Bảo tàng Tôn Đức Thắng nơi trưng bày nhiều tài liệu quý giá
Nội dung chính
Bảo tàng Tôn Đức Thắng được thành lập nhân ngày kỷ niệm 100 ngày sinh của Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 – 20/8/1988). Bảo tàng được xây dựng để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về Chủ tịch Tôn Đức Thắng – người con ưu tú của nhân dân Nam Bộ, là tấm gương niềm tự hào của nhân dân Sài Gòn nói riêng và nhân dân miền Nam nói chung.
Tin liên quan: Du lịch Sài Gòn
Bên ngoài Bảo tàng – khu du lịch gần Sài Gòn
Bảo tàng Tôn Đức Thắng Sài Gòn
Tọa lạc tại số 5 đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghém, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Bảo tàng có nhiệm vụ trưng bày và lưu giữ những kỷ vật cũng như nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Qua đó nhằm mục đích là nơi giáo dục, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ và là nơi tiến hành các nghi thức cúng bái với những dịp kỷ niệm, lễ về Tôn Đức Thắng.
Hướng dẫn viên tham quan
Bảo tàng Tôn Đức Thắng đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng mang ý nghĩa đặc biệt vì phong trào đấu tranh của công nhân, nhân dân lao động Sài Gòn vào những năm đầu thế kỷ XX khi Đảng Cộng sản Việt Nam chưa ra đời luôn gắn liền với tên tuổi Tôn Đức Thắng – người tham gia sáng lập tổ chức Công hội bí mật.
Đoàn dâng hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng
Bảo tàng Tôn Đức Thắng đã và đang góp phần giáo dục truyền thống, bồi dưỡng lý tưởng cho giai cấp công nhân, nâng cao lòng tự hào dân tộc trong quần chúng nhân dân và thế hệ trẻ Việt Nam với niềm ngưỡng mộ, tôn vinh một con người vĩ đại mà bình dị.
Tượng Bác Tôn
Là bảo tàng lưu niệm danh nhân, Bảo tàng Tôn Đức Thắng là nơi duy nhất trong cả nước giới thiệu khá đầy đủ và có hệ thống về cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng thông qua các phòng trưng bày thường trực và trưng bày chuyên đề.
Bảo tàng Tôn Đức Thắng có gì?
Tặng phẩm của Chủ tịch Tôn Đức Thắng
Nhân lễ tưởng niệm 37 năm ngày mất Chủ tịch Tôn Đức Thắng (30/3/1980 – 30/3/2017), Bảo tàng trưng bày sưu tập “Tặng phẩm của Chủ tịch Tôn Đức Thắng” với 50 đầu hiện vật do Bảo tàng Hồ Chí Minh trao tặng Bảo tàng Tôn Đức Thắng.
Tặng phẩm vô giá
Quạt đồi mồi
Thông qua sưu tập hiện vật có giá trị về nội dung, phong phú về loại hình, chất liệu, nói lên tình cảm của đồng bào trong nước và bạn bè quốc tế đối với Người.
Đồ trưng bày phong phú
Bác Tôn với Quốc hội khóa I (1946 – 1960)
Nhân Tưởng niệm 36 năm ngày mất Chủ tịch Tôn Đức Thắng (30/3/1980 – 30/3/2016), hướng tới ngày toàn dân bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, bảo tàng Tôn Đức Thắng khai mạc trưng bày chuyên đề “Bác Tôn với Quốc hội khóa I (1946 – 1960)”.
Bác Tôn với Quốc hội khóa I
Thông qua hơn 60 tư liệu, hình ảnh, hiện vật trưng bày giúp công chúng hiểu thêm và tri ân Bác Tôn với vai trò Phó ban và Trưởng ban Thường trực Quốc hội khóa I.
Bác Tôn với miền Nam
Nhân tưởng niệm 35 năm ngày mất của Người (30/3/1980-30/3/2015) và kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam (30/4/1975-30/4/2015), Bảo tàng Tôn Đức Thắng trưng bày chuyên đề “Bác Tôn với miền Nam”.
Hình ảnh Bác Tôn với miền Nam
Tác phẩm được trưng bày nhằm giới thiệu đến công chúng những cống hiến lớn lao của Bác đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất nước nhà.
Các tác phẩm được trưng bày
Các phòng trưng bày thường trực
1. Trưng bày “Cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng”
Nơi đây trưng bày theo biên niên tiểu sử những mốc quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng theo tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam giai đoạn cận hiện đại.
Căn nhà Bác Tôn từng sống
Trưng bày nhiều bức hình quý
2. Trưng bày: “15 năm tù Côn Đảo”
Nhà tù Côn Đảo, nơi được mệnh danh là “Địa ngục trần gian”, trong suốt 15 năm trong ngục tù Côn Đảo, những câu chuyện về Tôn Đức Thắng ở Hầm xay lúa mãi mãi minh chứng cho tinh thần bất khuất của người cộng sản.
15 năm tù Côn Đảo
15 năm tù Côn Đảo
3. Trưng bày: “Bác Tôn tại ATK- Việt Bắc”
Mô hình ngôi nhà sàn, với những vật dụng sinh hoạt hàng ngày của Bác Tôn trong thời gian Bác từng sống và làm việc tại chiến khu Việt Bắc. Bác Tôn đã đặt nền tảng cho sức sống của thi đua yêu nước trở thành chính sách lớn, là hạt nhân đoàn kết dân tộc. Hoạt động của Bác ở chiến khu Viêt Bắc gắn liền với một giai đoạn hào hùng của lịch sử dân tộc trong thế kỷ XX.
Chiến khu Việt Bắc
4. Trưng bày “Bác Tôn qua các tác phẩm mỹ thuật”
Trưng bày những tác phẩm Mỹ thuật được các tập thể, cá nhân, nghệ nhân thực hiện với tất cả tâm huyết và tấm lòng đã khắc họa nên chân dung Bác Tôn thật sống động và độc đáo với nhiều chất liệu khác nhau, trong đó có những chất liệu mang đậm hương vị quê hương như: hạt lúa, hạt mè, gốm, sứ…
Các tác phẩm nghệ thuật về Bác Tôn
Phòng tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng
Phòng được thiết kế, bày trí theo phong cách thờ cúng Nam bộ. Hai bên vách có hai bức tranh sơn mài tả cảnh ngôi nhà sàn, nơi Bác Tôn sống thời thơ ấu. Hàng năm, vào những dịp kỷ niệm ngày sinh, tưởng niệm ngày mất Chủ tịch Tôn Đức Thắng và những ngày Lễ lớn của dân tộc, các đồng chí lãnh đạo các ban, ngành đoàn thể của thành phố, quận huyện đến đây dâng hương tưởng niệm Người.
Phòng tưởng niệm
Tin liên quan: Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh TPHCM
Bạn có thể quan tâm
Nội dung chính
Cần tìm khách sạn giá tốt
0963 266 688
Hoặc để lại thông tin
Vntrip sẽ gọi lại cho bạn
0 bình luận