Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

Check-in những ngôi chùa đẹp nhất miền Tây Nam Bộ

Check-in những ngôi chùa đẹp nhất miền Tây Nam Bộ

Luyến Nguyễn Luyến Nguyễn 01/03/2021
1.2K lượt xem

Nhắc đến miền Tây, chắc hẳn bạn sẽ liền nghĩ ngay đến một vùng sông nước hữu tình với hình ảnh những vườn cây ăn trái, kênh rạch chằng chịt hay những khu chợ nổi nổi tiếng.

Nhưng chưa hết, miền Tây còn là nơi sở hữu vô vàn các công trình mang phong cách thiết kế du nhập từ nước ngoài, đặc biệt là những ngôi chùa. Cùng Vntrip khám phá những ngôi chùa đẹp nhất ở miền sông nước ngay nào!

1. Chùa Vĩnh Tràng (Tiền Giang)

Được xây dựng từ đầu thế kỷ 19, chùa Vĩnh Tràng hay còn gọi Vĩnh Trường là nơi thờ Phật nổi tiếng ở Tây Nam Bộ. Chùa được xây dựng trên diện tích 14.000 m2 theo kiến trúc Á – Âu nhưng không làm mất đi nét điêu khắc truyền thống Việt Nam. Hiện nay chùa còn là nơi lưu giữ đến hơn 60 tượng Phật bằng gỗ, đồng, đất nung,…. được tạc vào và thếp vàng vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Chùa Vĩnh Tràng với tượng Phật rất lớn. Hình: Sưu tầm

Chùa Vĩnh Tràng với tượng Phật rất lớn. Hình: Sưu tầm

Chùa sở hữu kiến trúc Á - Âu tuyệt đẹp. Hình: @alyshiaturchyn

Chùa sở hữu kiến trúc Á – Âu tuyệt đẹp. Hình: @alyshiaturchyn

Trong khuôn viên nhà chùa là những hàng cột cao thanh mãnh kết hợp cùng mái vòm cong, được trang trí với đủ hoa văn rực sắc. Đặc biệt, những hạng mục kiến trúc độc đáo như vòm cửa kiểu La Mã, bộ phù điêu bát tiên cưỡi thú, bông sắt của Pháp, gạch men của Nhật,… càng tạo nên sự nổi bật cho chùa Vĩnh Tràng, khiến nơi đây như một bảo tàng kiến trúc thu nhỏ.

Ngoài ra, dù có sự kết hợp của kiến trúc châu Âu nhưng chùa Vĩnh Tràng vẫn giữ được cho mình nét cổ kính Á Đông với những cây cột cái đeo long trụ, có chạm khắc chim phượng trên đầu rồng, mang đến nét đẹp khác biệt cho ngôi chùa.

Điểm check-in không thể bỏ lỡ ở Tiền Giang. Hình: @66ching_

Điểm check-in không thể bỏ lỡ ở Tiền Giang. Hình: @66ching_

Góc nào lên hình cũng "xịn". Hình: @huy.five

Góc nào lên hình cũng “xịn”. Hình: @huy.five

2. Chùa Som Rong (Sóc Trăng)

Ngôi chùa mang đậm dấu ấn kiến trúc Khmer này có tên đầy đủ là Wat Pătum Wôngsa Som Rông. Chùa được chính thức hoàn thành vào năm 2017 và nhanh chóng trở thành một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất của tỉnh Sóc Trăng. Khuôn viên chùa được chia thành nhiều khu vực khác nhau, nổi bật nhất là ngôi bảo tháp được đặt ngay lối đi vào chùa và song song với ngôi chánh điện. Ngôi bảo tháp có bốn hướng và có bốn lối đi, là đại diện của từ, bi, hỷ, xả. Dọc hai bên lối dẫn lên bảo tháp được trang trí hình tượng rắn thần Naga và mô típ các hoa văn Khmer cổ được trạm khắc rất tinh tế, sắc sảo.

Bảo tháp của chùa Som Rong. Hình: @lythanhco

Bảo tháp của chùa Som Rong. Hình: @lythanhco

Màu sắc sặc sỡ cùng những họa tiết trang trí được điêu khắc, mạ vàng tỉ mỉ của không gian bên trong cũng sẽ khiến bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên. Chỉ cần mặc trang phục nổi bật và tạo dáng phù hợp, bạn đã có ngay một bộ ảnh đậm chất Á Đông giống hệt những tấm ảnh được chụp trong các ngôi chùa cổ ở Indonesia, Thái Lan… luôn đấy.

Chùa Som Rong có màu sắc sặc sỡ. Hình: Sưu tầm

Chùa Som Rong có màu sắc sặc sỡ. Hình: Sưu tầm

Bên trong hành lang chùa Som Rong. Hình: @lythanhco

Bên trong hành lang chùa Som Rong. Hình: @lythanhco

3. Chùa Dơi (Sóc Trăng)

Tên gọi của chùa Dơi xuất phát bởi xung quanh chùa có cả một cánh rừng với các cây sao và dầu, là nơi hàng vạn con dơi đang sinh sống. Cứ chiều cuối ngày là đàn dơi lại kéo về sân chùa che kín cả bầu trời, vì vậy khi tới đây bạn sẽ thấy hàng ngàn con dơi khá lớn treo mình trên trên cây ở khuôn viên chùa. Các vị sư ở đây cho rằng việc dơi đổ về chùa là phúc lành nhà Phật ban cho.

Chùa Dơi. Hình: @lehatruc

Chùa Dơi. Hình: @lehatruc

Những bức tường độc đáo của chùa Dơi. Hình: @lehatruc

Những bức tường độc đáo của chùa Dơi. Hình: @lehatruc

Chùa Dơi được xây từ khoảng thế kỉ XVI, tuy là không gian thờ Phật Thích Ca nhưng kiến trúc chùa Dơi Sóc Trăng vẫn bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi văn hóa Khmer và đến nay vẫn còn giữ được khá nguyên vẹn vẻ đẹp của nó. Ngôi chùa nổi bật trong không gian xanh mát của cây cối nhờ sắc màu vàng cam Khmer đặc trưng. Cảnh quan phía trong chùa được thiết kế cực kì hòa hợp giữa chùa và không gian phía ngoài. Chùa có mái được lợp ngói, bốn đầu mái cong vút chạm trổ hình rắn Naga, trên đỉnh mái có một ngọn tháp nhọn. Bao quanh chánh điện là các hàng cột đỡ, mỗi cột có một tượng tiên nữ Kemnar chắp hai tay trước ngực…

Chùa Dơi đến nay vẫn còn giữ được khá nguyên vẹn vẻ đẹp của nó. Hình: @ngduhuy

Chùa Dơi đến nay vẫn còn giữ được khá nguyên vẹn vẻ đẹp của nó. Hình: @ngduhuy

4. Chùa Chén Kiểu (Sóc Trăng)

Ngoài cái tên chùa Chén Kiểu, chùa còn có tên là chùa Sà Lôn (bắt nguồn từ hai chữ “Sro Loun” trong tiếng Khmer), hay còn gọi là chùa Srolôn, Wath Sro Lon. Trước đó, khi xây dựng chùa, vì thiếu kinh phí xây dựng nên đã tận dụng các mảnh chén, đĩa sứ sau đó đem sắp xếp, tạo nên vẻ đẹp đặc trưng mà bất cứ ai đến cũng phải trầm trồ.

Chùa Chén Kiểu. Hình: Sưu tầm

Chùa Chén Kiểu. Hình: Sưu tầm

Khi nhìn tổng thể chùa Chén Kiểu, nhiều người cứ tưởng phần mái của chánh điện được ốp hoàn toàn bằng gạch men, nhưng thực ra chỉ có 40 % là gạch men còn lại là những mảnh chén, đĩa vỡ được ốp lên tạo thành những hình trang trí như bông hoa, con vật và có cả một bức tranh thiên nhiên làm từ mảnh sành đẹp không kém gì bức tranh thêu. Ở mặt sau của chánh điện còn có một mảng tường đắp nổi với nhiều mảnh chén kiểu vỡ trông rất sắc sảo. Khuôn viên của chùa cũng dễ dàng tạo sự thoải mái cho du khách bởi rất nhiều cây xanh ở đây, cùng với không gian rộng rãi, thoáng đãng.

Chùa được làm từ những mảnh chén, đĩa vỡ. Hình: @hey.imjenny

Chùa được làm từ những mảnh chén, đĩa vỡ. Hình: @hey.imjenny

Những kiểu hoa văn độc đáo. Hình: @lythanhco

Những kiểu hoa văn độc đáo. Hình: @lythanhco

5. Chùa Kh’Leang (Sóc Trăng)

Trong hơn 20 ngôi chùa ở Sóc Trăng, chùa Kh’Leang là ngôi chùa cổ nhất, có tuổi thọ lên tới gần 500 năm khi được xây vào khoảng năm 1553. Chùa nằm trong một khuôn viên rộng bên bờ sông Như Nguyệt thơ mộng, bao quanh bởi những hàng cây xanh mát. Là ngôi chùa của Phật giáo Nam tông Kh’mer nhưng phong cách kiến trúc – điêu khắc không chỉ thuần Kh’mer mà còn là sự kết hợp của văn hóa Hoa và Việt thể hiện bằng các dòng Hán tự được khắc trên thân các cây cột trong ngôi chánh điện và bao lam lại thể hiện phong cách và họa tiết Việt Nam.

Chùa Kh'Leang. Hình: Sưu tầm

Chùa Kh’Leang. Hình: Sưu tầm

Nơi đây ngoài là nơi cử hành các nghi lễ tôn giáo, đây còn là nơi lưu giữ nhiều giáo lý  nhà Phật, nơi diễn ra nhiều lễ hội văn hóa mang tính đặc trưng của dân tộc Khmer như Lễ hội Oc Om Boc , Đolta, đua ghe Ngo, Tết Chol chnamw Thmay…

Chùa Kh'Leang cũng là điểm check-in ở Sóc Trăng. Hình: Sưu tầm

Chùa Kh’Leang cũng là điểm check-in ở Sóc Trăng. Hình: Sưu tầm

Bên trong chùa Kh'Leang. Hình: Sưu tầm

Bên trong chùa Kh’Leang. Hình: Sưu tầm

6. Chùa Ghositaram (Bạc Liêu)

Nếu là người yêu thích vẻ đẹp của những ngôi chùa cổ kính thì bạn nhất định không nên bỏ qua chùa Ghositaram – được mệnh danh là ngôi chùa Khmer có kiến trúc độc đáo nhất đồng bằng sông Cửu Long. Công trình này mất đến 10 năm để hoàn thành, trong đó, các nghệ nhân đã dành riêng 4 năm để hoàn thiện các hoa văn trang trí.

Chùa Ghositaram. Hình: Sưu tầm

Chùa Ghositaram. Hình: Sưu tầm

Với tông màu chủ đạo là đỏ, hồng, vàng kết hợp cùng phong cách kiến trúc tháp nhọn, nơi đây trông như một tòa lâu đài vừa nguy nga tráng lệ, vùa huyền bí thơ mộng. Đi dọc bên ngoài tòa nhà, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những bức bích họa, tượng đắp nổi với đủ sắc màu rực rỡ. Đó là hình ảnh miêu tả chân thực và sinh động những câu chuyện liên quan đến cuộc đời Đức Phật. Đi cùng với vẻ cầu kỳ và tráng lệ bên ngoài là sự chỉn chu và sang trọng bên trong. Bước vào Chánh Điện và đi dọc dãy hành lang khuôn viên chùa, bạn sẽ bắt gặp những hàng cột lớn sơn son thếp vàng. Mỗi cây cột có kích thước rất to, ở giữa sơn màu đỏ và hai đầu được chạm trỗ nhiều hoa văn, sơn son thếp vàng rực rỡ.

Cấu trúc độc đáo của chùa. Hình: Nguyễn Hoàn Hảo

Cấu trúc độc đáo của chùa. Hình: Nguyễn Hoàn Hảo

Background siêu "xịn". Hình: @lehatruc

Background siêu “xịn”. Hình: @lehatruc

7. Chùa Xiêm Cán (Bạc Liêu)

Chùa Xiêm Cán được biết đến là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất tại Bạc Liêu cũng như trong hệ thống chùa Khmer Nam Bộ. Nằm cách thành phố Bạc Liêu chừng 10km, Chùa Xiêm Cán là công trình đồ sộ và lộng lẫy bậc nhất với quần thể kiến trúc kiều Angkor độc đáo gồm chính điện, nhà ở, tháp đựng hài cốt, am, lò thiêu… Bất kì khu vực nào ở đây cũng có thể trở thành góc check-in đẹp lung linh chẳng kém cạnh gì những ngôi chùa ở Thái Lan đâu nhé.

Chùa Xiêm Cán. Hình: @hao_ng_

Chùa Xiêm Cán. Hình: @hao_ng_

Khuôn viên bên trong chùa Xiêm Cán khá rộng rãi và được che phủ bởi rất nhiều cây cổ thụ, nhiều nhất là những hàng cây thốt nốt toả bóng mát rượi. Bạn nên đến đây chụp hình vào buổi sáng hoặc lúc hoàng hôn để bắt được ánh sáng tốt nhất cho những khung hình của mình nha.

Màu vàng nổi bật. Hình: @tinhtungtang_

Màu vàng nổi bật. Hình: @tinhtungtang_

Bên ngoài cổng chùa Xiêm Cán. Hình: @hao_ng_

Bên ngoài cổng chùa Xiêm Cán. Hình: @hao_ng_

8. Chùa Vam Ray (Trà Vinh)

Chùa Vàm Ray là ngôi chùa Phật giáo Nam tông lớn nhất Việt Nam, được xây dựng theo phong cách Angkor Khmer với vẻ đẹp nguy nga, cổ kính, không kém những ngôi chùa đẹp ở Thái Lan hay Campuchia.

Chùa Vam Ray với bức tượng khổng lồ. Hình: @Dupeo.review_

Chùa Vam Ray với bức tượng khổng lồ. Hình: @Dupeo.review_

Toàn bộ ngôi chùa đều được sơn mạ vàng vô cùng rực rỡ, kết hợp cùng phong cách kiến trúc Ankor, tạo nên một vẻ đẹp tráng lệ. Từ xa nhìn vào, chùa Vam Ray trông như một cung điện với mỗi chi tiết trên cổng chùa, các điện thờ đều được trang trí, chạm khắc bằng những hoa văn tỉ mỉ, đẹp mắt.

Chùa Vam Ray. Hình: @Dupeo.review_

Chùa Vam Ray. Hình: @Dupeo.review_

Điểm nổi bật nhất trong khuôn viên chùa Vàm Ray chính là điện thờ tượng đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn với tổng chiều dài 54m. Tượng Phật được đặt trên bệ cao, được sơn phủ thiếp vàng hết sức nguy nga. Dạo khuôn viên sân chùa, bạn sẽ bắt gặp một tháp nhỏ có hình trụ, được nâng đỡ bởi những cây cột nhỏ có hình rắn thần Naga 5 đầu. Đây là tháp dùng để thắp nến vào những ngày rằm hoặc lễ hội, thể hiện triết lý Phật pháp sẽ soi rọi ánh sáng cho nhân loại, giúp mọi người sống hướng thiện.

Hành lang chùa Vam Ray. Hình: @nhienng_

Hành lang chùa Vam Ray. Hình: @nhienng_

9. Chùa Xvay-ton (An Giang)

Chùa Xvayton được xây dựng cách đây hơn 200 năm, là ngôi chùa thờ Phật nổi tiếng theo phái Tiểu thừa, tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc chùa tháp của đồng bào Khmer ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì vậy mà khi nhìn vào ngôi chùa, bạn sẽ thấy rõ các nét tương tự như ở các chùa của Campuchia.

Chùa Xvayton. Hình: Hoàng Linh Hà

Chùa Xvayton. Hình: Hoàng Linh Hà

Khuôn viên của chùa rộng lớn vô cùng, chia ra nhiều khu vực khác nhau. Chính điện nằm trên lối vào, khá lớn với mái chùa lộng lẫy, nhiều màu sắc, hoa văn đều đặn và chi tiết. Chung quanh chính điện là các dãy tháp, kiến trúc thanh nhã tinh tế, vút dần lên cao, nhiều màu sắc, được chạm khắc rất tỉ mỉ với các tượng nhỏ chung quanh và trên đỉnh là tượng thần Bayon bốn mặt bằng đá (thần sáng tạo). Trên mỗi tháp đều có đầy đủ tên tuổi, đây là nơi cất giữ hài cốt đã hỏa táng của các nhà tu hành ở chùa.

Khuôn viên rộng của chùa Xvayton. Hình: Hoàng Linh Hà

Khuôn viên rộng của chùa Xvayton. Hình: Hoàng Linh Hà

Điểm check in không nên bỏ qua khi đến An Giang. Hình: Hoàng Linh Hà

Điểm check in không nên bỏ qua khi đến An Giang. Hình: Hoàng Linh Hà

10. Chùa Tà Pạ (An Giang)

Chùa Tà Pạ không được xây trên nền đất bằng phẳng mà được xây trên những cột chống đỡ vững chắc cao hàng chục mét, nên khi nhìn từ xa bạn sẽ thấy ngôi chùa như đang lơ lửng giữa không trung, nổi bật giữa cả một vùng rừng núi.

Chùa Tà Pạ. Hình: Sưu tầm

Chùa Tà Pạ. Hình: Sưu tầm

Màu sắc nổi bật của chùa Tà Pạ. Hình: Sưu tầm

Màu sắc nổi bật của chùa Tà Pạ. Hình: Sưu tầm

Từ trên cao nhìn xuống, bạn sẽ thấy chùa Tà Pạ An Giang được quy hoạch thành 5 khu vực chính. Trong đó có Chánh Điện, Hỏa Tang Viếng, Bảo Tháp, Phật cảnh và Khu vực nghỉ ngơi của các tăng ni, tư thầy. Tất cả công trình đều được trạm trổ điêu khắc tinh xảo, đắp nối nhiều tranh tượng phù điêu, hoa văn với những cành lá uốn lượn, pha trộn với những nhân vật mang tính nghệ thuật cao. Đặc biệt, nếu đứng từ ngôi chùa này, bạn có thể phóng tầm mắt quan sát toàn cảnh thị trấn Tri Tôn rộng lớn, thả hồn vào cánh đồng Tà Pạ xanh ngát xanh. Xa xa, bạn còn thấy được những ngọn núi lớn như núi Cấm, núi Dài, núi Cô Tô… với vẻ đẹp hùng vĩ, bất tận.

Từ chùa Tà Pạ có thể ngắm cảnh Tri Tôn. Hình: Hoàng Linh Hà

Từ chùa Tà Pạ có thể ngắm cảnh Tri Tôn. Hình: Hoàng Linh Hà

Ngoài những ngôi chùa trên thì miền Tây còn rất nhiều ngôi chùa có kiến trúc đẹp đang chờ bạn đến khám phá. Hãy lên cho mình một lịch trình chi tiết, cụ thể và lập ngay team để check-in miền Tây thôi nào!

0 bình luận

    Một số cẩm nang khác, bạn muốn biết?

    Xem tất cả

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ