Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

Linh thiêng chùa Chúc Thánh Quảng Nam>

Linh thiêng chùa Chúc Thánh Quảng Nam

Luyến Nguyễn Luyến Nguyễn 02/02/2018
3.3K lượt xem

Tọa lạc tại phường Tân An, Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, với tuổi đời hơn 300 năm, chùa Chúc Thánh là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng của xứ Quảng.

Xem thêm: 18 địa điểm du lịch Hội An nhất định không thể bỏ qua

Chùa Chúc Thánh Quảng Nam (Ảnh: Sưu tầm)

Lịch sử chùa Chúc Thánh

Thiền sư Minh Hải (tên tục gia là Lương Thến) là người gốc Tuyền Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc. Vào cuối thế kỷ XVII, theo lời mời của chúa Nguyễn Phúc Trân, ông là một trong 10 nhà sư Trung Hoa theo phái đoàn Ngài Thạch Liêm từ Quảng Đông, Trung Quốc sang Việt Nam để dự Đại giới đàn truyền bá Phật pháp tại Huế. Sau khi giới đàn kết thúc, các nhà sư tỏa đi các nơi để truyền Phật đạo, ngài Minh Hải, Minh Lượng đã đến Hội An. Thiền sư Minh Hải đã chọn một vùng đất cao thoáng cách phố cổ Hội An 1km, lúc ấy còn khá hoang vắng, thưa người dựng lên một thảo am để tu đạo, thu nhận đệ tử và lập nên hệ phái Phật giáo Lâm Tế Chúc Thánh. Bởi vậy chùa còn được gọi là Tổ đình Chúc Thánh. Hệ phái này ngày càng phát triển và đến nay đã kiến lập hơn một trăm ngôi chùa trên khắp cả nước cũng như một số nước lân cận.

(Ảnh: Sưu tầm)

Kiến trúc chùa Chúc Thánh

Chùa Chúc Thánh hướng về phía Tây Nam, nằm nép mình dưới những tán cây cổ thụ rợp bóng, mang dáng vẻ uy nghi mà cổ kính. Chùa có kiến trúc kiểu chữ tam – kiểu kiến trúc thường gặp của những ngôi chùa ở nước ta, có sự kết hợp giữa nét điêu khắc, chạm trổ đặc trưng của văn hóa Việt Nam và Trung Hoa. Chùa có hệ thống tượng thờ được chạm khắc hết sức tỉ mỉ và tinh xảo, xứng đáng là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ.

Vừa bước vào chùa, du khách sẽ cảm nhận được không gian chùa vô cùng linh thiêng. Cổng Tam quan hiện ra với mái ngói rêu phong, trên đỉnh là 2 con sư tử quay mặt vào nhau cùng với những hoa văn vô cùng tinh xảo. Trên cổng Tam quan có đề 5 chữ “Sắc tứ Chúc Thánh tự môn” và cặp câu đối ở 2 bên. Qua Tam quan là bồn hoa, khu tháp cổ và bình phong cùng hàng non bộ có đặt tượng Quan m ở trên.

Tam quan cũ Chúc Thánh Quảng Nam (Ảnh: @mauir)

Tam quan mới đặt bên cạnh Tam quan cũ (Ảnh: Sưu tầm)

Khu tháp cổ gồm 16 tháp mộ là nơi lưu giữ nhục thân của của Tổ sư Minh Hải cũng như chư Tăng trong môn phái (Ảnh: @luci_guijarro)

Tượng Phật Quan m (Ảnh: @mauir)

Tiếp đến là khu vực Chính điện nằm uy nghiêm ở giữa được xây dựng bề thế với hệ thống kèo cột dựng vững chãi mang đến không gian thoáng đãng. Mái chùa lợp bằng ngói âm dương, bên trên là cặp long và cặp phụng với những hoa văn tỉ mỉ và tinh tế. Hiên mái có chạm trổ hình ảnh của Đức Phật Thích Ca từ khi sơ sinh đến nhập diệt.

Khu Chính điện (Ảnh: @mauir)

Bước vào bên trong, ở gian chính giữa có đặt tượng Tam thế ở trên cùng, bàn dưới đặt tượng Đức Phật Di Lặc, hai bên là A Nan, Ca Diếp, tượng Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền, tượng 18 vị La Hán. Hai bên là tượng Hộ Pháp và Tiêu Diện cao 1m75. Hơn nữa, bên trong Chánh điện còn có hệ thống trống lớn nhỏ, đại hồng chung và tiểu hồng chung cùng với rất nhiều bức hoành phi câu đối. Bên cạnh Chính điện là Tiền đường có đặt 4 tấm bia lớn ghi lại những lần trùng tu của chùa, đề tên các chùa và đạo hữu đã đóng góp xây dựng chùa.

(Ảnh: @itayfrishman)

Trong cùng là khu Hậu tẩm, Đông phương tượng, Tây phương tượng và Tổ đường. Phía sau Chính điện là Hậu tẩm thờ Đức Địa Tạng, Phổ Liên Hoa và Ái Sở Thân. Hai bên là Đông phương tượng – nơi ở của Tăng chúng và Tây phương tượng thờ hương linh. Đi qua một khoảng sân lộ thiên có đặt rất nhiều cây cảnh quý sẽ đến Tổ đường. Nhà Tổ được xây dựng khá đơn giản là nơi đặt long vị của những vị tổ sư, trụ trì của chùa qua các thế hệ. Hệ thống long vị, bài vị cũng được chạm trổ hết sức tinh xảo, công phu thể hiện bàn tay tài hoa của các nghệ nhân xưa.

(Ảnh: @mauir)

Vào ngày mồng 7 tháng 11 m lịch hàng năm, chư Tăng tại Quảng Nam, Đà Nẵng quy tụ về chùa Chúc Thánh để tưởng niệm ngày viên tịch của Tổ khai sơn, Lễ Húy Kỵ được cử hành rất trọng thể và linh đình. Đặc biệt, 3 năm một lần, vào các năm Dần, Tỵ, Thân, Hợi, chư Tăng thuộc môn phái Chúc Thánh thập phương hành hương về đây dự Lễ Húy nhật Tổ sư cũng như họp bàn các công tác Phật sự của tông môn.

Lễ Húy kỵ tổ sư Minh Hải tại chùa Chúc Thánh (Ảnh: Sưu tầm)

Bài viết liên quan:

0 bình luận

    Cần tìm khách sạn giá tốt

    0963 266 688

    Hoặc để lại thông tin
    Vntrip sẽ gọi lại cho bạn

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ