Đăng nhập

Quên mật khẩu

Đăng ký

Đăng ký mới tài khoản VNTRIP:

Quên mật khẩu

Nhập địa chỉ Email đã đăng ký tài khoản Vntrip, hệ thống sẽ gửi thông tin hướng dẫn bạn khôi phục lại mật khẩu.

Xem bản đồ Việt Nam, vị trí địa lý các tỉnh thành 3 miền

Xem bản đồ Việt Nam, vị trí địa lý các tỉnh thành 3 miền

Luyến Nguyễn Luyến Nguyễn 03/02/2021
205.7K lượt xem

Việt Nam là một quốc gia Đông Nam Á thuộc bán đảo Đông Dương. Hiện nay trên bản đồ các tỉnh thành Việt Nam bao gồm 63 tỉnh và thành phố lớn trực thuộc trung ương với Thủ đô là Hà Nội. Hãy cùng VNTRIP.VN tìm hiểu về bản đồ Việt Nam và các tỉnh với những thông tin bổ ích về các đặc điểm tự nhiên, văn hóa và kinh tế – xã hội.

Bản đồ Việt Nam

Bản đồ Việt Nam (Nguồn: Trung tâm Thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ)

Bản đồ Việt Nam (Nguồn: Trung tâm Thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ)

Tổng quan chung về địa lý Việt Nam

Bản đồ Việt Nam luôn được cập nhật và cung cấp các thông tin chi tiết phù hợp với thực tế và tình hình phát triển của tất cả các địa phương trong cả nước. Trước hết về tổng quan, tổng dân số Việt Nam theo số liệu mới nhất cập nhật trong năm 2016 là hơn 93 triệu dân và có mật độ dân số cao thứ 15 trên thế giới trên diện tích tự nhiên là 331.698 km2.

Đặc điểm địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi, chiếm ¾ diện tích, trong khi địa hình đồng bằng và trung du chỉ chiếm ¼ diện tích cả nước. Do đó, đa số các tỉnh và thành phố tại Việt Nam có địa hình tự nhiên khá đa dạng và các khu vực kinh tế cũng được phân chia theo địa hình.

bản đồ hành chính việt nam đa phần là đồi núi
Địa hình Việt Nam đa phần là đồi núi (ảnh sưu tầm)

Căn cứ theo đặc điểm địa lý, bản đồ địa lý Việt Nam được chia thành 3 miền và 7 vùng kinh tế trọng điểm cả nước bao gồm: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.

Bản đồ các tỉnh thành Bắc Bộ

Miền Bắc Việt Nam được coi là “trái tim của cả nước” với trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa là Thủ đô Hà Nội. Dựa vào địa hình tự nhiên và đặc điểm phát triển kinh tế của các tỉnh thành, Bắc Bộ tiếp tục được chia thành 3 vùng kinh tế trọng điểm bao gồm các tỉnh thành cụ thể như sau:

Tây Bắc Bộ gồm 6 tỉnh thành: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái.

địa hình phía tây bắc bản đồ các tỉnh thành việt nam
Cảnh quan ruộng bậc thang độc đáo ở vùng Tây Bắc (ảnh sưu tầm)

Đồng Bằng Sông Hồng gồm 10 tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình và Vĩnh Phúc.

Hà Nội trên bản đồ các tỉnh thành Việt Nam
Thủ đô Hà Nội – Việt Nam ngàn năm văn hiến (ảnh sưu tầm)

Đông Bắc Bộ gồm 9 tỉnh thành Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.

phía đông bắc bản đồ các tỉnh thành Việt Nam
Vịnh Hạ Long – Di sản thiên nhiên thế giới (ảnh sưu tầm)

>>Tìm hiểu thêm: 13 địa điểm du lịch miền Bắc đẹp và nổi tiếng nhất

Bản đồ các tỉnh miền Trung Bộ

Tương tự như miền Bắc, các tỉnh thành Trung Bộ Việt Nam là một trong 7 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, được chia là 3 vùng kinh tế nhỏ hơn.

Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh thành là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế.

các tỉnh thành miền trung bản đồ việt nam
Cố đô Huế đẹp cổ kính cùng thăng trầm thời gian (ảnh sưu tầm)

Tây Nguyên là khu vực cao nguyên lớn nhất nước ta với 5 tỉnh thành trải dài từ Bắc xuống Nam là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

tây nguyên trên bản đồ các tỉnh thành việt nam
Nét đẹp văn hóa vùng đất Tây Nguyên (ảnh sưu tầm)

Duyên Hải Nam Trung Bộ và Trung Trung Bộ bao gồm 8 tỉnh thành là Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.

Nha trang trên bản đồ các tỉnh thành việt nam
Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa điểm sáng trong phát triển du lịch miền Trung (ảnh sưu tầm)

>>Tìm hiểu thêm: 17 điểm du lịch miền Trung đẹp không thể bỏ qua

Bản đồ các tỉnh thành Nam Bộ

Vùng miền cuối cùng của bản đồ các tỉnh thành Việt Nam chính là Nam Bộ bao gồm hai vùng kinh tế chủ đạo là Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ với các tiềm lực phát triển kinh tế đặc trưng tạo động lực phát triển cho cả vùng phía Nam tổ quốc.

Đông Nam Bộ (hay còn gọi là Miền Đông) bao gồm 1 thành phố và 5 tỉnh thành là Tp. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh.

Tp Hồ chí minh trung tâm phía nam bản đồ các tỉnh thành việt nam
Thành phố Hồ Chí Minh phát triển hiện đại bậc nhất Việt Nam (ảnh sưu tầm)

Tây Nam Bộ cũng chính là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long bao gồm một thành phố trực thuộc trung ương là Cần Thơ và 12 tỉnh còn lại là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.

bản đồ các tỉnh nam bộ việt nam
Bản đồ các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ảnh sưu tầm)
miền tây nam bộ trên bản đồ các tỉnh thành Việt Nam
Đồng bằng Sông Cửu Long – vựa lúa lớn nhất cả nước (ảnh sưu tầm)

Mỗi tỉnh thành trên bản đồ các tỉnh thành Việt Nam đều có những đặc trưng riêng và tất cả hợp thành nguồn lực phát triển kinh tế của cả nước. Trên đây là thống kê một số thông tin về kinh tế, xã hội, địa lý các tỉnh thành trên cả nước, hy vọng sẽ cung cấp thêm cho các bạn một số thông tin hữu ích và cái nhìn tổng quan nhất về các tỉnh và thành phố trên cả nước.

Có thể bạn quan tâm:

0 bình luận

    Cần tìm khách sạn giá tốt

    0963 266 688

    Hoặc để lại thông tin
    Vntrip sẽ gọi lại cho bạn

    Các khách sạn phù hợp với bạn! Đừng bỏ lỡ