Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm những khoản nào?

Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm những khoản nào?

Luyến Nguyễn Luyến Nguyễn 16/06/2021
608 lượt xem

Chi phí quản lý doanh nghiệp là số liệu cho thấy doanh nghiệp có kiểm soát hiệu quả các nguồn lực của mình hay không. Từ đó mở ra nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Vậy chi phí quản lý doanh nghiệp là gì? Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm những khoản nào?

1. Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì?

Trong hệ thống chi phí của doanh nghiệp thì chi phí quản lý doanh nghiệp là một nhân tố vô cùng quan trọng. Chi phí quản lý doanh nghiệp là khoản chi phí mà mỗi doanh nghiệp đều phải bỏ ra để vận hành các hoạt động quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh. Khoản chi phí này không tách riêng cho hoạt động cụ thể nào mà nó liên quan mật thiết đến toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp nếu kiểm soát tốt chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ giúp vận hành hiệu quả, hạn chế được những chi phí không cần thiết và làm chủ được nguồn tài chính của mình. Đặc biệt với tỷ lệ cạnh tranh ngày càng cao thì doanh nghiệp càng cần phải quản lý những chi phí này sao cho hợp lý nhất để đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

2. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm những khoản nào?

2.1 Chi phí quản lý nhân viên

Chi phí quản lý nhân viên là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp sẽ phải chi trả cho cán bộ nhân viên làm việc ở các bộ phận của doanh nghiệp, ban giám đốc của doanh nghiệp. 

Chi phí quản lý nhân viên là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp sẽ phải chi trả cho cán bộ nhân viên làm việc ở các bộ phận

Chi phí này bao gồm:

  • Tiền lương
  • Các khoản trích theo tiền lương như: tiền tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,… 
  • Các khoản phụ cấp bao gồm: xăng xe đi lại, ăn uống, điện thoại, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, phụ cấp nuôi con nhỏ,…
  • Các khoản chi phí khác như: sinh nhật người lao động, chi phí cho việc hiếu, việc hỷ,…

2.2 Chi phí vật liệu quản lý

Đây là chi phí liên quan đến việc sử dụng các loại vật liệu cho công tác quản lý doanh nghiệp bao gồm: các công cụ, dụng cụ, văn phòng phẩm, thiết bị máy móc, xăng, dầu để chạy xe hay các vật liệu cần thiết để đảm bảo quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Thiết bị như máy in, máy tính, máy photocopy phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp

2.3 Chi phí quản lý đồ dùng văn phòng

Chi phí đồ dùng văn phòng là khoản chi phí dành cho các dụng cụ, đồ dùng văn phòng cho các bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp như: sổ sách, giấy in, bút, thước, chi phí in ấn namecard, bao thư, in ấn phẩm quảng cáo,…

Chi phí đồ dùng văn phòng là khoản chi phí dành cho các dụng cụ, đồ dùng văn phòng cho các bộ phận

2.4 Chi phí khấu hao tài sản cố định

Xác định chi phí khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ nguyên giá tài sản cố định được dùng cho các chi phí sản xuất, kinh doanh một cách hợp lý, có hệ thống. Chi phí này bao gồm: chi phí thuê mặt bằng, thuê nhà kho, chi phí xây dựng văn phòng, chi phí khấu hao xe ô tô, máy móc thiết bị quản lý và khấu hao các tài sản cố định của doanh nghiệp,… 

Các chi phí khấu hao tài sản cố định như chi phí thuê mặt bằng, thuê nhà kho, chi phí xây dựng văn phòng, chi phí khấu hao xe ô tô, máy móc,…

2.5 Thuế, phí và lệ phí

Bên cạnh các khoản chi phí liên quan đến vấn đề vận hành các quy trình hoạt động thì doanh nghiệp cũng phải nộp cho nhà nước các khoản thuế và lệ phí liên quan. Chi phí này bao gồm: thuế thuê mặt bằng, thuế môn bài, lệ phí giao thông, lệ phí sao y, chứng thực…

Các khoản thuế và lệ phí liên quan doanh nghiệp phải chi trả

Ngoài ra cũng có rất nhiều các khoản thuế, phí và lệ phí khác mà doanh nghiệp phải chi trả tùy hoạt động của doanh nghiệp.

2.6 Chi phí dịch vụ mua ngoài

Chi phí dịch vụ mua ngoài được hiểu là các chi phí gắn liền với các dịch vụ ngoài cung cấp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm: bằng sáng chế, các tài liệu kỹ thuật, chi phí cho các nhà thầu phụ, dịch vụ chuyển phát nhanh, chi phí quảng cáo hay chi phí để thuê tài sản cố định,…

Các chi phí dịch vụ mua ngoài như: bằng sáng chế, các tài liệu kỹ thuật, chi phí cho các nhà thầu phụ,…

2.7 Chi phí quản lý công tác

Hiện nay, nhu cầu đi công tác ở các doanh nghiệp, cơ quan ngày càng tăng lên và phổ biến rộng rãi hơn. Chính vì vậy kiểm soát tốt chi phí quản lý công tác là một trong những biện pháp hỗ trợ đắc lực nhằm kiểm soát hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp. Chi phí quản lý công tác bao gồm: chi phí đặt vé máy bay, tàu xe, chi phí đặt phòng, khách sạn và các khoản công tác phí khác.

 Vntrip TMS là phần mềm quản lý công tác đơn giản, dễ sử dụng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn hiện nay

Xem thêm: Giới thiệu về ứng dụng Vntrip TMS

2.8 Chi phí dự phòng 

Chi phí dự phòng là khoản chi phí được xây dựng lên nhằm đảm bảo cho những rủi ro chưa xảy ra và cũng có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể chủ động hơn khi gặp bất kỳ vấn đề nào. Chi phí dự phòng có thể bao gồm: 

  • Chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi 
  • Chi phí phải trả tính vào chi phí sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Chi phí dự phòng các công việc phát sinh
  • Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá,…

Chi phí dự phòng giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong các trường hợp

Ngoài ra doanh nghiệp còn phải chi trả nhiều khoản chi phí khác trong quá trình hoạt động như: chi phí tổ chức hội nghị, chi phí được sử dụng cho nghiên cứu, đào tạo hay chi phí dành cho tiếp khách,…

3. Doanh nghiệp cần làm gì để kiểm soát tốt chi phí quản lý doanh nghiệp?

Kiểm soát tốt chi phí quản lý doanh nghiệp là việc làm đòi hỏi các nhà quản trị cần nắm vững cơ cấu tổ chức, quy trình quản lý và tối ưu hóa chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để làm được điều đó thì doanh nghiệp cần phải tăng doanh thu và giảm tối đa các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp. 

Kiểm soát tốt chi phí quản lý doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa các nguồn lực

Đối với nhiều doanh nghiệp chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ lệ không hề nhỏ. Chính vì vậy để có thể thu lại lợi nhuận thì doanh nghiệp cần phải xác định được định mức chi phí quản lý doanh nghiệp. Từ đó tính toán và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà quản lý nhờ vậy có thể đưa ra những quyết định kịp thời mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Ngoài ra, việc ứng dụng các phần mềm trong quản lý chi phí doanh nghiệp cũng là một cách giúp nhà quản trị dễ dàng theo dõi các khoản chi phí mọi lúc mọi nơi, mà không cần các bước hạch toán phức tạp. 

Chi phí quản lý doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng giúp đánh giá hiệu quả quá trình vận hành sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy mỗi nhà quản lý cần phải kiểm soát tốt chi phí này sao cho phù hợp nhất với của doanh nghiệp mình. Từ đó giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh. 

Xem thêm: 

0 bình luận

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ