Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

Cách bảo vệ sức khỏe khi đi du lịch hè

Cách bảo vệ sức khỏe khi đi du lịch hè

Luyến Nguyễn Luyến Nguyễn 06/04/2021
626 lượt xem

Mùa hè đến cũng là thời điểm lý tưởng để tổ chức các chuyến du lịch. Tuy nhiên, mùa hè cũng là khoảng thời gian có nền nhiệt nắng nóng nhất trong năm, dễ gây mất sức và tác động không tốt đến sức khỏe. Do đó, trong suốt quá trình đi du lịch hè, việc giữ gìn và bảo vệ sức khỏe thật tốt là điều hết sức quan trọng để có chuyến du lịch trọn vẹn.

Top địa điểm du lịch hè năm 2021 trong nước đáng đến nhất

1. Lựa chọn nơi đến phù hợp

Lựa chọn điểm đến luôn là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho mỗi chuyến đi. Trong quá trình lên kế hoạch, bạn cần lựa chọn điểm đến sao cho phù hợp với sức khỏe, tuổi tác… của các thành viên tham gia. Chẳng hạn, nếu trong đoàn có người cao tuổi, bạn không nên chọn những nơi phải leo trèo hoặc không đảm bảo an toàn về độ cao, hay nếu đoàn có trẻ nhỏ tham gia cùng, bạn cần lưu ý chọn những điểm du lịch gần nhà, đi lại thuận tiện và có đầy đủ thời gian nghỉ ngơi đảm bảo sức khỏe cho bé.

Lựa chọn điểm đến phù hợp. Hình: Sưu tầm

Lựa chọn điểm đến phù hợp. Hình: Sưu tầm

Tốt nhất bạn nên tìm đến những nơi có không khí trong lành, cảnh sắc tươi đẹp, yên tĩnh thoáng mát, không khí ít bị ô nhiễm, dịch vụ du lịch tốt… để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

2. Phòng tránh mất nước

Nhiều người thường ngại đi vệ sinh khi di chuyển bằng tàu, xe nên không dám uống nhiều nước. Điều này không nên vì cơ thể dễ bị thiếu nước, muối khoáng, khiến cơ thể kiệt sức, mệt mỏi, ảnh hưởng đến chuyến đi, nguy hại hơn nữa dễ bị sỏi thận, viêm nhiễm đường tiểu…

Uống nhiều nước. Hình: Sưu tầm

Uống nhiều nước. Hình: Sưu tầm

Bạn cần uống nhiều nước, ít nhất là 2,5 lít (tương đương 8 cốc nước) mỗi ngày. Khi bạn thấy môi khô, khô cổ họng chứng tỏ cơ thể đang thiếu nước, phải bổ sung nước ngay. Nếu bạn không thể uống nước xuyên suốt chuyến đi thì cũng cần lưu ý uống thật nhiều nước trước khi bắt đầu một hoạt động nào đó tiêu tốn năng lượng ví dụ như đi bộ, tắm biển hay leo núi,… Ngoài ra, khi cả người đang nóng, khát khô họng thì không nên ăn kem, uống nước giải khát ướp lạnh, vì càng uống càng thấy khát và không có lợi cho sức khỏe, chỉ nên uống nước đóng chai, tránh hoặc hạn chế thức uống ở các quán ăn vỉa hè, không đảm bảo vệ sinh.

3. Phòng tránh say nắng

Đi du lịch vào những ngày hè nắng nóng thường khiến chúng ta rất dễ gặp phải tình trạng say nắng vô cùng khó chịu. Bệnh nhân bị say nắng thường có biểu hiện vã mồ hôi nhiều, da tái nhợt, đau đầu, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, chuột rút tay chân, đau quặn bụng, nhịp tim nhanh và nhịp thở nhanh, nếu không có biện pháp cấp cứu kịp thời và đúng cách sẽ gặp nhiều nguy hiểm đến sức khỏe và cả tính mạng.

Phòng tránh say nắng. Hình: Sưu tầm

Phòng tránh say nắng. Hình: Sưu tầm

Để tránh bị say nắng trong các chuyến đi ngày hè, bạn cần chú ý cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể mỗi ngày. Bởi vì nhiệt độ cao có thể làm cơ thể mất nước nhanh chóng. Cần hạn chế hoạt động lâu dưới trời nắng gắt, bởi điều đó là nguyên nhân khiến cơ thể bạn bị sốc nhiệt. Trước khi đi du lịch, bạn cần chuẩn bị các phụ kiện chống nắng như mũ, ô, áo khoác… Ngoài ra, bạn cần nhớ rằng, không nên mặc những loại quần áo quá phong phanh, mà hãy ưu tiên quần áo rộng rãi và có thể tránh được nắng.

4. Phòng tránh ngộ độc thức ăn

Nhiệt độ và độ ẩm môi trường tăng cao vào mùa hè tạo điều kiện tốt cho các mầm mống vi khuẩn sinh sôi nhanh hơn trong thức ăn, đặc biệt những loại thực phẩm không được chế biến hợp vệ sinh và để phơi ra môi trường bụi bặm hoặc nhiều ruồi nhặng.

Phòng tránh ngộ độc thức ăn. Hình: Sưu tầm

Phòng tránh ngộ độc thức ăn. Hình: Sưu tầm

Nếu bạn biết rằng hệ tiêu hóa của mình không được tốt, hãy tranh thủ thưởng thức món ăn ngay khi vừa nấu xong, lúc còn nóng. Bởi thức ăn để quá lâu sẽ khiến chất dinh dưỡng biến mất, đồng thời nếu ở trong thời tiết nóng, thức ăn còn sản sinh ra các sinh vật khiến bạn dễ dàng bị ngộ độc. Khi đến một hàng quán bất kì, hãy chú ý quan sát xem cách họ bày biện thức ăn, xem họ có sử dụng bao tay hay không, nếu được thì để ý xem có mùi lạ bốc lên từ các thành phần hay chúng có màu gì khác lạ hay không. Ngoài ra, bạn cần giữ gìn vệ sinh cá nhân như luôn luôn rửa tay với xà phòng hoặc nước ấm, hoặc đơn giản hơn là mang theo một chai nước rửa tay sát khuẩn khô mà không cần dùng đến nước nhé.

5. Bảo vệ đôi mắt

Việc đi lại giữa các địa điểm trong chuyến du lịch khiến mắt bạn phải tiếp xúc thời gian dài với ánh nắng mặt trời, khói bụi, mưa gió, côn trùng… Đặc biệt là trong chuyến du lịch hè, lúc này ánh nắng sẽ rất chói chang, phản xạ tự nhiên khi chúng ta gặp ánh nắng là nheo, nhíu mắt lại. Nhưng điều đó chưa đủ để bảo vệ đôi mắt khỏi tia tử ngoại.

Mang kính râm bảo vệ đôi mắt. Hình: Sưu tầm

Mang kính râm bảo vệ đôi mắt. Hình: Sưu tầm

Hãy chuẩn bị cho mình một chiếc kính mát (loại kính có thể lọc được tia tử ngoại) đặc biệt khi bạn đi du lịch ở biển, nơi ánh nắng giàu tia tử ngoại. Ngoài ra, đừng quên mang theo một lọ thuốc nhỏ mắt trong túi để bảo vệ mắt khi đi du lịch, ngoài việc rửa trôi bụi bẩn, nó còn có tác dụng àm dịu và giúp mắt luôn khỏe khoắn long lanh.

6. Bảo vệ đôi chân

Nếu bạn có ý định đi bộ đường dài, đi leo núi, hãy chắc chắn chọn cho mình một đôi giày thích hợp. Giày thể thao, hoặc đơn giản hơn nữa, chỉ là đôi giầy vải thông thường có thể giúp bạn thoải mái, ngao du đây đó trên mọi địa hình. Lưu ý khi đi đường đồi núi, bạn nên mang giày cao cổ để bảo vệ mắt cá chân. Nên “khởi động” bằng những chặng đường ngắn để tránh sự làm việc quá tải của hệ thống cơ – xương – khớp của đôi chân, đặc biệt là những người làm việc văn phòng, ít vận động.

Bảo vệ đôi chân. Hình: Sưu tầm

Bảo vệ đôi chân. Hình: Sưu tầm

7. Chuẩn bị các loại thuốc cần thiết

Để đề phòng các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra trong chuyến đi du lịch, bạn cần chuẩn bị sẵn một số loại thuốc men như thuốc say xe, thuốc tiêu hóa, tiêu chảy, thuốc cảm, viêm họng, thuốc chống côn trùng, dầu gió, các thuốc đang điều trị bệnh mạn tính theo đơn của thầy thuốc, đặc biệt là các thuốc tim mạch, các thuốc dùng cho người có bệnh cơ địa như thuốc hen, thuốc chống dị ứng… Ngoài ra, đừng quên mang theo những vận dụng y tế thông dụng như: băng keo cá nhân, gạc, băng keo y tế, khăn giấy ướt khử trùng, nhíp, kéo nhỏ, thuốc mỡ kháng khuẩn,…

Chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc và dụng cụ y tế cần thiết. Hình: Sưu tầm

Chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc và dụng cụ y tế cần thiết. Hình: Sưu tầm

8. Ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi điều độ

Với những chuyến đi vui chơi dài ngày, bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý. Trong quá trình đi du lịch, nguyên tắc quan trọng trong việc giữ sức khỏe vẫn là đảm bảo đủ các bữa ăn trong ngày, ít nhất là 3 bữa chính. Ngoài ra, với những ai tham gia các hoạt động cần vận động nhiều như bơi lội, tắm biển hoặc leo núi, đi bộ đường dài thì cần có thêm những bữa ăn phụ.

Giữ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi điều độ. Hình: Sưu tầm

Giữ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi điều độ. Hình: Sưu tầm

Ngoài ra, cần đảm bảo chế độ nghỉ ngơi điều độ. Khi cơ thể đã mệt lả nhưng bạn vẫn cố sức hoạt động, vui chơi sẽ khiến cơ thể yếu đi nhanh chóng và dễ mắc bệnh hơn. Đặc biệt khi bạn bị say máy bay hay tàu xe khi di chuyển, bạn càng cần có thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi lại sức khỏe trước khi tận hưởng chuyến du lịch.

Hy vọng với những bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch hè trên đây của Vntrip sẽ giúp bạn biết cách tự bảo vệ sức khỏe của mình cũng như người thân, bạn đồng hành trong toàn bộ chuyến đi.

Bạn đã mua được Combo du lịch hè giá rẻ chưa, tham khảo ngay:

0 bình luận

    Một số cẩm nang khác, bạn muốn biết?

    Xem tất cả

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ