chùa Phù Dung không chỉ là địa điểm hành hương & du lịch hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp cổ kính, hài hòa với thiên nhiên mà còn bởi những câu chuyện bí ẩn gây tranh cãi về lai lịch ngôi chùa.
Tin liên quan: Hà Tiên Kiên Giang – Điểm du lịch cần đặt chân tới 1 lần trong đời
Khu du lịch tâm linh Hà Tiên (ảnh ST)
1. Giới thiệu chùa
Chùa Phù Dung còn được gọi là chùa Phù Cừ, tọa lạc dưới chân núi Bình San, thuộc phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, là một ngôi cổ tự danh tiếng, một điểm du lịch hành hương nổi tiếng ở Hà Tiên.
Chùa Phù Dung Hà Tiên (Ảnh ST)
Từ chợ Hà Tiên, theo đường cái quan đi Thạch động, độ nửa cây số ngàn, ngó về bên trái, có một ngôi am tự cheo leo trên sườn đồi. Căn cứ vào tên gọi “am tự”, rất có thể khi khởi đầu, tự viện này chỉ là một am tu nhỏ.
Không gian xung quanh chùa (ảnh ST)
Là một trong những danh lam cổ tự của miền đất Hà Tiên hiền hòa thơ mộng, chùa Phù Dung không chỉ điểm tô cho non nước cõi biên thùy nét uy nghiêm trầm mặc của một ngôi già lam mà còn làm say lòng du khách bởi phát tích câu chuyện tình diễm lệ của ngài Tổng trấn và nàng Ái cơ.
Ngôi chùa nổi tiếng Hà Tiên Phù Dung cổ tự (ảnh ST)
2. Lịch sử chùa Phù Dung
Chùa Phù Dung gắn liền với sự tích của người nằm trong ngôi mộ cổ đó là bà Phù Dung, mà sau này người đời còn đặt cho một cái tên khác nữa, là bà Dì Tự, vị sư nữ đầu tiên trụ trì ở chùa.
Theo sách Lược sử những ngôi chùa ở Kiên Giang cho biết chùa trước đây do Tổng trấn Hà Tiên là Mạc Thiên Tích xây dựng vào năm 1750 cho người vợ thứ là bà Thứ Cơ làm nơi tu hành, thế danh Nguyễn Thị Xuân ở tu đến năm 1761 thì bà qua đời.
Không gian chùa Phù Dung Hà Tiên (Ảnh ST)
Đến năm 1771, chùa bị hư hại nặng do chiến tranh, chỉ còn tòa Ngọc Hoàng Bửu điện. Bấy giờ chùa không có trụ trì.
Năm 1846, Hòa thượng Thích Bửu Châu từ Trung Quốc đến hành đạo ở vùng Hà Tiên được Phật tử địa phương cung thỉnh về trụ trì ngôi chùa đã được dựng lên sơ sài và ngài viên tịch tại chùa năm 1869.
Lễ tưởng niệm sư nữ Phù Dung (ảnh ST)
Ngài Diệu Lý – dòng Lâm Tế Gia Phổ đời 39 được Hòa thượng Thích Nhất Thừa – trụ trì chùa Tây An, Châu Đốc cử về trụ trì từ năm 1869 đến năm 1892. Khi hòa thượng Thích Diệu Lý viên tịch, chùa lại không có trụ trì.
Đến năm 1910, Hòa thượng Thích Hoằng Đạo – đệ tử của Hòa thượng Thích Nhất Thừa, được cử đến trụ trì. Ngài đã cho xây lại ngôi chùa và đổi tên là chùa Phù Dung. Ngôi chùa hoàn thành vào năm 1939 thì ngài viên tịch, trụ thế 70 năm
Gian thờ trong chùa (ảnh ST)
Trụ trì kế tiếp là Hòa thượng Thích Thiền Quang – một nhà sư yêu nước và là một thầy thuốc nổi tiếng trong vùng. Ngài viên tịch năm 1951
Hòa thượng Thích Phước Quang tiếp tục trụ trì đến năm 1964 thì viên tịch tại chùa. 11 năm kế tiếp, nhiều vị về trụ trì chùa, nhưng không vị nào trụ trì được lâu.
Năm 1975, Thượng tọa Thích Nhật Quang về trụ trì chùa đến ngày nay. Thượng tọa đã cho trùng tu ngôi chùa trở thành ngôi già lam thắng tích của vùng đất du lịch nổi tiếng Hà Tiên.
Điêu khắc trong chùa (Ảnh ST)
3. Kiến trúc chùa Phù Dung
Trải qua bao biến đổi, giờ đây trên nền đất cao ráo nơi chân núi Bình San, là một tự viện khá khang trang gồm một phần sân và hai phần thờ cách biệt.
Mộ bà Phù Dung (Ảnh ST)
Phần sân có một đài cao, trên đài là một pho tượng Phật Quan Thế Âm cao lớn bằng xi măng, tô trắng. Kế đến là ngôi Chánh điện rộng được bài trí trang nghiêm. Chính giữa là tượng Thích-ca Mâu-ni, 2 bên là 2 đại đệ tử A-nan và Ca-diếp.
Người dân kéo đến hành hương tại chùa (ảnh ST)
Ở đây còn có 4 bức phù điêu lớn, mỗi tấm cao 1,3m, ngang 2,3m minh họa 4 cảnh trong cuộc đời đức Phật Thích-ca Mâu-ni: đản sanh, xuất gia, thuyết pháp và nhập niết-bàn. Ở nhà tổ có điện thờ bà Phù Cừ.
Chùa Phù Dung còn được gọi là chùa Phù Cừ (ảnh ST)
Sau lưng ngôi Chánh điện là một khoảng sân nhỏ, sau nữa là một toà điện cao có tên gọi Ngọc Hoàng bửu điện, thờ Ngọc Hoàng Thượng đế cùng hai vị Nam Tào và Bắc Đẩu được làm bằng cốt tre phủ giấy thơm ngoài rồi sơn son thếp vàng.
Gian thờ của chùa (ảnh ST)
Một phần do thời gian tàn phá, một phần do ở nơi biên cảnh thường gặp nhiều bất ổn, nên chùa đã phải trùng tu nhiều lần.
Ngôi chùa đã được trùng tu nhiều lần (ảnh ST)
Đặc biệt, đứng ngoài nhìn vào, phía bên trái tự viện có một lối đi nhỏ men theo triền núi. Đi khoảng 20m du khách sẽ gặp một ngôi mộ cổ, mặt đá rêu phong, bên cạnh mộ có một tấm bia đá khắc mấy dòng chữ Việt giải thích gọn tên tuổi của người đã khuất: “Lăng bà Phù Dung – Từ Thành Thục Nhơn – Nguyễn Thị Xuân (1720-1761) – Viên tịch rằm tháng 2 Âm lịch – Hiệu Phù Cừ’”. Trước mộ, liền chỗ chân núi, có một ao nước ngọt, trong ao có trồng giống hoa sen trắng…
Linh thiêng chùa Phù Dung cổ tự (Ảnh ST)
Hiện nay trong các chuyến du lịch Hành hương, chùa Phù Dung Hà Tiên cho đến nay vẫn luôn là điểm tham quan rất thi vị. Đến Chùa Phù Dung bạn không chỉ để được nghe những truyền thuyết, tích xưa đầy thú vị, mà còn có dịp vãn cảnh chùa yên tĩnh và đầy trầm tư nơi núi Bình San kỳ vỹ.
Ngôi chùa nhiều khách đến hành hương (Ảnh ST)
Tin liên quan:
Bạn có thể quan tâm
Nội dung chính
Cần tìm khách sạn giá tốt
0963 266 688
Hoặc để lại thông tin
Vntrip sẽ gọi lại cho bạn
0 bình luận