Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

Bí quyết chụp ảnh món ăn đẹp khi đi du lịch

Bí quyết chụp ảnh món ăn đẹp khi đi du lịch

Luyến Nguyễn Luyến Nguyễn 12/11/2020
993 lượt xem

Ngoài những bức ảnh check-in với những địa danh nổi tiếng, thì việc lưu lại những món ăn ngon, những món đặc sản, hay thậm chí là một món vặt bạn ăn khi đi du lịch cũng là một yếu tố giúp chuyến đi của bạn trở nên đáng nhớ hơn. Dù đồ ăn được xem là “mẫu ảnh” dễ chụp nhất, nhưng để những bức ảnh món ăn của bạn có thể khiến người xem phát thèm ngay từ cái nhìn đầu tiên thì cũng cần phải có bí kíp cả đấy. Nào, cùng Vntrip bỏ túi vài tips chụp ảnh món ăn đẹp nho nhỏ dưới đấy nhé.

1. Lựa chọn ánh sáng thật chuẩn

Cho dù là bạn chụp bất cứ thứ gì, dù là chụp phong cảnh, chụp con người, hay chụp đồ ăn thì ánh sáng vẫn luôn là yếu tố đầu tiên quan trọng nhất mà bạn phải đặc biệt lưu ý. Riêng với đồ ăn thì nguồn sáng lý tưởng nhất là ánh sáng tự nhiên từ mặt trời. Nếu bạn chụp ảnh món ăn đường phố, hãy chọn nơi mà bạn có nhiều ánh sáng tự nhiên nhưng không bị nắng rọi trực tiếp. Nếu đang dùng bữa trong nhà hàng, hãy chọn ngồi gần cửa sổ để có được ánh sáng tốt nhất.

Ánh sáng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của bức ảnh món ăn. Hình: @minhn.do

Ánh sáng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của bức ảnh món ăn. Hình: @minhn.do

Trường hợp nếu bạn không thể nào tìm được nguồn ánh sáng tự nhiên, hãy cân nhắc sử dụng nguồn ánh sáng nhân tạo như bóng đèn, ngọn nến có màu ấm và tỏa đều. Tuy nhiên, hạn chế không sử dụng đèn flash trực tiếp của điện thoại. Nếu rơi vào trường hợp bất khả kháng, hãy thử hướng đèn flash lên trần nhà, sau đó dùng một tấm card màu trắng để che chắn bớt, có thể dùng menu in trên giấy trắng hay một chiếc đĩa trắng đều được nhé.

2. Lựa chọn background phù hợp

Trong một bức ảnh chụp món ăn thì đồ ăn chính thường chiếm 30% đến 50% diện tích hình, background sẽ chiếm khoảng 30%, chính vì vậy việc lựa chọn background phù hợp góp phần vô cùng quan trọng trong bức ảnh. Viếc món ăn của bạn hoàn toàn chìm nghỉm trên một background cùng màu hay toả sáng với một background màu sắc tương phản hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của bạn.

Lựa chọn background có màu sắc tương phản với món ăn. Hình: Ninh Tito

Lựa chọn background có màu sắc tương phản với món ăn. Hình: Ninh Tito

Khi bạn nhìn vào một hình ảnh món ăn, sử dụng Background đơn giản ít họa tiết, đồng màu càng tốt, điều này giúp mắt bạn tập trung hơn không bị phân tán khi nhìn ngắm món ăn. Hãy lựa chọn những màu sắc tươi sáng khi muốn tạo cảm giác nhẹ nhàng sáng cho món ăn. Những màu sắc tối như màu vecni, nâu, hay đen khi nhấn một đặc điểm nào đó của món ăn. Ví dụ: món ăn nóng sốt với hơi nước nghi ngút sẽ dễ dàng thu hút hơn trên nền tối màu, các món rau củ tươi mơn mởn lại dễ dàng hợp với nền tươi sáng.

Vừa khoe được món ăn vừa để mọi người biết bạn đang ở đâu. Hình: Sưu tầm

Vừa khoe được món ăn vừa để mọi người biết bạn đang ở đâu. Hình: Sưu tầm

Ngoài ra, nếu bạn đang thưởng thức một món ăn đường phố trong chuyến du lịch của mình, hãy đơn giản cầm món ăn của mình lên, đặt nó vào khung cảnh bên ngoài, tuy nhiên lưu ý chọn khung cảnh đơn giản để bức hình không bị rối. Với cách chụp này, bạn không chỉ khoe được bạn đang ăn món gì mà còn cho mọi người biết được mình đang du lịch ở đâu nữa đấy.

3. Chú ý góc chụp

Để có được một hình ảnh món ăn hấp dẫn, khiến người xem phải “phát thèm” ngay từ cái nhìn đầu tiên, bạn hãy chụp nhiều kiểu từ nhiều góc độ khác nhau. Bạn sẽ có thêm nhiều lựa chọn cho bức ảnh cũng như khám phá ra những góc chụp mới độc đáo hơn. Vì một số món ăn sẽ ấn tượng khi chụp cận cảnh, còn một số món thì lại không. Đầu tư thời gian lâu hơn một chút nhưng kết quả hoàn hảo thì cũng xứng đáng mà phải không?

3.1. Chụp từ trên xuống dưới

Một trong những góc chụp được xem là an toàn nhất và trở thành góc chụp “quốc dân” dành cho đồ ăn đó là chụp từ trên xuống dưới. Với góc chụp trực diện từ trên xuống, bạn sẽ dễ dàng phô ra toàn bộ chi tiết, kết cấu, décor và phần bày biện của đồ ăn một cách rõ ràng nhất.

Góc chụp từ trên xuống. Hình: Sưu tầm

Góc chụp từ trên xuống. Hình: Sưu tầm

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý để đưa máy ảnh đến một độ cao phù hợp và căn chỉnh khung hình thật cân đối đối với góc chụp này nhé.

3.2. Chụp góc nghiêng

Để thêm phần sống động và cảm giác món ăn như đang dịch chuyển, hãy đặt camera của bạn ở góc nghiêng. Bạn có thể nghiêng sang phải, lúc này món ăn nhìn nghiêng theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, người xem sẽ có cảm giác như bạn đang mời họ thưởng thức món ăn và khiến họ “thèm thuồng” không ngừng. Hoặc khi bạn để camera nghiêng sang phải, món ăn sẽ nghiêng theo chiều kim đồng hồ, tạo cảm giác như món ăn đang rời xa, người xem sẽ có cảm giác muốn được chiếm lấy dĩa đồ ăn ngay và luôn.

Góc nghiêng giúp món ăn thêm phần sống động. Hình: Ăn sập Sài Gòn

Góc nghiêng giúp món ăn thêm phần hấp dẫn. Hình: Ăn sập Sài Gòn

3.3. Chụp cận cảnh

Những tấm ảnh chụp đồ ăn trông sẽ hấp dẫn hơn nếu bạn biết cách tạo ra một trải nghiệm đa giác quan. Không chỉ cho người xem biết món ăn trông thế nào, mà còn phải kích thích các giác quan khác của người xem để họ có thể tưởng tượng ra mùi thơm, vị, và cảm giác cắn nó hoặc cho vào miệng. Góc chụp cận cảnh sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó. Hãy nhắm đến những khu vực bạn cảm thấy hấp dẫn nhất, những nơi có kết cấu mịn hoặc chi tiết nhỏ, làm chúng lớn hơn và cũng đồng thời loại bỏ những thứ thừa thãi.

Chụp cận cảnh giúp tạo một trải nghiệm đa giác quan. Hình: Sưu tầm

Chụp cận cảnh giúp tạo một trải nghiệm đa giác quan. Hình: Sưu tầm

4. Quy tắc một phần ba

Nếu thuộc “team sống ảo’ chắc hẳn bạn đã từng nghe đến quy tắc thần thánh này rồi. Quy tắc này không chỉ được áp dụng cho chụp phong cách, chụp người, mà còn được áp dụng cho cả những bức ảnh chụp đồ ăn đấy. Thử tưởng tượng bức ảnh của bạn được chia thành 9 phần bởi 2 đường kẻ dọc và 2 đường kẻ ngang, những điểm giao nhau của đường kẻ là “điểm vàng” thu hút ánh nhìn. Hãy căn đặt các phần quan trọng của món ăn ở chính ở đó nhé.

Áp dụng quy tắc 1/3 để chụp ảnh đồ ăn. Hình: Sưu tầm

Áp dụng quy tắc 1/3 để chụp ảnh đồ ăn. Hình: Sưu tầm

Nếu dùng điện thoại và bạn không thể căn chỉnh chính xác bố cục của bức ảnh thì hãy kích hoạt tính năng những đường khung lưới có sẵn trên điện thoại. Chỉ cần chọn biểu tượng Bánh xe góc trên bên phải giao diện camera, sau đó chọn bật chế độ đường vièn (grid) là đã có thể dễ dàng căn chỉnh cho các món ăn nằm đúng vị trí “điểm vàng” trong khung ảnh rồi.

5. Thêm yếu tố con người

Việc thêm một chút sự hiện diện của con người trong bức ảnh chụp đồ ăn sẽ là một điểm cộng rất lớn, giúp tăng thêm sự sống động cho bức ảnh, như đang thưởng thức bởi con người thật sự. Bạn có thể tận dụng yếu tố con người theo dạng trực tiếp xuất hiện của bàn tay như khoảnh khắc bàn tay đang cầm một con dao sắp cắt vào chiếc bánh, bàn tay đang dùng nước sốt tưới lên đồ ăn; hay sử dụng theo dạng gián tiếp như hình ảnh thức ăn đang được gắp lên bằng đũa chẳng hạn.

Yếu tố con người khiến bức ảnh món ăn sống động hơn. Hình: Sưu tầm

Yếu tố con người khiến bức ảnh món ăn sống động hơn. Hình: Sưu tầm

6. Sử dụng các ứng dụng chụp ảnh dành riêng cho món ăn

6.1. Foodie

Chỉ cần nghe cái tên là đã biết ngay ứng dụng này sinh ra là để dành cho những tín đồ thường xuyên chụp ảnh ẩm thực, món ăn, đồ uống rồi. Ứng dụng này có vô số các filter màu đa dạng được tạo ra và phân loại theo từng hạng mục để bạn ngay lập tức có thể dễ dàng sử dụng. Thậm chí, hình đại diện của từng nhóm filter cũng sẽ chỉ rõ cho bạn biết rằng màu này phù hợp với kiểu món ăn nào – từ đồ nướng, chiên cho tới món tráng miệng kem, chè….

Ứng dụng Foodie với filter nổi bật. Hình: Sưu tầm

Ứng dụng Foodie với filter nổi bật. Hình: Sưu tầm

6.2. Yummy Effect

Yummy Effect cũng là một cái tên vàng trong làng chụp ảnh đồ ăn với 9 hiệu ứng làm đẹp món ăn mà bạn có thể chọn dùng ngay. Giao diện trên ứng dụng rất đơn giản, không có yêu cầu gì nhiều về kỹ năng. Ngoài việc chỉnh màu, bạn cũng có thể cắt cúp ảnh theo những tỉ lệ định sẵn, tự do và tinh chỉnh các thông số quen thuộc từ việc xóa phông làm nổi bật chủ thể, điều chỉnh các thông số về độ rực rỡ màu sắc, ánh sáng, độ bão hòa màu…để giúp món ăn trở nên nổi bật và hấp dẫn hơn.

Ứng dụng Yummy Effect đơn giản, dễ dùng. Hình: Sưu tầm

Ứng dụng Yummy Effect đơn giản, dễ dùng. Hình: Sưu tầm

6.2. VSCO

Chắc hẳn nếu thuộc “team sống ảo” thì bạn đã phải có ít nhất một lần dùng tới ứng dụng này. Nhưng đừng nghĩ rằng, VSCO chỉ dùng để chụp phong cảnh hay chụp người nhé, bởi VSCO cũng giúp những bức ảnh đồ ăn của bạn trông xịn hơn rất nhiều đấy. Những gam màu gây nghiện của VSCO như tone xanh dương, tone nâu trầm khá dễ dùng. Nếu như những filter chưa đem lại sự hoàn hảo, hãy chỉnh theo từng mục riêng như độ sáng, độ tương phản, xóa phông,… để có được bức ảnh đẹp nhất nhé.

Ứng dụng VSCO tùy chỉnh theo từng mục riêng. Hình: Sưu tầm

Ứng dụng VSCO tùy chỉnh theo từng mục riêng. Hình: Sưu tầm

Bí kíp đã nắm sẵn trong tay. Bây giờ thì, hãy nhanh chân làm liền một chuyến vi vu đến vùng đất mới, thưởng thức những món đặc sản và chiêu đãi bạn bè của mình bằng những bức ảnh món ăn sang-xịn-mịn thôi nào.

Xem thêm: Cách chụp ảnh đẹp bằng Ulike app & Công thức chỉnh màu đẹp

0 bình luận

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ