Bánh tráng me Tây Ninh – tinh hoa quà vặt Tây Ninh
Nội dung chính
Bánh tráng trộn, bánh tráng tắc, bánh tráng muối tôm…. Từ thứ bánh dân dã như bánh tráng Tây Ninh, có biết bao món ăn vặt đã ra đời và đi vào đời sống ẩm thực Việt. Đặc biêt hơn cả là món bánh tráng me Tây Ninh, thứ đặc sản Tây Ninh hút hồn không chỉ người dân đia phương mà rất nhiều du khách khi có dịp ghé thăm xứ nắng Tây Ninh.
Lần đầu thưởng thức bánh tráng me Tây Ninh, nhiều người hẳn sẽ lúng túng bởi cách món ăn đươc phục vụ. Bánh tráng me, không phải là một món ăn cầu kì chuẩn bị, tất cả đều đã gói gọn trong túi có đựng xấp bánh tráng và môt túi nhỏ khác đựng nước sốt. Món quà vặt dung dị từ khâu phục vụ, cốt để người ghé qua mua về làm quà, mua để ăn cho vui, ăn cho thỏa cái nhớ thương những hương vị chỉ ở Tây Ninh mới có.
Tinh tế cách chế biến bánh tráng me Tây Ninh
Món ăn càng giản đơn, phải chăng cách chế biến lại phải thật kì công, kĩ lưỡng?
Bởi bánh tráng me nhìn đơn giản là vậy, ít ai có thể tưởng tương độ cầu kì, phức tạp để làm nên những chiếc bánh mềm dai nức danh Trảng Bàng. Thị trấn Trảng Bàng bao đời nay nổi tiếng với nghề làm bánh tráng, đặc biệt là bánh tráng phơi sương. Gắn bó là vậy, dường như bao tâm huyết của người làm bánh được dồn lại trong từng quá trình chế biến bánh tráng. Chiếc bánh tráng có ngon hay không, yếu tố tiên quyết nhất nằm ở gạo được chọn để làm bánh, rồi từng hạt muối bỏ vào bột gạo sao cho không quá mặn, không quá lạt. Bột làm bánh tráng được trộn cùng chút bột gạo hay bôt năng để tạo nên độ dai cho chiếc bánh.
Người dân Trảng Bàng thường hay nói rằng, chiếc bánh tráng phơi sương Trảng Bàng có ngon hay không, phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết. Từ độ nắng thế nào để chiếc bánh khô vừa phải, khi nướng phải phồng mới được, cho đến độ sương phơi ra sao để những chiếc bánh mềm dai vừa phải. Những có lẽ cũng vì vậy, thời tiết Tây Ninh đặc biệt thích hợp để làm nên bánh tráng phơi sương đặc sản không thể có được ở những vùng miền khác. Sau khi phơi một nắng trong khoảng 15-30 phút tùy vào độ nắng, bánh được gom lại, nướng qua than hồng, rồi chờ đến lúc trời có sương để tiếp tục công đoạn phơi bánh. Bánh thấm sương trong khoảng 10-15 phút là đủ độ mềm, người thợ làm bánh phải nhanh chóng gom bánh lại để tránh bánh quá mềm hay thấm sương không đều.
Thưởng thức bánh tráng me Tây Ninh cùng dân bản địa
Có nắng, có sương, có những hồn cốt của tự nhiên và trời đất, có lẽ xuất phát từ sự trân quý ấy, người Tây Ninh chọn cách thưởng thức bánh tráng phơi sương theo cách dung dị nhất.
Chỉ với chút sốt mắm me pha cùng muối ớt, bôt tôm rang, hành phi… bánh tráng phơi sương Trảng Bàng đã được sẵn sàng để thưởng thức. Bánh tráng mềm thơm , mang vị mằn mặn của những hạt muối tinh, cuốn lại chấm cùng sốt me, để bùng nổ vị chua của me, cay cay tê tê đầu lưỡi của muối ớt, mằn mặn vị biền của bột tôm rang cùng với vị bùi béo của hành phi, mới thật là trải nghiệm vị giác khó quên. Độ mềm vì ngấm sương khiến chiếc bánh tráng ngấm đều thứ nước sốt sền sệt đầy hấp dẫn, đưa bánh không thể tả. Không trách có nhiều người trở nên nghiện món bánh tráng me Tây Ninh, cứ mỗi dịp đi qua miền đất này, lại mua cả chục bịch bánh tráng về làm quà.
Được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2016, bánh tráng phơi sương Tây Ninh giờ đây không chỉ đơn giản là một món ăn góp phần vào sự phong phú của ẩm thực Tây Ninh mà còn là sản vật đai diện cho những khéo léo và sáng tạo trong đời sống người dân Tây Ninh. Và cũng bởi vậy, món quà vặt như bánh tráng me cũng có thể trở thành đặc sản khiến người dân Tây Ninh tự hào khi nhắc đến.
Một số địa chỉ mua bánh tráng me Tây Ninh
- Bánh Tráng Minh Nhựt- Ô2/42AB khu phố Rạch Sơn, thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh
- Bánh tráng muối Như Bình- Tổ 8, ấp Phước Dân, xã Phước Chỉ, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
Nội dung chính
Cần tìm khách sạn giá tốt
0963 266 688
Hoặc để lại thông tin
Vntrip sẽ gọi lại cho bạn
0 bình luận