Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

Tới thăm Chùa Giác Lâm 300 tuổi cổ nhất tại TP Hồ Chí Minh>

Tới thăm Chùa Giác Lâm 300 tuổi cổ nhất tại TP Hồ Chí Minh

Luyến Nguyễn Luyến Nguyễn 30/10/2019
11.1K lượt xem

Chùa Giác Lâm là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Thành phố Hồ Chí Minh. Đây chính là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam .Chùa tọa lạc tại số 565 đường Lạc Long Quân, thuộc phường 10, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, và đã được Bộ Văn hóa- Thông tin công nhận là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia của Việt Nam năm 1988. Hãy cùng VNTRIP tới thăm nơi đây để tìm sự thanh tịnh, bình an nơi không gian tâm linh cổ xưa này nhé!

chùa Gíac Lâm 300 tuổi

chùa Gíac Lâm 300 tuổi (Ảnh st)

Lịch sử ngồi chùa

Chùa được cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương, quyên tiền xây dựng vào mùa xuân năm Giáp Tý (1744) đời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Ban đầu chùa có tên là Sơn Can (sơn là núi, cang là gò nông), về sau còn được gọi là Cẩm Sơn do chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn.

Ngoài ra, chùa còn có tên là Cẩm Đệm vì cư sĩ Thụy Long có tên riêng là Cẩm, chuyên nghề đan đệm bán, người địa phương gọi là ông Cẩm Đệm.

chùa giác lâm

(Ảnh st)

Vào năm 1774, Thiền sư Phật Ý-Linh Nhạc (trụ trì chùa Từ Ân) đã cử đệ tử của mình là Thiền sư Tổ Tông-Viên Quang (gọi tắt là Viên Quang) về trụ trì chùa, đồng thời đổi tên chùa thành Giác Lâm.

bảng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa chùa giác lâm

bảng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa chùa giác lâm

Dưới thời thiền sư Viên Quang, chùa Giác Lâm trở thành một trung tâm đào tạo về kinh điển, giới luật đầu tiên cho chư tăng ở Gia Định và cả Nam Bộ. Đến năm 1873, dưới sự trụ trì của Thiền sư Minh Khiêm, chùa còn là nơi in ấn, sao chép kinh sách, khắc bản gỗ kinh, luật và diễn Nôm một số sách Phật giáo.

chùa Gíac Lâm

chùa Giác Lâm (Ảnh st)

Kiến trúc chùa Giác Lâm

Chùa đã được trùng tu lớn ba lần  vào năm 1798–1804., năm 1906–1909 và đầu năm 1999, chùa hoàn thành đợt trùng tu lần thứ ba.

Chùa Gíac Lâm

(Ảnh st)

Chùa Giác Lâm hiện nay có lối kiến trúc chữ Tam gồm ba dãy nhà ngang nối liền nhau (không kể các nhà phụ):

  • Chính điện.
  • Giảng đường.
  • Nhà trai (còn gọi là nhà Ông Giám).

Chùa nguyên thủy không có cổng tam quan (cổng tam quan chỉ mới được xây dựng vào năm 1955). Hai cổng tam quan hiện nay  sát đường Lạc Long Quân, xoay mặt về hướng Nam. Hai bên cột trụ tam quan cũ có câu đối bằng chữ Hán.

toàn cảnh chùa Gíac Lâm

toàn cảnh chùa Gíac Lâm (Ảnh st)

Kết cấu kiến trúc của chùa là hai nếp nhà tứ trụ bố trí theo kiểu trùng thềm điệp ốc. Mái chùa gồm 4 vạt và các sống mái đều thẳng. Năm 2007, khởi công xây dựng khu giảng đường và tăng xá (phía bên phải chùa – theo hướng nhìn từ trong ra).

chùa giác lâm

mái chùa gồm 4 vạt (Ảnh st)

chùa giác lâm

khu nhà giảng (Ảnh st)

Khu Tam Bảo bao gồm chánh điện, trai đường và giảng đường, bố cục trên một mặt bằng hình chữ nhật, chiều rộng 22m, chiều dài 65m, xây trên nền cao khoảng 1m so với vườn chùa. Trước chánh điện có sân hình chữ nhật, ngang 20m, rộng 10m.

Trước sân là sân vườn, có miếu nhỏ đặt tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng đá màu. Đặc biệt ở sân vườn có cây bồ đề cao lớn do ngài Narada (Srilanka) tặng. Ngài Narada đã cùng Hòa thượng Hồng Từ và Sư Bửu Chơn đích thân trồng cây bồ đề tại đây vào ngày 24-6-1953.

chùa giác lâm

khu chính điện (Ảnh st)

chùa giác lâm

cây bồ đề ở sân trước chùa (Ảnh st)

chùa giác lâm

tượng Phật Bà Quan Âm (Ảnh st)

Chính điện với kiểu nhà dân gian truyền thống một gian hai chái, bốn cột chính hay còn gọi là tứ trụ. Bên trong điện khá rộng và sâu, có 56 cột to hơn vòng tay ôm màu nâu sẫm. Cột nào cũng được chạm khắc câu đối, thiếp vàng công phu. Giữa các hàng cột là các cửa võng, cũng được thiếp vàng, chạm trổ các đề tài trang trí truyền thống như tứ linh, tứ quý, hoa điểu….

chùa giác lâm

khu chính điện (Ảnh st)

Trong chính điện bày trí theo kiểu “tiên bái Phật, hậu bái Tổ”.

chùa giác lâm

điện Phật (Ảnh st)

Điện thờ Phật tôn nghiêm, gồm có ba bàn sắp xếp trong cao ngoài thấp dần :

  • Bàn Di Đà.
  • Bàn Hội đồng.
  • Tam Bảo.

Bàn Di Đà tôn trí tượng Di Dà Tam Tôn (tính theo hàng ngang : đức Phật A Di Đà lớn ở gian giữa, gian hai bên là Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí), tượng thờ Tam Thế Phật đặt theo hàng dọc :  A Di Đà – Thích Ca, hai bên có tượng Ca Diếp, A Nan và Di Lặc. Hai bên tòa Cửu Long và tượng Thích Ca Đản sanh có hai vị Hộ Pháp. Trên bàn thờ Hội đồng có tượng Phạm Thiên (Ngọc Hoàng), Nam Tào, Bắc Đẩu.

Bàn thờ Tam Bảo đặt tượng 5 vị :

  • Đức Phật Thích Ca/Phật A Di Đà.
  • Bốn vị Bồ tát là Quán Thế Âm.
  • Đại Thế Chí, Văn Thù Sư Lợi.
  • Đại Hạnh Phổ Hiền.

Đây là sự kết hợp giữa hai bộ tượng Di Đà Tam Tôn (A Di Đà, Quán Thế Âm, Đại Thế Chí) và Thích Ca Tam Tôn (Thích Ca, Văn Thù, Phổ Hiền). Hai bên vách chánh điện đặt thờ tượng Thập bát La Hán, Thập Điện Minh Vương, Địa Tạng, Bồ Đề Đạt Ma, Long Vương, Quan Thánh.

chùa giác lâm

cận cảnh điện thờ Phật (Ảnh st)

Đằng sau chính điện là bàn thờ Tổ, thờ các vị Hòa thượng đã trụ trì tại chùa Giác Lâm. Đối diện với bàn thờ Tổ là các bàn thờ:

  • Phật Chuẩn Đề
  • Phật A Di Đà
  • Bàn thờ Thập Điện Diêm Vương.

Ở gian này, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, được dùng làm cơ sở hậu cần, nuôi chứa cán bộ, làm công tác trinh sát nội thành.

chùa giác lâm

(ảnh st)

Trước chùa là bảo tháp xá lợi gồm 7 tầng hình lục giác. Tháp Xá Lợi Phật được khởi công xây dựng từ năm 1970 nhưng bị ngưng trệ đến năm 1993 mới xây tiếp, hoàn thành năm 1994 với 7 tầng, hình lục giác, cao 32,70m, diện tích hơn 600m2 , mặt hướng phía Bắc.

Tầng dưới cùng đặt bàn thờ tượng Di Đà Tam Tôn, các tầng kế trên đặt thờ nhiều tượng Phật, Bồ tát như : đức Phật Thích Ca, đức Phật Dược Sư, Bồ tát Quan Thế Âm, Bồ tát Chuẩn Đề, Bồ tát Di Lặc … Tầng thứ 7 trang trí chùm đèn Cửu Long, giữa là tháp Xá lợi đức Phật Thích Ca.

chùa giác lâm

bảo tháp xá lợi (Ảnh st)

Xá Lợi đức Phật được ngài Narada mang dâng cúng cho Giáo hội Phật giáo Lục Hòa Tăng Việt Nam (sau đổi thành Phật giáo cổ truyền Việt Nam), trụ sở đặt ở chùa, vào ngày 24-6-1953.

Một buổi lễ trọng thể được tổ chức tại chùa với sự chứng kiến của ngài Narada và đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử … Các vị Hòa thượng Phật Ấn, Hồng Từ và Trường Thạnh đã cung thỉnh tháp Xá lợi Phật tôn trí tại chùa Giác Lâm.

chùa giác lâm

bảo tháp Xá lợi (Ảnh st)

chùa giác lâm

ngọc xá lợi (Ảnh st)

Có 3 khu tháp mộ ở chùa. Một khu tháp mộ trước chùa chính, gồm 3 tháp mộ. Khu tháp mộ nằm bên phải đường vào chùa, gồm 33 tháp mộ, được xây dựng vào đầu thế kỷ XX. Khu tháp Tổ nằm sau miếu Linh Sơn Thánh mẫu, gồm 8 tháp mộ các Thiền sư trụ trì chùa và 3 tháp mộ các Hòa thượng ở các chùa khác, được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XIX và thế kỷ XX.

chùa giác lâm

vườn tháp tổ (Ảnh st)

Chùa có 119 pho tượng (trong đó có 113 pho tượng cổ) với nhiều chất liệu khác nhau (gỗ, đồng, xi măng, thạch cao). Các pho tượng nổi tiếng là pho tượng Thích Ca bằng gỗ, tượng cổ nhất ở chùa; tòa Cửu Long và tượng Thích Ca sơ sinh bằng đồng; hai bộ tượng Thập bát La Hán; bộ tượng Ngũ Hiền (đức Phật và bốn vị Bồ tát) …

chùa giác lâm

các pho tượng trong chùa (Ảnh st)

chùa giác lâm

Bức tượng cổ trong chùa (Ảnh st)

chùa giác lâm

các bức tượng cổ quý hiếm (Ảnh st)

Ngoài ra, trong chùa còn lưu giữ nhiều công trình chạm khắc gỗ :

  • 23 bao lam chạm lộng.
  • 23 bức hoành phi.
  • 86 câu đối thếp vàng công phu.
  • 46 bàn thờ và nhiều pháp khí, đồ thờ cổ…

Tất cả đều là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao.

chùa giác lâm

câu đối thếp vàng công phu (Ảnh st)

Điểm đặc sắc trong việc trang trí ngôi chùa vào nửa đầu thế kỷ XX và còn giữ nguyên vẹn đến nay là chùa đã sử dụng 7.454 đĩa kiểu cẩn dọc theo hai mặt tường của Tây đường, điện Phật, tháp Tổ, nóc mái v.v…

Phần lớn các đĩa kiểu trang trí này được làm tại các cơ sở gốm ở Lái Thiêu, Bình Dương. Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục ngày 30-11-2007 : Chùa Giác Lâm – ngôi chùa có số lượng đĩa kiểu trang trí nhiều nhất Việt Nam.

chùa giác lâm

đĩa cổ trang trí (Ảnh st)

Lễ hội tại chùa Gíac Lâm

Rằm hằng tháng đặc biệt là rằm tháng 7, lễ Vu Lan,Tháng Giêng, chùa Gíac Lâm có mở lễ hội lớn đón các tăng ni phật tử khắp nơi cũng như khách tới hành hương thăm quan lễ chùa cầu bình an.
chùa giác lâm

lễ tảo tháp chùa giác lâm (Ảnh st)

Hướng dẫn di chuyển tới chùa Giác Lâm

Nếu ở các tỉnh thành phố ngoài TP Hồ Chí Minh, bạn có thể di chuyển bằng máy bay/ oto/ tàu hỏa để tới TP Hồ Chí Minh.

Tới đây, bạn có thể lựa chọn cách đi xe bus tới Chùa Gíac Lâm để tiết kiệm chi phí: Với tuyến xe bus 38, xuất phát từ Trường THCS Vân Đồn (243 Hoàng Diệu, phường 8, q.4, TP Hồ Chí Minh).

Ngoài ra bạn có thể đi taxi hoặc bắt xe ôm tới để tiết kiệm thời gian.

Nếu tự đi xe máy, xem bản đồ chi tiết để tới chùa Gíac Lâm tại đây.

Thông tin

  • Địa chỉ: 565 Lạc Long Quân, Phường 10, Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 028 3865 3933
  • Giờ mở cửa: 7AM- 9PM

Chúc bạn sẽ có chuyến đi hành hương bình an!

 Khách sạn

Tin liên quan:

0 bình luận

    Cần tìm khách sạn giá tốt

    0963 266 688

    Hoặc để lại thông tin
    Vntrip sẽ gọi lại cho bạn

    Một số cẩm nang khác, bạn muốn biết?

    Xem tất cả

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ