Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

Cách “sống sót” dành cho sinh viên ra trường vào mùa dịch

Cách “sống sót” dành cho sinh viên ra trường vào mùa dịch

Luyến Nguyễn Luyến Nguyễn 18/06/2021
384 lượt xem

Vào thời điểm này, đa phần các doanh nghiệp đều chịu những hậu quả về kinh tế do dịch Covid-19 mang lại. Thị trường việc làm cũng từ đó mà trở nên cạnh tranh khốc liệt hơn khi các công ty đều đang cắt giảm nhân sự. Đây khó khăn rất lớn đối với nhiều những sinh viên mới ra trường ở hiện tại. Vậy làm thế nào để tân cử nhân có thể bứt phá và đáp ứng cuộc chơi mới hiện này?

1. Tìm kiếm những lĩnh vực mới

Để tăng khả năng tìm kiếm được việc làm trong thời điểm bị tác động bởi dịch bệnh, sinh viên cần chủ động tìm kiếm những cơ hội việc làm trong nhiều ngành nghề khác nhau. Đặc biệt, trong thời kỳ dịch bệnh, nhiều nhóm ngành đang có nhu cầu tuyển dụng cao như nhóm ngành dược, y tế, điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe, công nghệ thông tin, thương mại điện tử/ kỹ thuật số, … Thời điểm này sẽ là cơ hội tốt để các sinh viên tốt nghiệp những ngành trên tìm kiếm công việc dễ dàng. Nhưng ngay cả khi không học những lĩnh vực này, hãy cố gắng tìm kiếm những công việc có liên quan. Hoặc bạn có thể dành thời gian để tham gia các khóa học ngắn hạn.

Tìm kiếm những lĩnh vực mới. Hình: Sưu tầm

Tìm kiếm những lĩnh vực mới. Hình: Sưu tầm

Quan trọng nhất là bạn cần chấp nhận thay đổi tư duy. Hãy xây dựng cho mình một bản kế hoạch để đối phó với những kịch bản khác nhau sẽ xảy đến với những cơ hội nghề nghiệp bạn đang nhắm tới sau khi ra trường. Bạn sẽ làm gì nếu công ty bạn yêu thích không có nhu cầu tuyển dụng trong thời điểm dịch bệnh? Nếu ngành học của bạn, lĩnh vực đam mà bạn đam mê đang bị trì trệ thì bạn có thể lựa chọn việc gì khác? Đây sẽ là cách để bạn có thể kiểm soát được cuộc đời mình, từ đó đưa ra quyết định và lựa chọn hợp lý, thay vì thụ động ngồi chờ việc phù hợp.

2. Chấp nhận làm việc ở các vị trí tạm thời

Hầu hết những bạn có thành tích học tập tốt với điểm số cao đều đặt một kỳ vọng lớn vào côg việc khi vừa tốt nghệp ra trường. Tuy nhiên hãy tạm thời hoãn lại việc tìm kiếm công việc mơ ước trong khoảng thời gian này và hãy nghĩ tới việc làm cho những công ty có thể cung cấp cho bạn những kỹ năng linh hoạt khác mà bạn chưa có. Thay vì để một CV trống kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm ở bất kỳ đâu cũng sẽ là điểm cộng giúp các nhà tuyển dụng tương lai tin tưởng hơn vào khả năng thích nghi của bạn. Vì vậy, đừng ngại ngần mà hãy bắt đầu bằng những công việc mang tính chất tạm thời để hiểu hơn về môi trường làm việc thực tế nhé.

Chấp nhận làm việc tạm thời. Hình: Sưu tầm

Chấp nhận làm việc tạm thời. Hình: Sưu tầm

Ngoài ra, giai đoạn khi mà các doanh nghiệp hạn chế tuyển dụng hoặc ngân sách chi lương phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh doanh khó khăn đồng nghĩa với mức lương sẽ không được như kỳ vọng. Điều này không chỉ xảy ra với sinh viên mới ra trường, mà còn đối với bất kỳ ứng viên nào đang đi tìm việc trong giai đoạn này. Hãy tạm thời chấp nhận mức lương thấp hơn mong đợi ở thời điểm này.

3. Giữ liên lạc với các nhà tuyển dụng quen biết

Nếu bạn may mắn tìm được các cơ hội thực tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy chủ động giữ liên lạc với nhà tuyển dụng. Bạn có thể đề nghị họ liên lạc lại với mình khi có vị trí tuyển dụng mới, hoặc có thể thông qua họ để được giới thiệu đến những công ty khác.

Giữ liên lạc với nhà tuyển dụng. Hình: Sưu tầm

Giữ liên lạc với nhà tuyển dụng. Hình: Sưu tầm

Ngoài ra, cũng đừng quên giữ mối liên hệ thường xuyên với thầy cô, bạn bè, các trang thông tin của trường, khoa, phòng, để có những cơ hội việc làm phù hợp với năng lực bản thân và chuyên môn nhé.

4. Trau dồi thêm nhiều kiến thức, kĩ năng

Cho dù bạn đã tốt nghiệp và mong muốn được làm những công việc đúng chuyên môn thì việc học hỏi thêm những kỹ năng phục vụ công việc luôn là điều quan trọng và cần thiết. Đặc biệt, trong tình hình cạnh tranh công việc cao như hiện nay, các công ty luôn muốn tuyển những ứng viên có thể làm được đa dạng các nhóm công việc. Đây sẽ là điểm cộng rất lớn giúp bạn dễ dàng nhận được sự ưu tiên từ nhà tuyển dụng.

Trau dồi thêm kiến thức, kĩ năng. Hình: Sưu tầm

Trau dồi thêm kiến thức, kĩ năng. Hình: Sưu tầm

Ngoài ngoại ngữ, các kỹ năng như tin học văn phòng, kỹ năng thiết kế, thuyết trình… là những yêu cầu mà đa phần những nhà tuyển dụng mong muốn ứng viên có được. Trong thời điểm dịch Covid-19 xảy ra, đa phần chúng ta phải ở nhà và hạn chế tiếp xúc xã hội thì một cách đơn giản là sử dụng Internet để tham gia các khóa học online. Hiện nay, nhiều trang web giáo dục nổi tiếng đang mở miễn phí những khóa học chất lượng cao. Bạn đang có cơ hội tiếp cận dễ dàng với một kho tri thức khổng lồ và học những điều bạn không được dạy trên ghế nhà trường hoặc chưa có điều kiện học trước đây. Nhiều chứng chỉ kĩ năng từ các khóa học này có thể giúp bạn tô điểm cho hồ sơ xin việc nổi bật hơn đấy.

5. Đầu tư cho các mối quan hệ

“Nhất quan hệ” – là câu nói được lưu truyền từ xa xưa và vẫn đúng đắn đến thời điểm này. Từ trước tới nay, người có nhiều quan hệ là những người tạo ra cho mình được nhiều cơ hội và dễ đạt được những thành công. Rõ ràng, khi bạn tham gia ứng tuyển vào một công ty mà có người giới thiệu cũng như hỗ trợ vì họ biết chúng ta từ trước sẽ luôn dễ dàng hơn trường hợp ta đơn phương độc mã, đặc biệt là trong thời điểm khó khăn này.

Đầu tư cho các mối quan hệ. Hình: Sưu tầm

Đầu tư cho các mối quan hệ. Hình: Sưu tầm

Ngoài ra, bạn có thể tận dụng mạng xã hội để mở rộng các mối quan hệ với những người có chuyên môn và thành công trong lĩnh vực của bạn. Bởi trong thời điểm đại dịch Covid 19 ảnh hưởng đến công việc, nhiều người sẽ có thời gian tham gia vào mạng xã hội, sẵn sàng giao lưu, chia sẻ, tư vấn cho bạn về kinh nghiệm, giúp bạn vượt qua thời kì khó khăn trước mắt. Kết nối và học tập từ những người thành công hơn trong cuộc sống là cách để bạn rèn giũa bản thân mình trở nên tốt hơn và định hướng đúng trong tương lai.

6. Cải thiện CV

Mặc dù Covid-19 khiến thị trường việc làm thu hẹp, nhưng đây cũng được xem là liều thuốc thanh lọc những công ty yếu kém, do đó những lựa chọn việc làm của bạn sẽ trở nên chất lượng hơn, bạn cũng có thời gian cân nhắc kĩ lưỡng các lựa chọn công việc cũng như đầu tư hơn mỗi lần ứng tuyển. Thay vì gửi đơn xin việc tràn lan như trước vào một loạt các công ty, hãy thu hẹp phạm vi tìm kiếm của mình và dồn sức chăm chút cho bộ hồ sơ xin việc.

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm làm việc để làm “giàu” cho CV của mình, hãy thay vào bằng các trải nghiệm thực tế của bạn. Nếu bạn đã từng tham gia những hoạt động xã hội, công tác cộng đồng, đặc biệt là các hoạt động giúp đỡ cộng đồng xung quanh và những người bị ảnh hưởng bởi mùa dịch,… đừng ngại thêm những điều đó vào hồ sơ của mình, đây sẽ là một điểm sáng chứng minh cho giá trị cá nhân của bạn trước nhà tuyển dụng.

Cải thiện CV. Hình: Sưu tầm

Cải thiện CV. Hình: Sưu tầm

Ngoài ra, trong thời đại 4.0 như hiện nay, mối quan hệ tuyển dụng và ứng tuyển là mối quan hệ hai chiều. Có người cần việc và cũng có công ty cần tuyển. Vì vậy, không nhất thiết bạn phải là người đi rải CV. Hãy sẵn sàng thể hiện CV bản thân và những kinh nghiệm trên những hội nhóm chuyên về nghề nghiệp cũng như trên các chuyên trang chuyên tuyển dụng. Như vậy, sẽ có rất nhiều nhà tuyển dụng sẵn sàng liên hệ với bạn để trao đổi. Đừng ngần ngại thể hiện mình trên mạng xã hội, tạo ra thương hiệu riêng cho bản thân để được chú ý hơn trong mắt các nhà tuyển dụng.

Suy thoái không phải là điểm dừng bởi sau giai đoạn gian nan này, nhu cầu lập lại trật tự của thị trường sẽ là cơ hội lớn để các bạn sinh viên bứt phá và tìm được việc làm phù hợp. Hãy luôn giữ vững ý chí và suy nghĩ tích cực trong thời gian này nhé các tân cử nhân!

0 bình luận

    Một số cẩm nang khác, bạn muốn biết?

    Xem tất cả

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ